Bật mí cách làm nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng ngay tại nhà
Nước dùng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng món lẩu vịt. Hãy cùng tìm hiểu cách làm nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng qua bài viết sau nhé.
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao cứ 100g thịt vịt thì có khoảng 25g protein. Hàm lượng này cao hơn rất nhiều so với các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo, thịt dê, trứng, cá. Trong thành phần của thịt vịt còn có canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E),…
Theo quan niệm của Đông y, thịt vịt có tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị. Các chứng như tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh,… có thể chữa khỏi khi áp dụng thịt vịt đúng cách. Những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm không nên ăn thịt vịt.
Nguyên liệu chuẩn bị
Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho nồi nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng mà ai cũng làm được gồm:
Xương vịt: 500gr
Hành khô: 2 – 3 củ
Gừng: 1 nhánh
Tỏi: 1/2 củ
Xả: 2 – 3 cây
Video đang HOT
Dứa: nửa quả
Cà chua: 2 – 3 quả
Rượu trắng: 1 thìa
Gia vị: hạt nêm, bột canh, nước mắm, dầu ăn
Vịt là một trong những nguyên liệu quan trọng của nước dùng lẩu vịt
Cách làm nước dùng lẩu vịt ngon khó cưỡng ngay tại nhà
Các bước để làm nước dùng lẩu vịt bao gồm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương lợn và xương vịt sau khi mua ở chợ về thì đem đi rửa sạch, có thể rửa với muối hoặc rượu gừng để khử mùi hôi. Sau đó chặt xương ra thành từng miếng vừa miệng để dễ ăn.Hành khô, gừng: bóc vỏ, đập nát và băm nhỏ.Xả: 1 phần đập nát để nguyên và 1 phần đập nát băm nhỏDứa, cà chua: thái ra thành lát.
Chặt xương vịt thành từng miếng vừa ăn
Bước 2: Cách làm nước dùng lẩu vịt
Đầu tiên đó là ướp xương vịt với 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít gừng, tỏi đã băm, 2 thìa cà phê rượu trắng và nửa thìa nước cốt chanh. Ướp xương vịt trong tô như vậy trong khoảng 30 phút để gia vị ngấm hết vào vịt.Tiếp theo bạn cho chảo lên bếp, đợi chảo khô và nóng thì cho dầu ăn vào, dầu ăn sôi thì tiếp tục cho sả đã băm vào, đợi một chút thì cho tiếp xương thịt vịt vào chảo xào nhanh tay trên lửa lớn.Đổ 1,5 lít nước vào nồi đun cùng với hỗn hợp xương thịt vịt đã xào trước đó và hầm trong khoảng 60 – 90 phút.Tiếp theo sau đó bạn cho dứa, cà chua và thả thêm 1 ít nhánh sả đã đập và 1 ít lát gừng nấu cùng với nồi nước dùng vịt để tăng thêm vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn.
Chú ý: Trong quá trình hầm nước dùng vịt nếu như thấy có bọt nổi lên thì nhớ dùng muỗng vớt bỏ hết đi nhé.Hầm đến khi xương vịt róc hết ra thì có nghĩa là có thể dùng được rồi. Khi dọn lẩu vịt ra bàn thì bạn có thể cắt thêm một vài trái ớt hoặc cho sa tế vào nước dùng để tăng thêm vị ngon.
Hầm xương vịt trong khoảng 60 – 90 phút để có được nước dùng thơm ngon
Nước dùng lẩu vịt ngoài để ăn lẩu thì cũng có thể dùng để làm nước dùng ăn bún, ăn miến hoặc ăn phở đều ngon.
Tiêu chuẩn của một nồi nước dùng lẩu vịt thơm ngon, chất lượng
Theo chia sẻ của các đầu bếp nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam cho biết: Thực tế, để chế biến được một nồi nước dùng lẩu vịt khá đơn giản và không quá khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được một nồi nước dùng lẩu vịt đúng tiêu chuẩn.
Nước dùng lẩu vịt phải có màu sắc đẹp, vị ngọt cùng mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị
Tiêu chuẩn của một nồi nước dùng lẩu vịt ngon và đạt yêu cầu đó chính là nước dùng phải trong, có màu sắc đẹp mắt, vị ngọt nước và thơm mùi các loại gia vị đi kèm.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách làm nước dùng lẩu vịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Chúc bạn có thể thực hiện thành công nồi nước dùng đạt chuẩn để chế biến được món lẩu vịt tuyệt hảo cho cả gia đình nhé.
Mẹo phân biệt thịt trâu và thịt bò
Một số mẹo đơn giản dưới đây giúp bạn phân biệt được rõ ràng thịt trâu và thịt bò.
Xét về mặt dinh dưỡng, thịt trâu và thịt bò có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau. Nhưng do nhu cầu của người sử dụng nên giá của thịt bò đắt hơn thịt trâu, và nếu có nhu cầu mua thịt bò mà không tinh ý thì bạn sẽ rất dễ bị người bán hàng đánh lừa và mua nhầm phải thịt trâu. Vì thế, khi đi mua thịt chị em cần lưu ý thật kỹ, biết mẹo phân biệt thịt trâu và thịt bò để lựa chọn được loại thịt vừa ngon, vừa như ý muốn nhé.
Thịt trâu màu đỏ thẫm hơn thịt bò.
Phân biệt dựa vào màu sắc
Thịt bò có màu hồng hoặc đỏ và sáng hơn, trên cơ thịt bò có màng mỡ màu vàng. Còn thịt trâu có màu hồng đậm, đỏ đậm, sẩm màu hơn, đường cơ trên miếng thịt trâu ít có mỡ hoặc có mỡ màu trắng.
Phân biệt dựa vào thớ thịt
Cũng rất dễ dàng với các bà nội trợ có thể dựa vào thớ thịt mà phân biệt thịt trâu hay bò. Hãy nhìn vào mặt cắt ngang sẽ dễ thấy hơn, thớ thịt bò nhỏ và mịn còn thớ thịt trâu to và thô hơn.
Nhận biết qua khâu chế biến
Khi đem chế biến (xào, luộc), bạn sẽ thấy thịt trâu thường không có mùi hoặc mùi không rõ lắm. Đặc biệt là bạn sẽ thấy cơ thịt trâu săn lại và có vị ngọt đậm hơn so với thịt bò.
Trong khi đó, thịt bò khi đem xào nấu lại thường nở ra và có mùi đặc trưng. Chính vì vậy mà trong dân gian vẫn lưu truyền câu "trâu co, bò nở" để giúp mọi người phân biệt giữa hai loại thịt này.
Những thực phẩm ăn cùng tỏi sẽ sinh độc tố, chớ dại dùng thử Bạn không nên cho tỏi vào những món ăn làm từ 4 loại thực phẩm dưới đây. Giá trị dinh dưỡng của tỏi Tỏilà loại gia vị phổ biến, được sử dụng trong nhiều món ăn. Tỏi có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như...