Bật mí cuộc chiến cân não giữa Trump và ông trùm FBI về Nga
Giám đốc FBI James Comey sẽ phụ trách cuộc điều tra đầy tế nhị và nguy hiểm về mối liên hệ bí mật giữa các trợ lý của Trump với Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Giám đốc FBI James Comey. Ảnh: CNN
Chính quyền non trẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa hứng một gáo nước lạnh khi cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hôm 13/2 bất ngờ nộp đơn xin từ chức sau khi bị cáo buộc bí mật liên hệ với đại sứ Nga để thảo luận về lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Moscow.
Tim Weiner, nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, tác giả cuốn “Di sản từ Tro tàn: Lịch sử của CIA”, cho rằng với việc phụ trách cuộc điều tra phản gián về mối liên hệ giữa Nga với những vị trí rất cao trong chính quyền Trump, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey đang đối mặt với một cuộc chiến ngầm chống lại cả Nhà Trắng, theo Reuters.
Các nhân viên FBI và đồng nghiệp tại CIA đang tìm hiểu về quy mô, mức độ tác động của Nga đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua cũng như bản chất của các mối liên hệ giữa Moscow với đội ngũ của Trump trong và sau cuộc bầu cử. Thượng nghị sĩ John McCain đã gọi sự can thiệp này là “hành động gây chiến”, yêu cầu FBI, CIA trả lời câu hỏi về việc Tổng thống Trump biết gì và từ khi nào về những hành động can thiệp đó.
Ông Trump gần đây liên tục đưa ra những lời lẽ gây hấn với FBI và CIA, chỉ trích các cơ quan này trên Twitter và lên án cái mà ông gọi là “hành động rò rỉ bất hợp pháp” những thông tin về cuộc điều tra.
Cuộc chiến ngầm đó trở nên phức tạp hơn khi Trump quyết định sa thải cấp trên trực tiếp của Comey, quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates. Bà Yates là người đã thông báo cho Nhà Trắng về mối liên hệ bí mật giữa Flynn với đại sứ Nga, cảnh báo rằng việc cố vấn an ninh quốc gia này nói dối về các cuộc liên lạc đó với cấp trên, kể cả Phó tổng thống Mike Pence, có thể khiến ông bị phía Nga khống chế.
Jeff Sessions, người được Trump bổ nhiệm thay cho bà Yates, tuyên bố rằng ông chắc chắn sẽ giám sát cuộc điều tra của FBI đối với những mối liên hệ giữa Nhà Trắng với Nga.
Weiner cho rằng thực tế này có thể đẩy Comey vào tình cảnh đối đầu đầy khó khăn như những gì ông đã trải qua dưới thời Tổng thống George W. Bush cách đây 13 năm.
Đối đầu với cả Tổng thống
Phát biểu trước một số đặc vụ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) ở Maryland tháng 5/2005, Comey, lúc đó là thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết ông từng cãi nhau gay gắt với Tổng thống Bush về chương trình do thám công dân Mỹ nhân danh cuộc chiến chống khủng bố của NSA 14 tháng trước.
Khi đối mặt với Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, Comey tranh luận rằng chương trình do thám đó đã đẩy Hiến pháp Mỹ tới bờ vực đổ vỡ. Ông thẳng thừng nói không với tổng tư lệnh Bush, tuyên bố Bộ Tư pháp sẽ không phê chuẩn lại chương trình do thám gây tranh cãi.
Video đang HOT
Sau cuộc tranh cãi với tổng thống, Comey đã sẵn sàng từ chức và kéo giám đốc FBI ra đi cùng mình, tình cảnh sẽ khiến chính quyền của ông Bush lao đao ngay trong năm bầu cử. Cuộc đối đầu quyết liệt giữa Comey và Bush đó đã được giữ bí mật tuyệt đối, nó chỉ được công khai hai năm sau bài phát biểu của Comey tại NSA.
