Bật mí cách làm bánh tai yến thơm ngon ngay tại nhà
Bạn đang muốn đổi vị với món bánh tai yến? Bạn đang tìm công thức cách làm bánh tai yến thơm ngon ngay tại nhà? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Bánh tai yến là loại bánh được rất nhiều người yêu thích. Ngoài hình dạng ngộ nghĩnh như những chiếc tổ yến thì hương vị của bánh cũng rất đặc trưng. Vậy công thức của cách làm bánh tai yến như thế nào? Bánh này có dễ làm không? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để bạn có thể có được sản phẩm thơm ngon và đẹp mắt nhé!
Những chiếc bánh tai yến thơm ngon ăn là ghiền (Nguồn: Internet)
Giới thiệu về bánh tai yến
Bánh tai yến là loại bánh ăn vặt nổi tiếng ở Sài Gòn nói riêng và các tỉnh miền Nam nói riêng. Nếu bạn đã từng một lần đặt chân đến thành phố sôi động này thì nên thử món bánh này nhé! Bánh tai yến được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản và quen thuộc như bột gạo, đường, nước cốt dừa, trứng gà,… Làm bánh tai yến cũng không quá khó. Bánh có hình tròn, đường viền giống như tổ yến, bên trong xốp, dẻo, vị ngọt vừa đủ, đảm bảo ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Bánh tai yến có hình dạng rất dễ thương, xinh xắn (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu làm bánh tai yến
Để làm bánh tai yến, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Bột gạo: 1kg
Bột nếp: 0,5kg
Đường: 40gr
Nước cốt dừa: 50ml
Nước ấm:100ml
Trứng gà: 1 quả
Video đang HOT
Muối: 0,2gr
Dầu ăn: 20ml
Bột tạo hương vani: 1 tép
Nguyên liệu làm bánh tai yến đơn giản, dễ kiếm, không tốn nhiều tiền (Nguồn: Internet)
Cách làm bánh tai yến ngon tại nhà ai cũng có thể làm được
Bánh tai yến rất dễ làm, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như trên, cộng thêm sự khéo léo và đam mê thì chắc chắn bạn sẽ làm ra những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt để cả nhà cùng thưởng thức. Sau đây là các bước hướng dẫn làm bánh tai yến.
Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu vào với nhau. Đó là cho bột nếp, bột gạo, đường, muối vào một chiếc tô lớn, trộn lẫn với nhau. Sau đó cho nước cốt dừa và nước ấm vào tạo thành một hỗn hợp.
Trộn các nguyên liệu lại với nhau (Nguồn Internet)
Bước 2: Cho trứng gà và bột tạo hương vani vào hỗn hợp vừa tạo rồi tiếp tục trộn đều các nguyên liệu lại với nhau thêm một lần nữa. Cho bột nghỉ khoảng 15 – 20 phút rồi mới chiên bánh, không nên chiên ngay.
Bước 3: Đổ dầu vào chảo sao cho dầu ngập bánh. Đun nóng dầu và múc từng muỗng đổ vào chính giữa chảo. Để kiểm tra dầu sôi hay chưa, bạn dùng đầu đũa nhúng vào, nếu có nổi bọt thì chứng tỏ dầu đã sôi. Khoảng 5-8 giây, bánh sẽ nổi lên. Lật mặt kia của bánh và để khoảng 5 giây nữa rồi vớt bánh ra. Nhớ gác bánh hoặc lót giấy thấm dầu để bánh được ráo dầu, ăn không ngán. Tiếp tục rán cho hết phần bột đã pha. Xếp ra dĩa và thưởng thức.
Chiên bánh tai yến trong dầu sôi (Nguồn: Internet)
Yêu cầu thành phẩm của bánh tai yến là bánh sau khi chiên rán xong phải có phần vành cong lên, nở to và giòn. Ngoài ra, ruột bánh xốp, thơm mùi nước cốt dừa và có vị giống bánh bò.
Làm bánh tai yến tương đối đơn giản (Nguồn: Internet)
Mẹo để làm bánh tai yến ngon không phải ai cũng biết
Tuy cách làm bánh tai yến rất đơn giản nhưng để có những chiếc bánh thơm ngon, chuẩn vị và đẹp về hình dáng thì cần một số mẹo nhỏ. Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn ngay sau đâu nhé!
Để vành bánh nở to, cong lên và giòn thì khi trộn nguyên liệu, bạn nhớ cho một ít nước ấm vào nhé. Tuy nhiên, lượng nước không nên nhiều quá, làm cho bột bị loãng.
