“Bắt mạch” quan hệ Mỹ-Trung qua phi vụ “vũ khí cho Đài Loan”
Mỹ quyết định nâng cấp, chứ không bán máy bay chiến đấu tối tân cho Đài Loan, là đã “xuống thang” với Trung Quốc? Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước thỏa thuận Mỹ-Đài, nhưng Bắc Kinh có thể không đưa ra các biện pháp trả đũa Mỹ?
Đã “bùng nổ” nhiều phân tích về quan hệ Trung – Mỹ qua phi vụ liên quan đến Đài Loan lần này.
Các máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan trong một cuộc trình diễn năm 2007.
Tại sao Mỹ không bán F-16 thế hệ mới cho Đài Loan?
Hôm 21/09/2011, bộ Quốc phòng Mỹ đã chính thức thông báo Quốc hội là Lầu năm góc chấp thuận giúp Đài Loan hiện đại hóa 146 máy bay F16 A/B. Dự án này, trị giá 5,8 tỷ USD, còn bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị mới, hỗ trợ về hậu cần và đào tạo.
Trước đó, nhiều dân biểu Mỹ đã ủng hộ việc bán máy bay tiêm kích mới F16 C/D cho Đài Loan. Do Trung Quốc kịch liệt chống lại dự án này, lo ngại quan hệ song phương lại rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài, bộ Quốc phòng Mỹ lựa chọn giải pháp trung gian, không bán máy bay loại mới mà chỉ giúp hiện đại hóa máy bay loại cũ.
Các quan chức Mỹ nói máy bay chiến đấu F-16 A/B sẽ được trang bị thêm để chúng đạt các tiêu chuẩn tương tự như mô hình tiên tiến C/D. Đây là loại máy bay chiến đấu mà Đài Loan đã làm đủ cách vận động để mua cho được 66 chiếc. Giờ đây, họ đã thất bại, mặc dù chiều 21/4, người đứng đầu cơ quan Quốc Phòng Đài Loan cho là “vụ mua bán này đang bị tạm ngừng, chứ không bị hủy bỏ”.
“Giải pháp thay thế đề nghị nâng cấp đội máy bay chiến đấu F-16 đời cũ do Mỹ sản xuất, phần chủ yếu trong một kế hoạch buôn vũ khí trọn gói tốn kém 5,85 tỉ USD, đã được chấp thuận như một giải pháp ngắn hạn”, một quan chức quốc phòng Đài Loan nói.
Một giới chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết việc nâng cấp đội máy bay chiến đấu phản lực F-16 của Đài Loan sẽ giúp cho các máy bay chiến đấu này có được chất lượng ở mức của loại máy bay chiến đấu tiên tiến hơn mà Đài Loan muốn mua.
Nhưng nhiều nhà phân tích nói rằng quyết định phê duyệt nâng cấp – chứ không phải là cung cấp các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn – được đưa ra để xoa dịu Bắc Kinh, nước đã có các cảnh báo rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ bị ảnh hưởng nếu vụ mua bán này được thực hiện.
Nhiều đồng minh ở khu vực Đông Á nhìn nhận sự kiện này như “bằng chứng cho thấy là quyền lực của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn trong quyết định này”.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Voltaire Gazmin nói: “Trung Quốc là một yếu tố mà người Mỹ không thể gạt qua một bên được. Giờ đây, Trung Quốc là một tay chơi đáng nể trên trường quốc tế rồi”.
Ngay trong nội bộ nước Mỹ, đã có nhiều chỉ trích cho là “Mỹ xem trọng quan hệ đối tác với Bắc Kinh hơn an toàn của các đồng minh trong khu vực”. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John Cornyn, mô tả quyết định mới của Mỹ “như một cái tát vào mặt đồng minh lâu đời”.
Video đang HOT
Ở khu vực, như tại Hàn Quốc, một số học giả cho rằng “Washington sợ bị bể nồi cơm kinh tế khi bán một số máy bay cho Đài Loan”.
Quyết định của Washington nay sẽ được chuyển sang cho Quốc hội phê duyệt.