“Thật khó để làm một quan chức Bộ Tư pháp tận tâm trong cộng đồng tình báo”, ông thú nhận với các đặc vụ NSA. “Nó khó vì bạn sẽ phải nghe những lời như ‘Nếu chúng ta không làm điều này, nhiều người sẽ chết’… Thế nên việc thi hành chức trách của một quan chức Bộ Tư pháp cũng khó khăn như đối đầu với một đoàn tàu chở hàng”.
Comey nói với các nhân viên cấp dưới rằng ngay cả trong hoàn cảnh khủng hoảng, họ vẫn phải biết nói “không” một cách mạnh mẽ và dứt khoát. “Việc nói ‘không’ không chỉ cần đến tư duy pháp lý sắc bén, nó còn mang tính đạo đức và khả năng dự đoán tương lai. Nó chứa đựng khả năng đánh giá những thiệt hại mà việc gật đầu một cách vô lối sẽ mang lại. Cần phải hiểu rằng về lâu dài, hoạt động tình báo theo pháp luật là cách làm bền vững duy nhất ở đất nước này”, Comey nhấn mạnh.
Trên thực tế, Trump không thể sa thải Comey vào thời điểm này, bởi đó sẽ bị coi là “hành động bất lương mang động cơ chính trị”, thậm chí có thể bị diễn giải là hành vi cản trở công lý. Tuy nhiên, Comey cũng không thể vô tư tiến hành cuộc điều tra mà không có sự giám sát hay phê chuẩn của tân Bộ trưởng tư pháp Sessions, một người thân tín của Trump trong chiến dịch tranh cử. Điều đó dẫn đến nguy cơ bế tắc trong cuộc chiến giữa hai bên, Weiner nhận xét.
Ông Comey trong một cuộc họp báo. Ảnh: Reuters.
Nếu Trump ra lệnh, hoặc bản thân Bộ trưởng Tư pháp Sessions yêu cầu FBI hủy bỏ cuộc điều tra, điều đó sẽ không thể giữ được bí mật trong hai năm, hai tuần hay thậm chí hai ngày, theo Weiner. Một mệnh lệnh như vậy chỉ được giữ kín trong tối đa là hai giờ, trước khi Comey tuyên bố từ chức để phản đối, kéo theo những quan chức cấp cao trong FBI.
Trong “Cuộc thảm sát đêm thứ bảy” năm 1973, ngay khi Tổng thống Richard Nixon sa thải công tố viên đặc biệt điều tra vụ bê bối Watergate, một loạt quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ như Bộ trưởng Elliot Richardson và Thứ trưởng William Ruckelshaus đều đồng loạt từ chức để phản đối. Đó chính là sự khởi đầu cho dấu chấm hết của Nixon.
Chính Tổng thống Bush cũng thừa nhận trong hồi ký của mình rằng ông đã lập tức nghĩ đến một thảm họa như vậy trong cuộc đối đầu với Comey vào năm 2004.
Comey giờ đây đang phụ trách một trong những cuộc điều tra phản gián tế nhị nhất, có thể là nguy hiểm nhất, trong lịch sử 108 năm tồn tại của FBI. Weiner khẳng định rằng với tính cách của mình, Comey sẽ không bao giờ tiết lộ chi tiết về cuộc điều tra cho người Mỹ vào thời điểm này, bởi nhánh hành pháp của ông đang do Tổng thống Trump và đội ngũ của mình dẫn dắt.
Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, Thượng nghị sĩ McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, sẽ thực thi quyền lực điều tra của mình, nhiều khả năng với sự giúp sức của của một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác.
“Trong ngắn hạn, những thông tin quan trọng nhất của cuộc điều tra có thể được giữ kín trong các phòng họp của Quốc hội Mỹ hay văn phòng được bảo vệ cẩn mật của FBI. Nhưng lịch sử các đời tổng thống Mỹ đã cho thấy một thực tế rằng không có bí mật nào trường tồn với thời gian”, Weiner nhấn mạnh.
