Bật mí bí mật “bùa sống”
Phie – Pác Ả gồm hai dãy núi là Phie Bươn và Ngườm Pác Ả, thuộc xã Vĩnh Lại (Văn Quan – Lạng Sơn) mà từ lâu người dân đồn là có kho vàng được chôn giấu.
Người dân đồn thổi Mạ Phúc Po đã từng chôn vàng ở núi Phie Bươn
Lời nguyền trên vách núi
Đường lên Pác Ả cheo leo, rậm rạp, núi cao, vực sâu vô cùng hiểm trở, sảy chân là ngã xuống vực. Theo lời của những bậc cao niên thì ngày xưa ở Pác Ả có hai nàng tiên từ trên trời xuống. Ngày đó dưới chân núi còn có một cái giếng quanh năm mát trong, tràn trể nước uống. Hàng ngày hai nàng tiên tới giếng này tắm và lấy nước. Một hôm, giặc từ phương Bắc tràn xuống giết hại dân lành. Khi nhìn lên Ngườm Pác Ả chúng thấy có hai người con gái rất xinh đẹp liền cho người bắt lấy. Vào một đêm khuya, khi quân lính phương Bắc ngủ say hết cả, hai nàng đã bỏ trốn và bay về trời.
Ông Phan Văn Lâm, một thầy mo ở Bản Bắc kể lại, ngày còn nhỏ ông đã trèo lên Ngườm Pác Ả. Ở trên vách đá phía trong hang ông thấy có khắc 4 chữ nho, tiếc là thời gian đã quá lâu nên không thể nhớ lại nội dung của 4 chữ đó là gì. Sau này, có một số người vào tìm vàng rồi đập đẽo vách đá làm những chữ đó bị vỡ và mất hết. Ngoài ra, những người vào tìm vàng cũng đã lấy được một số đồ dùng của hai nàng tiên trước đây. Việc này khiến cho hai nàng không hài lòng nên không cho ai tìm thấy “chiếc chìa khóa” để mở cửa vào kho báu.
Ngôi nhà của “thần giữ của” Hoàng Văn Thân dưới chân núi Phie Bươn
Đi tìm “mật mã” Pác Ả
Truy lùng kho báu, nhiều người đã lên đỉnh núi nhằm tìm ra lời giải. Đích thân ông Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lại, Liễu Văn Chấn cùng với vài ba người khác cũng đã từng lên đây để tìm hiểu.
Ông Chấn cho biết: “Hang Ngườm Pác Ả ở ngay trong làng. Hồi trước thấy nhiều người đồn trên đó có kho báu nên tôi cũng tò mò và rủ thêm vài người nữa lên xem. Khi đến hang Pác Ả tôi đã nhặt được một chiếc rìu cổ bằng thạch bích ngay chân một phiến đá lớn ở giữa hang. Chiếc rìu có màu xanh, óng ánh. Về sau, tôi đã trao lại cho người tên Cường thuộc đoàn khảo sát của ngành Văn hóa”.
Theo chân ông Chấn, chúng tôi vào hang Pác Ả cố tìm lại dấu vết của 4 chữ khắc trên vách đá. Tuy nhiên, qua gần nửa ngày trong hang, chúng tôi chỉ tìm được những vật dụng như vỏ ốc, đồ gốm… chứ không thể tìm thấy dấu vết của 4 chữ đó đâu.
Video đang HOT
Ông Sầm Cảnh Dũng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trước đây, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát ở Ngườm Pác Ả và cũng đã phát hiện một số hiện vật quan trọng như rìu đá, gốm, các vật trang sức… Mặc dù chưa khai quật nhưng theo đoán định của ông thì những hiện vật này thuộc hậu kỳ đá mới hay còn gọi là nền văn hóa Mai Pha cách đây khoảng 3000 – 4000 năm.
Một vật ghè đẽo bằng đá được phát hiện
Kho vàng của bọn cướp
Theo lời kể của người dân địa phương thì ở Phie Bươn trước đây có một toán cướp tên là Mạ Phúc Po chôn rất nhiều vàng trong một cái hang dưới chân núi. Mặc dù trong sử sách và cả những tài liệu của sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Lạng Sơn không thấy ghi chép gì về nhân vật Mạ Phúc Po, nhưng người dân địa phương khẳng định nhân vật này có thật và việc chôn rất nhiều vàng trong núi cũng có thật.
Ông Phạm Văn Lâm ở Bản Bắc kể lại: Mạ Phúc Po là nhân vật cầm đầu một toán cướp từ biên giới tràn xuống và rất hung hăng, dữ tợn. Khi đến đây, chúng đã ngang nhiên giết người, cướp của khiến dân làng phải chạy trốn. Chúng lấy nơi này làm chỗ đóng quân và luyện binh trên một mô đất khá bằng phẳng. Số vàng bạc châu báu cướp được chúng đem chôn hết ở một cái hang dưới chân núi Phie Bươn.
