‘Bật mí’ chuyện M.U lôi kéo Sir Alex & … Wenger
Chứng kiến M.U sa sút ở mùa giải vừa qua, nhiều người không khỏi tiếc nhớ Sir Alex Ferguson. Nhớ về vị HLV huyền thoại của M.U, cùng nghe “sếp” cũ của M.U kể chuyện Quỷ đỏ đã phải dùng mưu mẹo để tiếp cận Sir Alex thế nào, cũng như chuyện Quỷ đỏ lôi kéo HLV Arsene Wenger về thay Sir Alex ra sao.
Cú lừa lịch sử
Sir Alex được bổ nhiệm làm HLV của M.U vào ngày 6/11/1986. Để có được thương vụ ấy, BLĐ Quỷ đỏ đã phải rất kỳ công và “bất chấp thủ đoạn”. Khái niệm “thủ đoạn” ở đây là chuyện tạo ra cú lừa thế kỷ qua mưu mẹo giả giọng. Chuyện nghe ly kì cứ như phim trinh thám vậy?
Chuyện bí hiểm này được cựu chủ tịch M.U, Martin Edwards “bật mí”. Edwards giữ ghế chủ tịch của M.U từ năm 1980 đến năm 2002. Nên ông nắm rõ hơn ai hết về thâm cung bí sử liên quan đến Sir Alex và Quỷ đỏ. 23 năm trước, Edwards cần tìm vị tướng mới trong bối cảnh M.U bết bát dưới sự dẫn dắt của HLV Ron Atkinson. Người được chọn của Edwards chính là Sir Alex. Ông hết sức ấn tượng với những gì Sir Alex đã làm được tại Aberdeen: giúp đội bóng này 3 lần vô địch Scotland và vô địch Cúp C2 châu Âu mùa 1982/83.
Edwards muốn mời gọi Sir Alex về sân Old Trafford thế chỗ Atkinson. Nhưng trước hết phải tìm ra cách tiếp cận Sir Alex. Edwards kể: “Chuyện này không hề đơn giản. Tôi đâu thể gọi điện đến lễ tân của Aberdeen rồi giới thiệu “Xin chào, tôi là Martin Edwards gọi đến từ Manchester United. Tôi có thể nói chuyện với Alex Ferguson được không?”. Nếu làm như vậy, chẳng đời nào họ nối máy cho tôi với Alex Ferguson cả. Dại gì họ để chúng tôi lôi kéo mất vị HLV tài năng của mình”.
Video đang HOT
Edwards cùng các cộng sự bàn mưu tính cách khác. Giám đốc Mike Edelson của M.U hiến kế độc: ông sẽ nhái giọng Scotland, giả làm Alan Gordon, người đại diện của Gordon Strachan để xin nối máy điện thoại với Sir Alex. Strachan từng là học trò cưng của Sir Alex tại Aberdeen, nên cái cớ đó sẽ hợp tình hợp lý.
Dù vậy mọi chuyện cũng không phải dễ dàng. Edwards kể tiếp: “Phía Aberdeen rất cảnh giác. Mike Edelson giả giọng Scotland xưng là người đại diện Alan Gordon của Gordon Strachan, họ đâu có dễ tin ngay. Họ vờ hỏi mấy câu liên quan đến vợ và gia đình của Gordon để kiểm tra, chúng tôi cứ nơm nớp lo sợ không khéo chuyện bại lộ. May mắn làm sao Mike trả lời trơn tru và không bị phát hiện. Đến khi được nối máy với Alex, Mike mới thú thật với Alex mình là ai, gọi điện cho Alex với mục đích gì. Rồi Mike chuyển máy để tôi trực tiếp trao đổi với Alex”.
Edwards xin lịch hẹn gặp trực tiếp Sir Alex. Mối duyên giữa Sir Alex và M.U bắt đầu từ đấy.