“Bói” phản ứng của Trung Quốc
Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước thỏa thuận của Mỹ nâng cấp hạm đội máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất đã cũ kỹ của Đài Loan. Nhưng có thể đó không phải là phản ứng duy nhất.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố hợp đồng trị giá 5,85 tỉ USD “sẽ không tránh khỏi làm suy yếu mối quan hệ song phương”, bao gồm hợp tác quân sự và an ninh giữa hai quốc gia.
Có phân tích cho rằng ngoài việc biểu thị phản ứng mạnh mẽ, Bắc Kinh khó có thể không đi xa hơn và sẽ không đưa ra các biện pháp trả đũa Mỹ.
Trung Quốc vốn luôn có phản ứng mạnh mẽ trước các hợp tác quân sự của Mỹ với Đài Loan. Năm ngoái, khi Mỹ bán tên lửa và các trang thiết bị khác cho Đài Loan, Trung Quốc đã đình chỉ các hoạt động trao đổi quân sự với Mỹ.
Nhưng liệu Bắc Kinh có làm gì để chứng tỏ sự bất bình này hay không, thì vẫn còn chưa rõ.
Dù vậy, nhiều ý kiến hơn cho rằng ít có khả năng quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington lại xấu đi đến mức làm gián đoạn quan hệ quân sự song phương như hồi tháng 1/2010, sau khi Washington bán vũ khí cho Đài Bắc.
Ông Jean Pierre Cabestan, thuộc Đại học dòng Tên ở Hồng Kông, khẳng định: “Có thể giới quân sự sẽ có những biện pháp để đối phó tốt hơn với loại máy bay F-16 được cải tiến, nhưng họ sẽ không đình chỉ quan hệ quân sự với Mỹ như đã làm trước đây”.
Mặt khác, vẫn theo chuyên gia này, thì vào tháng 1/2012, Đài Loan có bầu cử tổng thống. Trung Quốc ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân đảng. Yếu tố này cũng sẽ buộc Bắc Kinh phải phản ứng có chừng mực.
Để làm dịu bầu không khí, cơ quan phụ trách hợp tác quốc phòng và an ninh của Lầu Năm góc trấn an rằng việc hỗ trợ Đài Loan trong đào tạo và hậu cần “sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự trong vùng”.
Năm 1979, Quốc hội lưỡng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật quy định là Mỹ phải cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Theo Dân Trí
Vì sao Mỹ quyết tâm bán vũ khí cho Đài Loan?
Mỹ luôn coi Đài Loan là quân cờ chiến lược để ngăn chặn TQ, ngăn cản hải quân TQ tiến ra Thái Bình Dương.
Hiện nay, một bộ phận chính khách Mỹ ra sức thúc giục chính phủ Obama khởi động đợt bán vũ khí mới cho Đài Loan.
Gần đây, "Thời báo Washington" dẫn lời "các quan chức chính phủ và quốc hội Mỹ" giấu tên cho biết, Tổng thống Mỹ Obama đã quyết định bán vũ khí cho Đài Loan trị giá khoảng 4,2 tỷ USD, bao gồm nâng cấp các bộ phận linh kiện của máy bay chiến đấu F-16A/B.
Máy bay chiến đấu IDF của quân đội Đài Loan
Do liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và kêu gọi phía Mỹ thực hiện 3 thông cáo chung Trung-Mỹ, đặc biệt là nguyên tắc của thông cáo "8.17", chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan.
Báo Trung Quốc cho rằng, nhiều năm qua, Mỹ bất chấp tình cảm dân tộc và nguyên vong thống nhất của nhân dân Trung Quốc, nhiều lần bán vũ khí cho Đài Loan (?), coi lợi ích bá quyền của mình cao hơn lợi ích chủ quyền của Trung Quốc. Trên thực tế, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan thực chất là phản ánh xu thế chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc.
Thứ nhất, Mỹ coi Đài Loan là một điểm then chốt để Mỹ bố trí chiến lược ở Đông Á
Trung Quốc coi Đài Loan là lợi ích cốt lõi, nên liên tục phản đối Mỹ can thiệp công việc nội bộ của nước này
Mỹ không thay đổi ý đồ dùng Đài Loan làm con bài bảo vệ sự ổn định chiến lược bá quyền Đông Á. Cơ quan tham mưu của chính phủ Mỹ vừa công bố "Liên bang châu Á thế kỷ 21" cho rằng, nếu Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, châu Á có thể bị chia làm đôi, không những tiếp tục đe dọa đến Bộ Chỉ huy của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, mà biển Đông cũng sẽ trở thành nội thủy của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ mất đi chiều sâu chiến lược.
