Bật mí công thức nấu nước dùng từ các loại rau củ thơm ngọt cho bé ăn dặm
Chén cháo ăn dặm của bé sẽ thơm ngọt, giàu dinh dưỡng hơn nhờ nồi nước dùng mẹ nấu theo cách này.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ sau 6 tháng để bổ sung dinh dưỡng. Mẹ hãy bắt đầu cho bé tập làm quen với các loại thực phẩm tlành tính như rau củ quả để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Mẹ hãy cho bé tập làm quen với hương vị các loại rau củ quả thông qua nhiều cách chế biến khác nhau – Ảnh minh họa: Internet
Trong giai đoạn này, việc kết hợp các loại rau củ trong các món cháo, súp và bột ăn dặm cho bé sẽ giúp cơ thể con nhận được nguồn đạm thực vật, vitamin và chất khoáng dồi dào. Chén cháo ăn dặm cho bé sẽ giàu dinh dưỡng, thơm ngọt hơn.
Cách nấu nước dùng từ rau củ cho bé ăn dặm
Sự kết hợp khéo léo của các loại rau củ nhiều màu sắc sẽ cho bé có được nồi nước dùng ăn dặm giàu dinh dưỡng, không kém phần thơm ngon.
Lựa chọn rau củ quả nấu nước dùng cho bé theo mùa sẽ đảm bảo nguồn dinh dưỡng, an toàn – Ảnh minh họa: Internet
Theo kinh nghiệm, mẹ nên chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng chất lượng và an toàn cho trẻ. Vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ kết hợp với bột ăn dặm và cháo loãng sẽ kích thích vị giác của bé trong giai đoạn đầu làm quen với thức ăn.
Nguyên liệu nấu nước dùng rau củ cho bé
Lựa chọn các nhóm rau theo màu sắc sẽ tăng hàm lượng dinh dưỡng cho món ăn dặm của bé – Ảnh minh họa: Internet
- Rau củ màu xanh (bí xanh, su su, mướp, bắp cải, su hào): Mỗi thứ 50g
- Rau củ màu vàng (bí đỏ, cà rốt, cà chua): Mỗi thứ 50g
- Rau củ màu tím ( củ cải đường, súp lơ tím…): Mỗi thứ 50g
- Mía: 1 cây nhỏ.
- Bắp: 1 trái cắt khúc
Cách nấu nước dùng rau củ cho bé
Công đoạn sơ chế nguyên liệu:
Bước 1: Mía rửa sạch, bỏ vỏ, chẻ làm tư, cắt khúc.
Nước dùng từ rau củ quả cho bé ăn dặm sẽ thơm ngọt hơn khi mẹ cho mía vào nấu cùng – Ảnh minh họa: Internet
Bước 2: Rau, củ rửa sạch, ngâm nước để loại bỏ nhựa, cắt miếng vừa.
Video đang HOT
Nấu nước dùng:
Bước 1: Lần lượt cho mía, bắp vào nồi, thêm từ 4 – 5 lít nước. Quan sát thấy mía sủi bọt thì cho các loại rau củ cứng (củ cải, bí đỏ, su su, cà rốt…) vào hầm. Tiếp tục cho các loại rau củ mềm hơn và rau lá xanh vào.
Bước 2: Khi nước hầm rau củ sủi bọt, mẹ vớt các loại rau chín ra trước để riêng từng chén sau đó vớt củ ra toàn bộ.
Không quá khó để mẹ học cách nấu nước dùng từ rau củ cho bé ăn dặm – Ảnh minh họa: Internet
Bước 3: Mẹ dùng nước hầm cùng rau củ xay pha cùng bột ăn dặm hoặc cháo loãng với tỉ lệ 1:10.
Bảo quản nước dùng:
Phần nước dùng còn thừa mẹ có thể bảo quản trong ngăn đá – Ảnh minh họa: Internet
Phần nước dùng chưa sử dụng hết, mẹ cho vào khay nhựa và để vào ngăn đông đá. Khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ rã đông nước dùng, kết hợp cùng rau củ để nấu cháo cho bé ăn trong ngày.
Chúc chị em thành công khi nấu nước dùng rau củ cho bé ăn dặm ngay tại nhà!