Theo Trí Dũng (VNexpress)
Cuộc chiến ngầm giữa Trump và ông trùm FBI
Giám đốc FBI James Comey sẽ phụ trách cuộc điều tra đầy tế nhị và nguy hiểm về mối liên hệ bí mật giữa các trợ lý của Trump với Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Giám đốc FBI James Comey. Ảnh: CNN
Chính quyền non trẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa hứng một gáo nước lạnh khi cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hôm 13/2 bất ngờ nộp đơn xin từ chức sau khi bị cáo buộc bí mật liên hệ với đại sứ Nga để thảo luận về lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Moscow.
Tim Weiner, nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, tác giả cuốn "Di sản từ Tro tàn: Lịch sử của CIA", cho rằng với việc phụ trách cuộc điều tra phản gián về mối liên hệ giữa Nga với những vị trí rất cao trong chính quyền Trump, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey đang đối mặt với một cuộc chiến ngầm chống lại cả Nhà Trắng, theo Reuters.
Các nhân viên FBI và đồng nghiệp tại CIA đang tìm hiểu về quy mô, mức độ tác động của Nga đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua cũng như bản chất của các mối liên hệ giữa Moscow với đội ngũ của Trump trong và sau cuộc bầu cử. Thượng nghị sĩ John McCain đã gọi sự can thiệp này là "hành động gây chiến", yêu cầu FBI, CIA trả lời câu hỏi về việc Tổng thống Trump biết gì và từ khi nào về những hành động can thiệp đó.
Ông Trump gần đây liên tục đưa ra những lời lẽ gây hấn với FBI và CIA, chỉ trích các cơ quan này trên Twitter và lên án cái mà ông gọi là "hành động rò rỉ bất hợp pháp" những thông tin về cuộc điều tra.
Cuộc chiến ngầm đó trở nên phức tạp hơn khi Trump quyết định sa thải cấp trên trực tiếp của Comey, quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates. Bà Yates là người đã thông báo cho Nhà Trắng về mối liên hệ bí mật giữa Flynn với đại sứ Nga, cảnh báo rằng việc cố vấn an ninh quốc gia này nói dối về các cuộc liên lạc đó với cấp trên, kể cả Phó tổng thống Mike Pence, có thể khiến ông bị phía Nga khống chế.
Jeff Sessions, người được Trump bổ nhiệm thay cho bà Yates, tuyên bố rằng ông chắc chắn sẽ giám sát cuộc điều tra của FBI đối với những mối liên hệ giữa Nhà Trắng với Nga.
Weiner cho rằng thực tế này có thể đẩy Comey vào tình cảnh đối đầu đầy khó khăn như những gì ông đã trải qua dưới thời Tổng thống George W. Bush cách đây 13 năm.
Đối đầu với cả Tổng thống
Phát biểu trước một số đặc vụ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) ở Maryland tháng 5/2005, Comey, lúc đó là thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết ông từng cãi nhau gay gắt với Tổng thống Bush về chương trình do thám công dân Mỹ nhân danh cuộc chiến chống khủng bố của NSA 14 tháng trước.
Khi đối mặt với Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, Comey tranh luận rằng chương trình do thám đó đã đẩy Hiến pháp Mỹ tới bờ vực đổ vỡ. Ông thẳng thừng nói không với tổng tư lệnh Bush, tuyên bố Bộ Tư pháp sẽ không phê chuẩn lại chương trình do thám gây tranh cãi.
Sau cuộc tranh cãi với tổng thống, Comey đã sẵn sàng từ chức và kéo giám đốc FBI ra đi cùng mình, tình cảnh sẽ khiến chính quyền của ông Bush lao đao ngay trong năm bầu cử. Cuộc đối đầu quyết liệt giữa Comey và Bush đó đã được giữ bí mật tuyệt đối, nó chỉ được công khai hai năm sau bài phát biểu của Comey tại NSA.
"Thật khó để làm một quan chức Bộ Tư pháp tận tâm trong cộng đồng tình báo", ông thú nhận với các đặc vụ NSA. "Nó khó vì bạn sẽ phải nghe những lời như 'Nếu chúng ta không làm điều này, nhiều người sẽ chết'... Thế nên việc thi hành chức trách của một quan chức Bộ Tư pháp cũng khó khăn như đối đầu với một đoàn tàu chở hàng".