Mời Wenger thay Sir Alex
Năm 2001, Edwards và BLĐ Quỷ đỏ sốc nặng khi Sir Alex cho biết ông lên kế hoạch nghỉ hưu. Edwards chia sẻ: “Quyết định ấy là cú sốc với tất cả chúng tôi. Nhận thấy Alex hoàn toàn nghiêm túc trong chuyện này, chúng tôi buộc phải bàn bạc lên phương án thay thế. Phương án số một của chúng tôi lúc ấy là Arsene Wenger. Kể từ khi dẫn dắt Arsenal vào năm 1996, Wenger đã rất thành công, nhất là khi ông giúp Arsenal giành cú đúp quốc nội ngay trong mùa giải trọn vẹn đầu tiên cầm quân ở Arsenal. Không có gì phải nghi ngờ, Wenger là lựa chọn số một với tôi”.
Edwards đã cùng GĐĐH của M.U khi ấy, Peter Kenyon hẹn gặp Wenger tại nhà riêng của ông ở London. Edwards kể tiếp: “Thực tế, chúng tôi gặp trực tiếp để trao đổi với Wenger không chỉ một lần. Đã có lúc chúng tôi nghĩ rằng kịch bản Wenger chuyển sang M.U hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên cuối cùng Wenger đã từ chối lời đề nghị của chúng tôi. Ông ấy vẫn trung thành với phó chủ tịch David Dein của Arsenal, người đã mời ông ấy về Arsenal vào năm 1996. Wenger và Dein có mối quan hệ hết sức thân thiết. Nên Wenger đã lắc đầu với chúng tôi”.
Phương án mời Wenger phá sản, Edwards chuyển sang phương án lôi kéo HLV Sven-Goran Eriksson. Khác với quá trình thuyết phục Wenger, quá trình đàm phán với Eriksson diễn ra hết sức suôn sẻ. Tưởng như Eriksson sắp trở thành HLV mới của M.U đến nơi rồi thì Sir Alex… đổi ý. Ông không nghỉ hưu như kế hoạch đã định nữa. Người có công với M.U, “bắt” Sir Alex bỏ ý định về hưu hồi ấy chính là phu nhân Cathy của ông.
Sau lần về hưu hụt ấy, Sir Alex tiếp tục dẫn dắt M.U tới hết mùa 2012/13. Như Edwards đúc kết, tất cả thành viên M.U cũng như tất cả những ai yêu M.U cần cảm ơn phu nhân Cathy của Sir Alex. Bà đã thuyết phục ông bỏ quyết định “về hưu non” với 3 lý lẽ: “Thứ nhất, sức khỏe ông còn tốt. Thứ hai, tôi chưa muốn thấy ông cứ phải suốt ngày lủi thủi ở nhà bên tôi đâu. Thứ ba, ông hãy còn quá trẻ để về hưu”.
Edwards tự hào vì kiên nhẫn bảo vệ Sir Alex
Edwards đã có tổng cộng 17 năm làm việc với Sir Alex tại M.U. Ông tự hào khoe: “Chúng tôi làm việc cùng nhau 17 năm và cùng nhau giành 17 danh hiệu lớn. Nhưng cũng phải đợi 4 năm mới có danh hiệu đầu tiên và 7 năm mới có danh hiệu VĐQG Anh. Bạn có thể tưởng tượng một đội bóng lớn dám kiên nhẫn chờ một HLV suốt 7 năm để có được một chức VĐQG? Nhìn cách Man City hay Chelsea thay tướng như thay áo để thấy chúng tôi đã kiên nhẫn với Sir Alex như thế nào. Đã có những thời điểm, nhất là hồi 1989, rất nhiều CĐV đòi sa thải Alex. Nhưng tôi chưa bao giờ có ý định ấy cả”.