Khi cách mạng về đây, đạo quân này bị đánh tan. Tuy nhiên trước khi rút quân chúng đã giết chết một gia đình đang sinh sống ở hang Ngườm Pác Ả. Riêng đứa con gái chưa đầy mười tuổi của gia đình này bị chúng yểm bùa rồi đem chôn trước núi Phie Bươn làm thần giữ của.
“Người điên – thần giữ của”
Người nửa điên nửa tỉnh có tên là Hoàng Văn Nhu, người dân Bản Bắc còn gọi là “thần giữ của”. Người đàn ông này ở trên một mô đất bằng phẳng dưới chân núi Phie Bươn. “Căn nhà” do ông tự dựng bằng bốn cây gỗ rừng chỉ bé bằng cổ tay, mái lợp bằng chục nắm rơm khô, xung quanh vắt vài bộ quần áo rách tả tơi. Ở giữa “căn nhà” có một cái bếp kiềng hoen gỉ và hai, ba cái bát. Xung quanh “căn nhà” là khu vườn ổi sai trĩu cành, mùi thơm lan khắp cả một cánh rừng.
Hàng ngày ông Nhu vẫn làm những công việc đồng áng bình thường. Buổi trưa vẫn vác dao lên núi lấy củi, chiều đi làm nương rẫy, trồng nào ngô, sắn, khoai… Nhưng những sản phẩm làm ra ông đều không ăn, cũng không cho ai dù là anh em ruột thịt. Ông cứ để đó cho hoang thú ăn, khi nào hết lại trồng. Ông cũng chưa bao giờ đi ra khỏi mô đất dưới chân núi Phie Bươn. Mặc dù đã có thời gian gia đình ông đưa ra thành phố khám bệnh, rồi đưa đi cả Hà Nội chữa trị nhưng rồi ông lại chạy trốn về mô đất cũ. Theo lời dân làng Bản Bắc thì 32 năm nay, người dân chưa thấy ông ốm khi nào.
Ông Phạm Văn Lâm kể: Năm 1979 ông Nhu đưa vợ con vào chân Phie Bươn dựng một ngôi nhà. Khi đào hố tiêu ông đã đào phải xác một đứa trẻ mà người ta cho là bùa yểm của Mạ Phúc Po. Sau ngày hôm đó ông hóa điên và thế mạng đứa trẻ làm “thần giữ của”.
Ông Liễu Văn Chấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lại cho biết: Khoảng 10 năm trở lại đây, có rất nhiều đoàn săn đồ cổ đem cả máy móc hiện đại đến Phie Bươn dò nhưng đều không tìm thấy thứ gì. Thậm chí có đoàn còn vào để đào vàng nhưng cũng không được nên họ đành bỏ đi. Hiện nay thỉnh thoảng vẫn thấy có người đến tìm kiếm nhưng tất cả cũng chỉ lẳng lặng ra về mà không nói một lời.
Theo xahoi
Vạch trần nhóm bố mẹ chăn dắt chính con đẻ ở Hải Phòng P1
Nhóm trẻ có độ tuổi từ 1 -10, chẳng được ăn no, mặc ấm trong những ngày đông cắt da thịt, chúng phải rong ruổi khắp các con phố nơi đất Cảng để ăn xin.
Vỉa hè ngôi nhà 188 Trần Phú - Ngô Quyền - Hải Phòng thường xuyên có 1 nhóm các đối tượng bất hảo án ngữ
"Đại bản doanh cái bang" giữa phố Cảng
"Hải Phòng giờ trở thành thủ phủ của cái bang trong thiên hạ" là câu nhận xét có phần phiến diện, hóm hỉnh của anh bạn tôi trong một lần ngồi café và bị "đệ tử" nhóm này làm phiền liên tục. Ngẫm ra chẳng sai, phóng viên đã có những ngày dài quan sát, tìm hiểu và ngỡ ra nhiều góc khuất về nhóm bố mẹ chuyên chăn dắt chính con đẻ của họ để hành nghề ăn xin.