Comey nói với các nhân viên cấp dưới rằng ngay cả trong hoàn cảnh khủng hoảng, họ vẫn phải biết nói "không" một cách mạnh mẽ và dứt khoát. "Việc nói 'không' không chỉ cần đến tư duy pháp lý sắc bén, nó còn mang tính đạo đức và khả năng dự đoán tương lai. Nó chứa đựng khả năng đánh giá những thiệt hại mà việc gật đầu một cách vô lối sẽ mang lại. Cần phải hiểu rằng về lâu dài, hoạt động tình báo theo pháp luật là cách làm bền vững duy nhất ở đất nước này", Comey nhấn mạnh.
Trên thực tế, Trump không thể sa thải Comey vào thời điểm này, bởi đó sẽ bị coi là "hành động bất lương mang động cơ chính trị", thậm chí có thể bị diễn giải là hành vi cản trở công lý. Tuy nhiên, Comey cũng không thể vô tư tiến hành cuộc điều tra mà không có sự giám sát hay phê chuẩn của tân Bộ trưởng tư pháp Sessions, một người thân tín của Trump trong chiến dịch tranh cử. Điều đó dẫn đến nguy cơ bế tắc trong cuộc chiến giữa hai bên, Weiner nhận xét.
Ông Comey trong một cuộc họp báo. Ảnh: Reuters.
Nếu Trump ra lệnh, hoặc bản thân Bộ trưởng Tư pháp Sessions yêu cầu FBI hủy bỏ cuộc điều tra, điều đó sẽ không thể giữ được bí mật trong hai năm, hai tuần hay thậm chí hai ngày, theo Weiner. Một mệnh lệnh như vậy chỉ được giữ kín trong tối đa là hai giờ, trước khi Comey tuyên bố từ chức để phản đối, kéo theo những quan chức cấp cao trong FBI.
Trong "Cuộc thảm sát đêm thứ bảy" năm 1973, ngay khi Tổng thống Richard Nixon sa thải công tố viên đặc biệt điều tra vụ bê bối Watergate, một loạt quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ như Bộ trưởng Elliot Richardson và Thứ trưởng William Ruckelshaus đều đồng loạt từ chức để phản đối. Đó chính là sự khởi đầu cho dấu chấm hết của Nixon.
Chính Tổng thống Bush cũng thừa nhận trong hồi ký của mình rằng ông đã lập tức nghĩ đến một thảm họa như vậy trong cuộc đối đầu với Comey vào năm 2004.
Comey giờ đây đang phụ trách một trong những cuộc điều tra phản gián tế nhị nhất, có thể là nguy hiểm nhất, trong lịch sử 108 năm tồn tại của FBI. Weiner khẳng định rằng với tính cách của mình, Comey sẽ không bao giờ tiết lộ chi tiết về cuộc điều tra cho người Mỹ vào thời điểm này, bởi nhánh hành pháp của ông đang do Tổng thống Trump và đội ngũ của mình dẫn dắt.
Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, Thượng nghị sĩ McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, sẽ thực thi quyền lực điều tra của mình, nhiều khả năng với sự giúp sức của của một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác.
"Trong ngắn hạn, những thông tin quan trọng nhất của cuộc điều tra có thể được giữ kín trong các phòng họp của Quốc hội Mỹ hay văn phòng được bảo vệ cẩn mật của FBI. Nhưng lịch sử các đời tổng thống Mỹ đã cho thấy một thực tế rằng không có bí mật nào trường tồn với thời gian", Weiner nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Đã xác định 'thủ phạm' khiến Hillary thua tức tưởi? Bức thư của Giám đốc FBI James Comey thông báo cơ quan này mở lại điều tra bê bối Hillary Clinton dùng máy chủ email cá nhân có thể đã đóng vai trò chủ chốt khiến nữ ứng viên Dân chủ thất cử Tổng thống. Báo Independent dẫn thông tin từ Nate Silver, nhà thống kê nổi tiếng sáng lập và điều hành...