Danh hiệu giữ ghế cho Sir Alex
Sau 3 năm dẫn dắt dắt M.U mà không có danh hiệu nào, Sir Alex phải đối mặt với sức ép khủng khiếp. Nhiều fan đem các biểu ngữ đòi sa thải Sir Alex tới sân Old Trafford. Sức ép chỉ bắt đầu được dần giải tỏa sau khi Sir Alex giúp M.U vô địch FA Cup mùa 1989/90.
Edwards được ghi công
Với việc lôi kéo được Sir Alex về dẫn dắt M.U từ năm 1986, Edwards có công đặc biệt trong lịch sử Quỷ đỏ. Edwards về sau được phong làm chủ tịch danh dự trọn đời của M.U.
Theo Bongdaplus
Man United đã mất bao nhiêu tiền vì việc sa thải HLV từ sau thời Sir Alex?
Tất cả những HLV của M.U từ sau thời Sir Alex đều phải rời đi trước hạn hợp đồng.
Từ sau khi Sir Alex Ferguson quyết định nghỉ hưu vào cuối mùa giải 2012/2013 đến nay, Manchester United không chỉ bất lực trong việc tìm kiếm danh hiệu mà còn phải chi một khoản tiền không hề nhỏ để đền hợp đồng cho những người kế nhiệm của Sir.
Đầu tiên là David Moyes, người được chính Ngài Alex chỉ định để làm người thừa kế của mình, nhưng dù có hơn một thập kỷ huấn luyện ấn tượng tại Everton, Moyes đã hoàn toàn thất bại khi chuyển đến Old Trafford.
Do đó chỉ 9 tháng sau khi rời The Toffees, chiến lược gia người Scotland chính thức bị Quỷ đỏ sa thải, nhưng ông không ra đi với hai bàn tay trắng mà nhận được một khoản kha khá tiền đền bù hợp đồng của Man United. Tin tưởng vào người được Sir Alex lựa chọn, M.U đã kí với Moyes một bản hợp đồng đến 6 năm, nên dù HLV này không làm được gì cho đội bóng, họ vẫn phải trả cho Moyes số tiền lên đến 5,2 triệu bảng Anh.
Người tiếp theo là Louis van Gaal. HLV kì cựu người Hà Lan đến Man United sau khi vừa có một World Cup 2014 ấn tượng với Cơn lốc màu da cam, cùng với những gì ông làm được những năm tháng trước đó, Van Gaal rất được kì vọng sẽ giúp Quỷ đỏ hồi sinh trở lại.
Nhưng rồi sau 2 năm, với nhiều lúc thăng trầm, có thể nói "Tulip thép" là một bản hợp đồng thất bại khác của United. Cuối mùa 2015/2016, ông mang về cho phòng truyền thống M.U một chiếc cúp FA, nhưng điều đó vẫn không thể thay đổi quyết định sa thải của BLĐ đội bóng. Van Gaal ra đi sau khi nhận 8,4 triệu bảng tiền bồi thường hợp đồng.
Và mới đây nhất, Jose Mourinho - cũng mang đến hi vọng rồi lại khiến CĐV thất vọng - cùng đội ngũ của mình đã khiến Quỷ đỏ phải chi gần 20 triệu bảng tiền bồi thường hợp đồng, trong đó riêng Người đặc biệt nhận 15 triệu. Như vậy trong 6 năm qua, M.U đã phải bỏ ra hơn 33 triệu bảng Anh cho những người khiến đội bóng của họ đi xuống.
Theo ilike.com
Wenger đối đầu Zidane ở 'trận đấu lạ lẫm và thú vị' Không chỉ thi đấu bóng đá như sở trường, HLV Zidane và Wenger còn thi thố tài chơi bóng bầu dục. Giáo sư gây ngạc nhiên cho tất cả vì thể hiện tài chơi bóng bầu dục không hề thua kém bóng đá. Ngoài Zidane và Wenger, rất nhiều nhân vật nổi tiếng bóng đá Pháp đã tham gia "trận đấu lạ lẫm...