Nhóm các "đệ tử cái bang" ở Hải Phòng đủ cả người già, người tàn tật, trẻ em và xuất xứ cũng phức tạp như chính cuộc sống sinh hoạt của họ. Số người ngoại tỉnh đổ về đây hành nghề ăn xin thường thuê trọ chủ yếu ở khu vực ga Hải Phòng. Một số khác là dân bản xứ lại sống thành "xóm ăn mày" ở Bến Bính. Hàng ngày, nhóm "cái bang" hoạt động chủ yếu ở các tuyến đường như Minh Khai, Trần Hưng Đạo... nơi có nhiều quán café vỉa hè. Họ thường xin xỏ, ỉ ôi khách ngồi uống nước tại quán cho đến khi nhận được vài đồng tiền lẻ mới chịu rời đi.
Một cặp đôi lại chọn các chợ sầm uất như chợ Ga, chợ Đổ để hành nghề. Người đàn ông béo tốt nằm dạt xuống đất, lết từng bước bằng đôi tay để kéo phần thân dưới dường như bị liệt, còn người phụ nữ thì cầm nón rách xin tiền. Nghe đâu họ là vợ chồng. Số ăn xin khác lại hoạt động ở cây xăng, ngã tư... nơi có nhiều người dừng đỗ xe. Từ khoảng 4 -5h các buổi chiều, tại ngã tư Cơ Điện (giao giữa đường Nguyễn Văn Linh - Tôn Đức Thắng), xuất hiện các cụ già ăn mặc bẩn thỉu, rách rưới ngồi ngay vệ đường để xin tiền.
Những người lớn, vì một lý do nào đó họ chọn ăn xin làm "nghề" đã đành một lẽ, còn những đứa trẻ đang độ tuổi ăn tuổi chơi, chúng bị chính bố mẹ sinh thành "hô biến" thành những đứa trẻ ăn mày đói khát, rách rưới và bẩn thỉu. Hơn một tháng trời theo chân nhóm "cái bang nhí", phóng viên đã mắt thấy, tai nghe những điều "động trời" ngay tại "đại bản doanh" lộ thiên giữa phố Cảng.
Quân là một thanh niên cũng hành nghề ăn xin và thường có mặt ở tụ điểm 188 Trần Phú - Ngô Quyền - Hải Phòng.
Nơi tụ họp của nhóm trẻ ăn xin là vỉa hè của ngôi nhà số 188 Trần Phú - Ngô Quyền - Hải Phòng. Chủ nhân của ngôi nhà này là ông Nguyễn Đắc Duyên (đã ngoài 80 tuổi). Ông Duyên có đông con cháu nhưng các con đều đã trưởng thành và có cơ ngơi riêng, chỉ mình ông Duyên sống trong ngôi nhà 188. Có một điều lạ là suốt một khoảng thời gian dài, ông Duyên không bao giờ mở cửa chính của ngôi nhà, mọi sinh hoạt, ra vào ngôi nhà ấy đều được đi bằng cửa ngách, thông ra con ngõ nhỏ bên hông trái ngôi nhà. Điều lạ ấy giúp cho những kẻ lang bạt tìm được "bãi đáp".
Từ nhiều ngày tháng nay, một nhóm đối tượng gồm trai thì nghiện hút, gái thì xì ke, kéo theo cả con trẻ "dạt" về địa chỉ 188 Trần Phú ăn dầm ở dề. Rác thải, vật dụng nhóm này treo, giắt đầy trên khe cửa xếp của ngôi nhà, trên cây cột điện chôn ở đó. Để tránh nơi tụ tập bốc mùi, khi có nhu cầu tiểu tiện, đại tiện, chúng chạy vội sang phía bên kia đường, phóng uế ngay tại dải cây xanh, vườn hoa của Thành phố Cảng. Các đối tượng ăn ngủ tại vỉa hè của ngôi nhà này, ngày cũng như đêm. Nhóm này sinh hoạt vô tư, chẳng ngại ngần những cặp mắt dò xét, tò mò của người đi đường qua đó. Góc thì gã đàn ông bới tóc sâu, tìm chấy cho một mụ đàn bà béo ú, tóc tai rũ rượi, chỗ thì một ả đàn bà khác vuốt ve đứa trẻ nhỏ...
Đồ dùng được giắt trên cột điện và ngủ ngon lành ngay tại vỉa hè, bất kể ngày đêm, đông hè.
Thời gian gần đây, do thời tiết quá khắc nghiệt, ban đêm nhóm này tản đi đâu đó tìm chỗ trú thân, chỉ còn vài ba người lớn và hai đứa trẻ co quắp ngủ lại ở đó. Còn ban ngày, trung bình có khoảng hơn chục đối tượng người lớn tụ tập, số trẻ nhỏ tỏa đi khắp các đường phố ăn xin, thi thoảng lại tạt về nghỉ chân.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chỉ tính riêng ở tụ điểm trước cửa ngôi nhà 188 này, số trẻ bị bắt làm ăn xin đã là 8 bé, độ tuổi từ 1 - 10, gồm các bé tên: Bắc, Hoàng, Hùng, Yến Vi, Giang, Lan Anh, Thanh, Linh. Ngoài ra còn có một bé trai khoảng hơn 1tuổi, luôn được một người phụ nữ trẻ, xưng là mẹ, bế trên tay để hành nghề ăn xin tại cây xăng giữa trung tâm thành phố Cảng. Còn có cả một thanh niên trẻ tên Quân (nhà ở chân cầu Lai Vu - Kim Thành - Hải Dương), khoảng 15 - 17 tuổi, bị què, chống nạng hành nghề ăn xin.