Theo phunusuckhoe
Học mẹ vùng Tháp Mười cách nấu 5 món cháo ngon, bổ dưỡng, con ăn thun thút lớn nhanh như thổi
Thật ra mình thấy ai đã làm mẹ cũng muốn điều tốt cho con, làm tất cả vì con. Mình cũng học hỏi các mom khác để có được nhiều món ngon cho con đấy chứ!
Với nhiều mẹ bỉm sữa, ăn dặm là một cuộc chiến nhưng với riêng mẹ Phương Hiền (Đồng Tháp) thì việc tập cho con ăn dặm là một niềm vui, niềm hứng khởi. Bởi chị Hiền cho biết: "Con mình trộm vía hợp tác ngay từ những ngày đầu tiên ăn dặm luôn!" .
Với chị Hiền, tập cho con ăn dặm không phải là một cuộc chiến (Ảnh NVCC)
Nhờ vào sự hợp tác ăn uống của con và sự tỉ mẩn, khéo léo của mẹ mà bé Thiện An - con trai chị Hiền (8 tháng rưỡi) trộm vía rất nhanh nhẹn, bụ bẫm đáng yêu. Tìm tòi, học hỏi để chế biến thật nhiều món ăn dặm cho con là niềm vui của chị.
Khi được hỏi về bí kíp chăm con, chị Hiền khiêm tốn chia sẻ: "Thật ra mình thấy ai đã làm mẹ cũng muốn điều tốt cho con, làm tất cả vì con. Mình cũng học hỏi các mom khác để có được nhiều món ngon cho con đấy chứ!".
Cậu con trai Thiện An đáng yêu của chị Hiền (Ảnh NVCC)
Dưới đây là một số món cháo ăn dặm mà chị Hiền đã làm cho con, cu cậu tỏ ra rất thích thú với những món này. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Tất cả các món cháo cho con, chị Hiền đều chuẩn bị cháo trắng trước sau đó mới cho đạm vào nguấy đều tay rồi mới cho rau củ. Cuối cùng chị mới cho dầu ăn vào món cháo của con (khi đã tắt bếp).
Với cháo trắng, chị Hiền dùng cốc nấu cháo chung với nồi cơm điện, như thế vừa tiện lợi mà cháo lại nhừ nhuyễn, hạn chế việc nấu cháo rồi xay nhuyễn như thế cháo sẽ dễ bị vữa và không có độ sánh mịn. Sau khi cháo chín nhừ, mẹ có thể rây cháo tùy vào độ ăn thô của con mình.
Chị Hiền rây cháo cho con ăn. (Ảnh NVCC)
Với cá, lươn thì chị Hiền thường hấp hoặc luộc sau đó bỏ xương rồi xay nhỏ. Với thịt hoặc tôm chị ấy sẽ cho một ít nước vào xay sống luôn. Làm như vậy, thịt và tôm sẽ không bị vón cục.
Với rau củ quả, chị hấp hoặc luộc tùy theo loại rồi xay theo độ ăn thô của con theo từng tháng tuổi. Chị hiền còn bật mí cách để con trai bạo nuốt, ăn ngoan như bây giờ là vì chị đã chủ động tăng dần độ thô của các món ăn cho con, từ xay nhuyễn đến lợn cợn rồi băm nhỏ... như thế sẽ giúp con tập nhai và tập nuốt rất tốt.
1. Cháo thịt bò giá đỗ cần tây
Chuẩn bị:
Cháo trắng nấu nhừ trước (rây độ thô phù hợp với con)
Thịt bò chọn thịt tươi, rửa sạch thái miếng nhỏ.
Giá đỗ , cà rốt , 1 ít cần tây rửa sạch để ráo nước.
Cách làm:
- Cho thịt bò, giá, cà rốt, cần vào máy hấp. Mẹ nào không có máy có thể hấp cách thuỷ.
- Sau khi hấp chín, mẹ đem xay nhuyễn hỗn hợp. (Tuỳ vào độ ăn thô của con mà các mẹ linh động điều chỉnh)
- Cho phần cháo trắng đã chuẩn bị vào xoong nhỏ rồi cho hỗn hợp thịt, cà rốt, giá đã xay vào, quấy đều tay trên lửa vừa hoặc nhỏ. (Lưu ý : vì nguyên liệu mình đã làm chín nên không cần phải nấu lâu)
- Cuối cùng mẹ nêm hạt nêm dành cho bé vừa ăn theo khẩu vị và múc cháo ra bát, mẹ nhớ thêm chút dầu ăn nữa nhé!
