Bật mí 5 cách tân trang xe ôtô cũ hoàn hảo
5 mẹo vặt dưới đây sẽ giúp ích cho việc tân trang xe ôtô cũ như mới nhanh chóng và an toàn.
Xử lí các chi tiết nhựa bị xuống màu
Trên thực tế, thân xe vốn là khu vực dễ bị xuống cấp, vậy nên trước khi thực hiện tân trang, bạn phải kiểm tra kĩ xem trên xe có chỗ nào gỉ sét, phai màu hay ố do nước mưa gây ra hay không, từ đó xử lí nhanh chóng và kịp thời.
Ngoài ra, để chiếc xe trông mới hơn, bạn nên bớt thời gian xử lí các chi tiết nhựa bị xuống màu. Phương pháp làm mới rất đơn giản là chuẩn bị 1 bình xịt cao su để xịt vào các chi tiết nhựa bị ố. Cách này cũng hay được dùng để làm sạch kính lái nhưng phải cẩn thận vì có thể làm rách cao su trên kính.
Việc đầu tiên bạn cần làm khi tân trang cabin là dọn dẹp và vệ sinh nội thất xe sạch sẽ, ngoài ra cần sửa chữa các thiết bị hỏng trong xe.
Trong trường hợp ghế da của xe bị ố, bạn nên dùng nước rửa chén có độ PH thấp để tẩy các vết ố, sau đó đổ chất làm mềm da lau lại. Nếu có thể, việc này bạn nên làm ở nhà vì nếu mang ra tiệm sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ.
Video đang HOT
Chủ xe nên tân trang xe ôtô cũ để đảm bảo giá trị công năng và thẩm mỹ của xe. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bugi là một trong những bộ phận thường xuyên phải thay thế trên ôtô. Nguyên nhân là do bugi tiếp xúc với muội xăng nhiều và hay bị đen. Xe càng cũ thì bugi càng đen, dễ bị tắc và khiến xe chạy càng tốn xăng hơn.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy xe yếu hãy nên thay thế bugi, tránh để xe bị trục trặc khi di chuyển.
Khắc phục đèn chiếu sáng cũ
Các mẫu xe đi lâu thường bị mờ hoặc hỏng đèn cốt. Lúc này, bạn hãy tiến hành kiểm tra kĩ đèn để xem đèn có bị mờ theo thời gian không. Nếu vấn đề đèn mờ là do bóng xuống cấp, sáng yếu, bạn có thể tiến hành thay đèn. Còn nếu ánh sáng mờ là do tròng đèn bị đục, bạn có thể làm sáng lại đèn bằng cách dùng kem đánh răng để vệ sinh.
Rửa xe
Để chiếc “xế yêu” của mình luôn đẹp mới, bạn nên thường xuyên rửa xe. Đặc biệt, các vị trí cần chú ý rửa sạch bao gồm: lốp xe, ống xả, cốp xe, gương chiếu hậu. Việc rửa xe cũng giúp chiếc xe loại bỏ các loại bụi, phân chim, bùn gây ảnh hưởng tới sơn xe.
Ngoài ra, bạn nên chú ý rửa xe sau khi di chuyển ngoài trời mưa để đảm bảo động cơ an toàn. Đặc biệt, đừng quên đánh bóng xe để tạo cảm giác mới mẻ.
Những lưu ý khi bảo dưỡng và sửa chữa ôtô
Việc sửa chữa bảo dưỡng tại xưởng ngoài hay chính hãng đều tồn tại những rủi ro, và mỗi khách hàng đều cần có kiến thức để bảo vệ mình.
Khi đi bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, khách hàng thường để xe cho kỹ thuật viên thực hiện mà ít khi theo dõi, bởi bận rộn hoặc không hiểu biết nhiều về kỹ thuật. Sự tin tưởng này có thể dẫn tới những rủi ro, ví dụ như đổ thiếu dầu hay sửa chữa không triệt để. Nhiều thợ sửa chữa lâu năm cho biết, việc bảo dưỡng sửa chữa dù chính hãng hay gara ngoài đều có thợ mới, thợ cũ và có những người mới học việc nên đôi khi còn yếu về chuyên môn. Cũng không loại trừ nhiều trường hợp không trung thực để trục lợi.
Một mẫu xe được bảo dưỡng tại garage bên ngoài.
Rủi ro thay phụ kiện
Mới đây, một khách hàng sử dụng xe sang chia sẻ trường hợp thay bugi chính hãng, trong khi hóa đơn thanh toán ghi bốn chiếc xuất xứ từ Đức thì thực tế chỉ có 3 chiếc từ Đức, còn lại một chiếc của Nhật. Anh chỉ phát hiện ra việc này khi tình cờ kiểm tra ở một garage bên ngoài.
Ngoài ra, ở một số cơ sở bên ngoài còn xảy ra tình trạng phụ tùng thay thế là hàng cũ hay tái sử dụng, nhưng khách hàng không kiểm tra hoặc không lưu ý sẽ bị thay thế hàng cũ. Không chỉ vậy một số đại lý còn thay đổi lịch bảo dưỡng ngắn và sớm hơn thông thường để tăng nguồn thu từ dịch vụ.
Loạn giá và xuất xứ
Việc lựa chọn phụ kiện thay thế cũng như xuất xứ, giá luôn khó khăn với nhiều khách hàng. Tiền nhân công thay thế, sửa chữa cũng khác nhau ở một số nơi khiến giá bị chênh lệch. Lời khuyên đối với khách hàng là nên tham khảo trước các phụ tùng cơ bản như dầu máy, lọc dầu, lọc gió trên diễn đàn hoặc thông qua internet.
Trước khi sử dụng dịch vụ dù là chính hãng hay xưởng ngoài cũng nên so sánh giá và tính toán các mục cần thiết thay thế. Khi kiểm tra kỹ thuật viên sẽ đưa ra các hạng mục nên thay thế và hạng mục vẫn có thể sử dụng. Thông thường giá chính hãng sẽ cao hơn bên ngoài, tuy nhiên độ đảm bảo lại cao và quy trình tốt hơn. Nhưng nếu không chú ý, người dùng có thể bị kê chi phí sửa chữa ở gara ngoài còn cao hơn chính hãng.
Mốc bảo dưỡng
Thời hạn bảo dưỡng cũng khiến nhiều người sử dụng băn khoăn. Cần xác định rõ mốc bảo dưỡng phụ thuộc vào hai yếu tố là số km đã đi và thời gian sử dụng. Nếu xe sử dụng không đủ 5.000 km hoặc 10.000 km (phụ thuộc vào loại dầu thay thế) trong 6 tháng liên tục thì vẫn nên đi bảo dưỡng. Như vậy một năm tối thiểu một xe cần bảo dưỡng hai lần để đảm bảo tiêu chí về kỹ thuật (thời gian có thay đổi theo hãng xe).
Ở một số dòng xe sẽ có nhắc lịch bảo dưỡng và vị trí cần thay thế, một lần bảo dưỡng cơ bản sẽ bao gồm thay dầu, vệ sinh lọc dầu, lọc gió, kiểm tra phanh, hệ thống điện và điều hòa.
Mua ô tô cũ cần thực hiện những thủ tục gì? Khác với mua một chiếc xe mới, việc thực hiện giao dịch mua bán và sang tên ô tô đã qua sử dụng đòi hỏi nhiều thủ tục hơn. Mua ô tô cũ cần phải làm những thủ tục gì? - Ảnh minh hoạ. Khi muốn mua ô tô cũ, bạn cần phải thỏa thuận được với bên bán về giá cả, phương...