Bố mẹ sống "ký sinh" trên thân con cái
Vào các mốc thời gian, trưa khoảng 11-12h, chiều tối khoảng 18 -19h hàng ngày, các bé phải quay trở lại "đại bản doanh" để nộp tiền. Bé nào nộp đủ mức 100 nghìn/lần (định mức 200 nghìn/ngày, chia 2 lần nộp) sẽ được các bố, các mẹ vứt cho một hộp cơm bụi chỉ toàn cơm với đậu phụ hoặc cái bánh mỳ khô, tô mì tôm "không người lái" để ăn.
Nhiều hôm, không nộp đủ số tiền được yêu cầu, các bé bị đánh đập dã man và bị bỏ đói bữa ấy. Ngay cả khi trẻ xin được số tiền nhiều hơn định mức 200 nghìn, chúng cũng không được giữ đồng nào, những kẻ tự xưng là bố mẹ của chúng sẽ "lột" sạch và cũng chẳng được thêm thắt phần ăn. Sự tàn ác của lũ người lớn đối với trẻ con khiến cho những người dân sống gần ngôi nhà 188 ấy nghi ngờ về mối quan hệ mẹ con giữa chúng.
"Chúng nó xưng hô mẹ con thế nhưng thực chất bên trong có phải là máu mủ ruột già hay không thì có trời mới biết..." - một người dân cho hay. Thế nhưng, theo lời những đứa trẻ thì những gã đàn ông, mụ đàn bà tụ tập trước cửa ngôi nhà 188 ấy đích thị là người sinh ra chúng.
Bé trai khoảng vài tháng tuổi cũng bị mẹ đẻ lấy làm "cần câu cơm".
Trái với hình ảnh rách rưới, rét mướt, đói khát của những đứa trẻ, nhóm người lớn cả khi ăn lẫn khi mặc đều có phần tươm tất, ấm áp, no đủ hơn. Một vài lần sau khi "lột" được tiền xin được của lũ trẻ, mấy gã đàn ông rủ nhau ra quán bia nốc ừng ực. Có gã lại ra quán gà tần, một mình xơi tái cả bát gà thơm phức, béo ngậy, chẳng màng đến sự thèm thuồng, đói khát của những đứa trẻ ăn mày.
Theo quan sát của phóng viên, tiền vào tay bố mẹ của những đứa trẻ này nhưng cũng chẳng "ấm tay mấy chốc". Chiều tối, đến giờ "thu tô", thường xuất hiện ở "đại bản doanh cái bang" vài gã đàn ông ăn mặc có phần tươm tất, sành điệu hơn và gương mặt bặm trợn, dữ dằn. Những gã này là bảo kê cho những kẻ yếu thế hơn ở đó. Mỗi lần xuất hiện, mấy gã bảo kê khá thận trọng, mắt đảo như rang lạc để quan sát động tĩnh. Tiếp đó, một ả phụ nữ đi xe ga tới tụ điểm ở số 188 Trần Phú. Một vài đối tượng là bố mẹ những "cái bang nhí" nhanh tay đưa tiền cho ả phụ nữ đến cùng vài gã bảo kê. Nhiều nguồn tin cho biết, đó là tiền lãi của những khoản vay nợ hoặc tiền chúng đóng "họ". Vài anh đánh giày quanh khu vực này thì khẳng định, họ phải đóng "thuế tháng" cho bảo kê, số tiền 1triệu đồng/tháng/người.
Kỳ 2: Thâm nhập nhóm "cái bang nhí" nơi đất Cảng
Theo xahoi
Ly kỳ hòn đá tự "sinh trưởng" và những câu chuyện khó tin Trinh Sơn Tự hay còn gọi là chùa Trinh Tiết, nằm trên núi Bồ Đà, xã Thanh Hải (Thanh Liêm) được mọi người biết đến hàng trăm năm nay bởi sự linh thiêng. Ông Kim cho biết hòn đá này tự lớn và đổi hướng mỗi năm Thời gian gần đây, mọi người xôn xao với thông tin ở ngôi chùa có hòn...