2. Cháo Tôm mồng tơi
Chuẩn bị:
Tôm tươi ngon
Rau mồng tơi
Cách làm:
Với món này, mẹ không cần hấp tôm trước mà chỉ cần lột vỏ, cho thêm chút nước vào xay nhuyễn. Rau mồng tơi thái nhỏ. Sau khi đã chuẩn bị xong, mẹ chỉ cần cho lượng cháo vừa đủ vào đun sôi rồi cho thịt tôm đã xay vào khuấy đều tay. Đến khi chín mẹ cho rau mồng tơi vào tiếp tục khuấy đều tay và tắt bếp rồi mẹ cho thêm chút hạt nêm dành cho bé và dầu ăn vào cháo là bé đã có món cháo tôm mồng tơi thơm ngon bổ dưỡng rồi.
(Ảnh NVCC)
3. Cháo ếch đồng, khoai tây, cà rốt
Chuẩn bị:
Ếch đồng làm sạch (làm sạch chỉ đen trên thịt ếch để tránh bị sán)
Khoai tây, cà rốt làm sạch hấp chín
Cách làm:
Với món này đòi hỏi mẹ phải có độ tỉ mỉ cao bởi khi sơ chế ếch tốn khá nhiều thời gian. Mẹ phải làm sạch ếch rồi lọc lấy phần thịt ếch để nấu cháo cho con. Mẹ cũng cho thêm chút nước rồi cho thịt ếch vào xay nhé! Còn khoai tây và cà rốt mẹ đem hấp cho chín rồi rây nhỏ. Khi đã chuẩn bị xong, mẹ chỉ việc cho cháo vào nồi đun rồi cho thịt ếch vào đến khi gần chín mẹ cho khoai tây và cà rốt vào, khuấy đều tay là được. Khi bắc xuống mẹ nhớ thêm một chút hạt nêm cho bé và dầu ăn vào cháo cho con để bát cháo có đủ thành phần dinh dưỡng.
(Ảnh NVCC)
4. Cháo gà hầm hạt sen, ngô ngọt
Chuẩn bị:
Chọn phần ức gà (thịt trắng)
Hạt sen bỏ phần nhân đắng
Ngô tách hạt rửa sạch
Cách làm:
Mẹ cho thịt gà hầm cùng hạt sen, ngô đến khi chín mềm. Tiếp theo, mẹ cho tất cả vào xay (cả phần cái cả nước hầm), rồi quấy cùng cháo trắng, nêm hạt nêm cho bé và dầu ăn là mẹ đã hoàn thành món cháo gà hầm hạt sen, ngô ngon cho con yêu rồi!
(Ảnh NVCC)
5. Cháo cua biển, rau mồng tơi
Chuẩn bị:
Cua biển
Rau mồng tơi rửa sạch rồi băm hoặc xay nhuyễn
Cách làm:
Luộc cua biển để gỡ lấy thịt cua, rồi xay nhuyễn tùy độ thô (một số bé bị dị ứng hải sản nên mẹ nên cho bé ăn thử trước 1 chút xem phản ứng cơ thể của bé thế nào). Cho cua vào cháo trắng sau đó là mồng tơi quấy đều tay đến khi chín. Cuối cùng, mẹ tắt bếp rồi thêm hạt nêm cho bé và dầu ăn vào là bé có thể thưởng thức món cháo ngon do chính tay mẹ nấu.
(Ảnh NVCC)
Mẹ Khoai (Hà Nội)
Theo emdep.vn
Súp khoai tây nóng hổi sánh mịn, mùa đông ăn là hợp nhất! Những món súp đầy dinh dưỡng, nóng hổi mà ví dụ tiêu biểu là súp khoai tây thường là lựa chọn hàng đầu trong bữa ăn mùa đông ở các nước phương Tây. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món súp khoai tây: 100g bơ 4 cây cần tây hay còn gọi là boa-rô (chỉ lấy phần đầu trắng và...