Muốn bánh có kích thước đều nhau, mười cái như một thì bạn nên sử dụng một dụng cụ để đong. Đó có thể là một chiếc ly, chiếc bát nhỏ. Trước khi cho vào chảo, bạn hãy chia những phần bằng nhau, đảm bảo kích thước bánh sẽ mười cái như một, trông rất đẹp. Bạn có thể thay đường vàng bằng đường thốt nốt cũng làm cho bánh có mùi vị thơm ngon hơn.
Thưởng thức bánh tai yến cùng ly trà nóng thơm ngon (Nguồn: Internet)
Hi vọng với những thông tin về cách làm bánh tai yến trên đây, bạn sẽ có được những mẻ bánh thơm ngon để đãi gia đình. Bánh tai yến rất hợp khi thưởng thức cùng tách trà nóng. Vừa ăn bánh, vừa uống trà, cuộc sống sẽ thật thú vị đúng không nào?
Lạc trong "thiên đường ăn vặt" chợ Châu Đốc, An Giang
Không chỉ đầy ắp những món ăn vặt siêu ngon, chợ Châu Đốc còn thu hút du khách bởi giá rẻ và người dân thân thiện.
Chợ Châu Đốc tọa lạc ở đường Bạch Đằng, ngay trung tâm thành phố Châu Đốc, thuộc tỉnh An Giang. Nằm ngay trung tâm thành phố, đây là nơi tập kết các mặt hàng đặc sản hấp dẫn nhất khu vực như: mắm, trái cây, rau củ quả và tất tần tật các món ăn địa phương được chế biến ngay tại chỗ.
Chợ bán rất nhiều đồ ăn như bún cá, bún mắm, bún nước lèo, mì quảng,... hay các loại mắm như mắm cá linh, cá chốt, cá lóc, mắm dưa cà,... Đi chợ Châu Đốc, đứng cách xa hàng trăm mét, bạn đã ngửi thấy mùi thơm đặc trưng tỏa ra từ những sạp hàng ở khu chợ mắm.
Khắp con đường nhỏ trong chợ, bạn cũng đều dễ dàng nhìn thấy những gánh hàng rong với đủ các loại như bánh bò Bảy Núi, bánh kẹp, mứt cà na, trái xay,... Dường như, cả kho đồ ăn vặt hấp dẫn đều nằm gọn trong gánh hàng của cụ già ngồi bán. Giá của chúng khá rẻ, bánh bò chỉ khoảng 5000đ/cái to bự. Mứt cà na, mứt chùm ruột cũng chỉ 7 - 8000đ/lạng.
Cùng khám phá đủ loại đồ ăn vặt trong thiên đường chợ Châu Đốc, An Giang nhé!
Một món ngon mà bạn nên mua về làm quà đó là me dốt An Giang. Giá của chúng chỉ khoảng 40.000đ/kg, được bày bán cực kì nhiều, hầu như ở khắp chợ.
Mứt cà na và quả cà na tươi được bán rất rẻ,
Bánh tai yến có thành phần, cách thức chế biến khá giống bánh xèo. Điểm khác duy nhất là động tác cho bột vào chảo dầu phải nhanh, dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị rây ra xung quanh. Thành phẩm của món bánh này có hình chiếc nón úp ngược với phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng.
Một túi bánh phu thê có giá 15.000đ
Trái thốt nốt được giữ lại lớp vỏ bọc bên ngoài để giữ nguyên vị ngọt, mềm vốn có của loại trái cây đặc biệt này.
Bánh ít đậu hút khách với màu xanh của nếp được nhuộm bởi lá chuối cùng hai hàng đậu bắt mắt. Giá 8.000 đồng/cái.
Bánh bò thốt nốt có vị thơm của cơm rượu, béo của nước dừa, ngọt đậm của đường thốt nốt, tơi mịn của bánh. Bạn có thể mua từng cái hay bịch (15.000 đồng một bịch).
Ăn vặt xong bạn có thể tự thưởng cho mình một ly nước thốt nốt thơm lừng mát lịm giá 10.000đ
H.M
Nhớ bánh tro mè Sau hàng chục năm, đến giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh những chiếc bánh tro màu hổ phách thật ngon mắt xếp trên đĩa, chính giữa là khoanh lá chuối cuộn tròn đựng đường cát trắng. Đó là loại bánh mà mẹ tôi thường làm những dịp giỗ, Tết. Bánh tro mè. Ảnh: internet Ngày xưa, mẹ tôi rất khéo tay làm các...