Thứ hai, Mỹ chưa thay đổi quan điểm coi Đài Loan là quân cờ chiến lược để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc
Với quyết định mới, Mỹ sẽ chỉ nâng cấp máy bay chiến đấu F-16A/B cho quân đội Đài Loan
Trước đây, có người trong chính giới Mỹ chủ trương bây giờ là lúc Mỹ buông lỏng Đài Loan. Nhưng ngày 6/9, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại - Hạ viện Mỹ Ross Lehtinen đã đưa ra "Dự thảo hành động chính sách đối với Đài Loan năm 2011", yêu cầu tăng cường "Luật quan hệ với Đài Loan" và kêu gọi tạo sự ủng hộ nhiều hơn về quân sự và kinh tế đối với Đài Loan.
Điều này phản ánh một bộ phận người Mỹ tiếp tục coi Đài Loan là quân cờ chiến lược ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc.
Thứ ba, Mỹ không thay đổi mục tiêu biến Đài Loan trở thành vật cản ngăn chặn hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.
Trung Quốc bố trí hàng nghìn quả tên lửa ở duyên hải đông nam khiến cho Eo biển Đài Loan mất cân bằng về quân sự, đe dọa lợi ích chiến lược của Mỹ
Người Mỹ coi Đài Loan là cái "then cửa" đi ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc. Chỉ cần đóng chặt then cửa này, hải quân Trung Quốc sẽ không dễ dàng đi ra Thái Bình Dương.
Vì vậy, một mục tiêu của Mỹ trong việc vũ trang cho Đài Loan để ngăn chặn Trung Quốc chính là cần tăng cường cho cái "then cửa" này, phong tỏa hải quân Trung Quốc trong chuỗi đảo thứ nhất.
Thứ tư, Mỹ không thay đổi ý đồ ngầm thúc đẩy "Đài Loan độc lập", ly khai khỏi Trung Quốc
Mỹ bày tỏ hoan nghênh quan hệ hai bờ ấm lên, nhưng bên trong lại rất không vui và cảnh giác, quan tâm chặt chẽ động thái phát triển quan hệ hai bờ, đồng thời không ngừng truyền đi chỉ lệnh đối với Quốc Dân Đảng và Dân Tiến Đảng của Đài Loan.
Phó Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề ngoại giao Hạ viện Mỹ Berman khẳng định, theo báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ mới công bố, sức mạnh quân sự của hai bờ rõ ràng đã mất cân bằng, nghiêng về Trung Quốc. Để đối phó với mối đe dọa mất cân bằng này, ông tin chắc rằng, Mỹ phải tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan, để Đài Loan có khả năng tự phòng thủ.
Mặc dù bị Trung Quốc không ngừng phản đối, Mỹ vẫn quyết định bán vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan. Tuy không bao gồm máy bay chiến đấu F-16C/D, nhưng quyết định này tiếp tục thúc đẩy chiến lược của Mỹ ở Đông Á và đối với Trung Quốc
Thứ năm, Mỹ không thay đổi ý đồ chiến lược kinh tế đó là, lấy vấn đề Đài Loan để bòn rút lợi ích kinh tế.
Chính phủ Mỹ một khi phê chuẩn vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan lần này, trước tiên sẽ là hành động thúc đẩy chiến lược Đông Á và chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ, thứ hai khoản tiền bán vũ khí khổng lồ sẽ cứu lấy dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 đang rơi vào nguy cơ đóng cửa của Mỹ, hơn nữa còn đem lại nguồn thu lớn cho chính phủ Mỹ.
Vấn đề Đài Loan trở thành "con gà đẻ trứng vàng" của Mỹ.
Theo Giáo Dục VN
Trung Quốc phủ nhận tin cung cấp vũ khí cho Libya Theo hãng tin AFP và Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/9 khẳng định các công ty của nước này không cung cấp "bất cứ sản phẩm quân sự" nào cho Libya, sau khi có thông tin về việc Bắc Kinh đề nghị bán vũ khí cho nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya, Muammar Gaddafi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại...