“Bật mí” của một Hiệu trưởng: Vì sao phải thu của phụ huynh học sinh
Lâu nay gần như cả xã hội lên án việc lạm thu trong các nhà trường. Các ý kiến đó đa phần nhằm vào Ban Giám hiệu. Là một Hiệu trưởng trường tiểu học của một huyện nghèo, tôi vô cùng bức xúc, nhưng chẳng lẽ tranh cãi.
Nhưng đến hôm nay thì đúng là chịu không nổi nữa, tôi xin có vài dòng. Thưa các anh, chị! Tại sao phải thu của phụ huynh học sinh? Đã bao giờ các vị hỏi ngân sách nhà nước cấp cho chúng tôi bao nhiêu tiền 1 năm chưa?
Ở huyện tôi, tất cả các trường tiểu học đều được cấp tiền chi khác là 10 triệu đồng 1 năm với cả thầy và trò khoảng gần 500 con người. Hàng tháng, chúng tôi không dám đặt cả báo Đảng. Tiền điện thoại cơ quan, tiền mạng Internet có tiết kiệm cũng phải 4-5trăm nghìn đồng mỗi tháng. Chúng tôi được thu Quỹ Hỗ trợ giáo dục 15.000đ/1HS/tháng gồm tất cả tiền điện, tiền tổ chức các hoạt động giáo dục, tiền cơ sở vật chất, sửa máy vi tính, đổ mực máy in…
Các ngày lễ như 2/9, 1/5, 20/10, 8/3 chúng tôi đều “nhịn chay” cả. Nếu có tổ chức được một bữa ăn thì phải ký thành 6-7… buổi lao động ngày thứ bảy (mỗi ngày 20.000đ), nếu không thì kho bạc không duyệt. Tiền HS học 2 buổi/ngày mặc dù Luật Giáo dục quy định bậc tiểu học không phải đóng học phí, nhưng ở huyện tôi bắt tiền này phải nộp trả bù lương cho GV hợp đồng (những GV do sai lầm của lãnh đạo cũ của huyện đã kí kết hợp đồng hưởng lương ngân sách).
Video đang HOT
Chưa kể việc thăm viếng bố mẹ, bản thân, vợ con… của lãnh đạo xã, huyện ủy, UBND huyện, Phòng Giáo dục, Công đoàn GD, Kho bạc nhà nước, Phòng Tài chính kế hoạch…
Ngày 20/11, ngày Tết Nguyên đán chúng tôi phải đi “lễ” đủ các ban bệ này, nếu không thì khó lòng làm việc. Tài chính cấp cho các trường bằng cơ sở vật chất, nhưng trường đi “lại lỗ” phải bằng tiền (mà số tiền này phải “biến tướng”).
Thêm nữa, bây giờ xã hội hiện đại, học sinh phải được học bằng máy tính. Mà máy tính thì phải nối mạng, phải có phòng, có bàn ghế, có máy chiếu… Những thứ ấy chúng tôi lấy đâu ra? Rồi hội hè, thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi… làm gì có tiền dẫn HS đi thi?
Ngày xưa học sinh phải lao động từ nhỏ, đi học có 1 buổi còn 1 buổi vẫn thỉnh thoảng đến trường lao động. Nhưng bây giờ học cả 2 buổi, vậy ai quét trường, ai lao động, ai làm cỏ, cắt tỉa cây cảnh? Đương nhiên là phải thuê, vậy thuê thì lấy tiền đâu?
Từ khi đi dạy học chưa bao giờ Tết Nguyên đán chúng tôi được hưởng quá 200.000đ (kể cả Hiệu trưởng). Còn nhiều, nhiều nữa mà tôi không thể kể hết. Vài lời tâm sự, mong cha mẹ học sinh và toàn xã hội thấu hiểu để chia sẻ.
Theo Dantri
Đóng quỹ hội đầu năm: Phụ huynh làm khó phụ huynh
Mới đây, Văn phòng báo Dân trí tại Cần Thơ nhận được nhiều đơn thư của phụ huynh học sinh về mức phí Hội cha mẹ học sinh đề xuất đầu năm ở Trường tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ là quá cao.
Theo phán ánh của nhiều phụ huynh Trường tiểu học Ngô Quyền, cuộc họp phụ huynh các lớp đầu năm đã đưa ra mức phí về quỹ khen thưởng cho học sinh (HS) giỏi cuối năm, bồi dưỡng cho HS tham gia phong trào và có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi cấp quận huyện gần 300 triệu đồng 200 triệu đồng là tiền mua tủ đựng mền, gối, sách vở cho 45 lớp bán trú, đồng thời trong năm học mới, trường có nhu cầu xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp gần 100 triệu đồng, phần còn lại trường vận động cha mẹ HS đóng góp tự nguyện.
Nhiều phụ huynh cũng phản ánh các trường bên cạnh như tiểu học Lê Quý Đôn, Mạc Đỉnh Chi cùng có chế độ bán trú như Ngô Quyền nhưng 2 trường này chi thu quỹ 100.000đ/em.
Bà H - phụ huynh của một HS khối 4 bức xúc: Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong trường khi xây dựng công trình phải được trang bị, tại sao phụ huynh HS lại phải đóng tiền? Bà H cũng nêu ý kiến: Các khoản đóng góp đã là tự nguyện thì nên để phụ huynh tự nguyện, tại sao lại đưa ra mức sàn từ 460.000đ đến 500.000đ? Vì mức thu nhập của phụ huynh cao thấp khác nhau, nhiều người không đủ sức đóng góp thì rất khó xử, ngại gặp cô giáo
Chiều 20/9, trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại cô Đinh Thị Thảo - Hiệu trường trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết: Trong các lần họp Ban đại diện cha mẹ HS, Ban Giám hiệu đều nhắc trường cần huy động tiền cho một số công việc nhưng nhà trường chỉ kêu gọi phụ huynh trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
Ưu tiên hàng đầu là lo quỹ khen thưởng cho HS để khuyến khích phong trào học tập. Còn những việc trang bị cho hệ thống PCCC, tủ đựng đồ cho HS các lớp trường vận động phụ huynh, nếu có quỹ thì tiến hành mua sắm, không thì thôi. Nhiều lần ban đại diện cha mẹ HS đề nghị đưa ra mức thu "sàn" nhưng chúng tôi kiên quyết không đồng ý.
Cô Thảo cũng cho biết, đến thời điểm tại có phụ huynh chỉ đóng 75.000đ nhưng cũng có phụ huynh đóng 5 triệu đồng. Vì mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nhà trường không muốn đẩy phụ huynh vào thế khó - cô Thảo nói.
Phạm Tâm
Theo dân trí
80% học sinh tiểu học chưa nhạy bén trong tư duy Hội đồng Đội Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan School Smart vừa chính thức phát động cuộc thi "Búp măng xinh toàn quốc năm học 2012 - 2013" với chủ đề "Ai nhạy bén hơn?". Cuộc thi diễn ra từ ngày 10-9 đến ngày 16-12 dành cho học sinh các trường...