‘Bất mãn’ với đồng minh Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ Nga
“Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố trong buổi họp báo chung với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Ông Cavusoglu cũng khẳng định rằng Ankara không có ý định ủng hộ các biện pháp trừng phạt Iran, đồng thời cảnh báo Washington “cần phải từ bỏ lập trường sai lầm về những biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ”.
Theo ông Cavusoglu, việc đe dọa, gây áp lực từ Mỹ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ, để giải quyết những vấn đề đang tồn đọng trong quan hệ song phương, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cần phải quay lại đối thoại.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Cavusoglu khẳng định lập trường của Ankara về vụ mục sư người Mỹ Andrew Brunson, giọt nước tràn ly khiến quan hệ giữa hai nước xấu đi nghiêm trọng, sẽ không thay đổi.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 14/8 cho biết Moscow cảm kích trước việc Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tham gia những lệnh trừng phạt chống lại Nga và bày tỏ hy vọng rằng cách tiếp cận có lý lẽ sẽ thắng thế trong quan hệ quốc tế và các nước sẽ quay lại đối thoại phi chính trị.
Ông khẳng định các biện pháp trừng phạt của Mỹ, trong đó có trừng phạt mới nhất nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ là một chính sách bất hợp pháp và là một cách để Washington giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.
Video đang HOT
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đốt tiền USD nhằm phản đối những chính sách khắc nghiệt của Mỹ.
Ông Lavrov cho biết trong thời gian qua, Nga đã thảo luận về tính khả thi của việc sử dụng các đồng tiền nội tệ để giải quyết những thỏa thuận thương mại song phương với Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Iran.
Ngường đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định vai tro của đồng USD trong thương mại toàn cầu sẽ dần suy yếu.
Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giá “kinh hoàng” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, lên mức 20% và 50%.
Động thái của ông Trump đã đẩy căng thẳng giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), lên một ngưỡng mới. Trước đó, Washington đã áp các biện pháp trừng phạt lên nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả việc Ankara bắt giữ một mục sư người Mỹ.
Mặc dù bản thân cũng sử dụng iPhone nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới đây kêu gọi cấm iPhone và đồ công nghệ Mỹ.
Trước sức ép tăng thuế từ Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết có kế hoạch bắt đầu sử dụng đồng tiền lira thay vì USD trong giao dịch thương mại với các đối tác thương mại chủ chốt của nước này, trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran và Ukraine.
Mới đây, ông Erdogan cũng tuyên bố nước này sẽ tiến hành những biện pháp cụ thể để “bảo vệ tài sản của Thổ Nhĩ Kỳ”. Ông Erdogan cho rằng những công ty của Thổ Nhĩ Kỳ cần tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, còn đồ công nghệ Mỹ sẽ bị cấm, trong đó có iPhone.
Về phía Nga, đợt trừng phạt mới đây nhất mà Washington nhằm vào Moscow được công bố vào tuần trước, đáp trả vụ hạ độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal hồi đầu tháng 3 tại Anh.
Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ hiện còn đang cân nhắc một dự luật kiềm chế các hoạt động của các ngân hàng Nga có chi nhánh tại Mỹ.
Tin tức về các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến đồng ruble lao xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, đồng thời khiến thị trường chứng khoán Nga lao đao.
Đáp trả, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố rằng nước này sẽ tiếp tục cắt giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ đồng thời thúc đẩy giao thương bằng đồng ruble cùng các đồng tiền khác như euro và giảm sử dụng đồng USD trong thanh toán
Minh Đăng
Theo vietnamfinance/RT
Mỹ - Thổ bắt tay, người Kurd ngậm ngùi bị "hất cẳng" khỏi thành Manbij
Lực lượng người Kurd YPG sẽ rời Manbij, thông tin được xác nhận một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ nhất trí với "lộ trình" cho phía bắc Syria.
Một tay súng ở Manbij. Ảnh: RT.
Lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn thông báo hôm 5.6, phần lớn các lực lượng chiến đấu đã rời Manbij từ tháng 11.2016. Các cố vấn quân sự còn lại của lực lượng tại Hội đồng Quân sự Manbij đang chuẩn bị rời khỏi thành phố phía bắc Syria.
Việc rút quân được công bố vài giờ sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng, các tay súng YPG sẽ phải tước vũ khí và buộc phải rời Manbij như một phần lộ trình cho khu vực đã thống nhất với Mỹ.
Không rõ liệu các chiến binh người Kurd có phải giao nộp vũ khí của họ trước khi rời khỏi thành phố không.
Các chuyên gia cho rằng, động thái này không phải là một lựa chọn "miễn phí" và vẫn chưa biết ai sẽ kiểm soát thành phố.
Sự rút lui của YPG khỏi Manbij có thể vượt ra ngoài việc tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào của Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, Manish Rai, biên tập viên ViewsAround nhận định trên RT.
Ông nói thêm: "Ngay khi YPG di chuyển khỏi Manbij, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến vào thành phố. Nhưng cuối cùng, tôi nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bàn giao quyền kiểm soát thành phố cho lực lượng mà họ hậu thuẫn như đã làm ở Afrin".
Washington ủng hộ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đối tác chiến đấu chống khủng bố IS ở Syria. SDF có chủ lực là lực lượng người Kurd YPG, đang kiểm soát phần lớn vùng đông bắc Syria. Trong khi đó, Ankara coi nhóm này là một nhánh của Đảng Lao động người Kurd (PKK), mà Ankara và Washington đều liệt vào tổ chức khủng bố.
Theo Ngoại trưởng Cavusoglu, Washington vẫn không muốn chỉ định YPG là nhóm khủng bố. Sự ủng hộ đối với SDF đã khiến Washington rơi vào "tình thế khó xử" trong việc lựa chọn giữa người Kurd và đồng minh Ankara, nhà báo, chuyên gia Trung Đông Andrey Ontikov nói.
Sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Cavusoglu và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Washington đầu tuần này, hai đồng minh NATO nhất trí hợp tác để đảm bảo "an ninh và ổn định" tại Manbij - nhưng lộ trình vẫn chưa rõ ràng.
Dù vậy, trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Cavusoglu khẳng định, thành phố Manbij sẽ được cả lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ bảo vệ.
HẠ ANH
Theo Laodong
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo không cho Mỹ tiếp cận căn cứ quân sự vì thương vụ F-35 Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara có thể cân nhắc không cho Mỹ tiếp cận căn cứ không quân NATO Incirlik cũng như tìm một nhà cung cấp máy bay chiến đấu khác nếu Mỹ không bàn giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đã ký kết. Máy bay F-35 của Mỹ (Ảnh:...