Bật mí 2 cách thiết kế nhà sao cho thông thoáng
Việc sử dụng ánh sáng và gió tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý người trong nhà.
Trong cuộc sống ngày này, nhu cầu về một không gian sống của con người đã có những yêu cầu cao hơn, ngôi nhà không chỉ là nơi sinh hoạt, nơi nghỉ ngơi hàng ngày, che mưa, che nắng, mà nó còn là nơi để thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Do đó, không gian sống phải thật thoáng mát.
Vậy làm thế nào để có một không gian thông thoáng?
Bố trí không gian để thu nguồn ánh sáng tự nhiên
Chủ nhà nên sử dụng được ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng ban ngày thay vì dùng đèn điện. Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý người trong nhà.
Để lấy ánh sáng tự nhiên thì cần bố trí sao cho các không gian đều có diện thoáng, lấy được ánh sáng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giếng trời, ô lấy sáng. Các không gian sinh hoạt chung cần được thông thoáng, ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Đối với mô hình nhà phố dạng ống dài, việc lấy ánh sáng phần lớn là từ phía trên nên cần tính toán bố trí các ô lấy sáng, khoảng mở sao cho đảm bảo ánh sáng nhưng không lãng phí không gian hay dư thừa chiếu sáng.
Việc dư thừa ánh sáng cũng sẽ gây khó chịu, bức bối cho người trong nhà. Không gian giếng trời bên dưới có thể kết hợp sân vườn để tạo thêm mảng xanh, cảnh quan cũng như giảm bớt nắng nóng khu vực này vào những giờ nắng chiếu đứng.
Video đang HOT
Chủ nhà cần bố trí sao cho các không gian đều có diện thoáng đ ể lấy ánh sáng tự nhiên.
Đảm bảo thông gió 24/24
Ngôi nhà muốn thông thoáng thì ngoài vấn đề ánh sáng tự nhiên thì vấn đề thông gió tự nhiên cũng cần lưu ý.
Sử dụng gió, không khí tự nhiên khi nào cũng tốt cho sức khỏe con người nhất, hạn chế vi khuẩn và không khí quẩn lâu trong nhà. Nếu không giải quyết tốt thông gió tự nhiên thì ngôi nhà ẩm nóng, nóng bức khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài khi không khí nóng của bốn bức tường tỏa nhiệt sẽ gây hại cho sức khỏe và tính thần con người.
Muốn có gió vào thì cần tạo luồng cho gió ra. Nguyên lý là khí khi nóng sẽ bố lên cao, vì vậy cần tạo ra các khe, lỗ hay khoảng mở trên cao để hướng luồng không khí thoát ra dễ dàng.
Giếng trời ngoài tác dụng lấy sáng còn có tác dụng lấy gió làm cho ngôi nhà thông thoáng và tạo thêm cảnh quan nếu kết hợp sân vườn.
Luồng khí lưu thông theo kiểu chéo, từ bên dưới thoát lên trên do áp suất thay đổi sẽ tốt hơn kiểu gió đi thẳng từ trước ra sau. Luồng khí nên được điều hướng để mọi không gian đều có hướng đi qua, không tù bí.
Việc mở các ô lấy sáng, giếng trời ngoài tác dụng lấy sáng thì cũng có tác dụng thông thoáng, lấy gió và tạo thêm cảnh quan nếu kết hợp sân vườn.
Các khu vực lấy gió cần đảm bảo lấy gió được 24/24 mà vẫn đảm bảo an ninh, không bị ảnh hưởng trong các trường hợp mưa gió. Hệ cửa kính kết hợp lam hay cách loại gạch bông gió là giải pháp cho khu vực này này.
Những lưu ý cần nhớ khi xây nhà lệch tầng
Đối với nhà lệch tầng, gia chủ nên ưu tiên không gian sinh hoạt chung ở vị trí trung tâm nhà để tăng tính kết nối giữa các thành viên gia đình.
Nhà lệch tầng là kiểu nhà tách sàn nhà dài thông thường thành các ô sàn nhỏ hơn, chênh cao độ, từ đó tạo ra nhiều không gian sử dụng và thông thoáng hơn.
Theo KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects), các thiết kế này khá phù hợp cho không mặt bằng nhà phố diện đa số hẹp và dài. Gia chủ cần lưu ý ba điều dưới đây khi muốn xây nhà lệch tầng mang lại hiệu quả.
Gia chủ gia chủ nên ưu tiên không gian sinh hoạt chung ở vị trí trung tâm khi xây dựng nhà lệch tầng.
Đối tượng
Cách chia nhà lệch tầng sẽ chia các không gian ra nhỏ và phân về một tầng. Vì vậy để tiếp cận mỗi không gian sẽ cần sử dụng cầu thang nhiều hơn so với kiểu tầng nhà phẳng thông thường.
Kiểu nhà này tùy trường hợp nhà có người già, trẻ nhỏ mà lưu tâm bố trí thiết kế cho hợp lý.
Diện tích
Gia chủ cần quan tâm nhu cầu về diện tích sử dụng mỗi không gian cho hợp lý, tránh chia các ô sàn quá nhỏ, làm vụn không gian, khó sử dụng và gây lãng phí diện tích.
Mỗi không gian có một diện tích sử dụng tối thiểu nên tính toán trước yêu cầu mỗi phòng khi thiết kế.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần xem xét có những khu vực chức năng nào có thể nhóm chung lại để phân về mỗi tầng cho gọn gàng, tiết kiệm.
Bố trí không gian
Trong kiểu nhà này sẽ có nhiều không gian hành lang ở vị trí chiếu tới vì sẽ có nhiều vế cầu thang hơn nhà thông thường. Vì khu vực này cũng là không gian thông tầng thoáng đãng, có thể tận dụng để làm không gian sinh hoạt chung ở các vị trí có diện tích đủ rộng hay trổ các cửa sổ mỗi phòng ra lấy sáng.
Nếu không đủ rộng thì có thể tận dụng chiều dọc làm nơi để kệ sách, tủ trưng bày, tủ để đồ, bàn học...Gia chủ còn có thể kết hợp sân vườn, giếng trời ở khu vực này để gia tăng thêm tiện ích cho căn nhà.
Mỗi phòng riêng của nhà lệch tầng thường sẽ bố trí về một tầng riêng để đảm bảo diện tích nên tính cô lập sẽ có khả năng tăng nên cần sự kết nối lại.
Vì vậy, gia chủ nên ưu tiên không gian sinh hoạt chung ở vị trí trung tâm nhà theo chiều cao để dễ tiếp cận các phòng riêng để tăng tính kết nối giữa các thành viên gia đình.
Đồng thời, gia chủ linh hoạt tăng diện tích tầng lệch này để thêm không gian sử dụng.
Nhà ống đẹp xuất sắc, ánh sáng rọi thẳng từ nóc xuống Nhìn bên ngoài, ngôi nhà của chị Mai Fang cũng giống các thiết kế nhà ống khác. Tuy nhiên, kiến trúc bên trong khá đặc biệt với giếng trời rộng, phòng ốc luôn đón được nắng, gió tự nhiên. Ngôi nhà ống giữa phố xá chen chúc, xây từ năm 2016 luôn mang đến năng lượng tích cực cho gia chủ qua giếng...