Bắt mạch kinh tế hành tinh
Đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Davos của Thụy Sĩ.
Bên trong hội trường diễn ra Diễn đàn kinh tế thế giới 2015
WEF lần đầu tiên được biết đến vào tháng 1-1971, khi một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu châu Âu gặp nhau dưới sự bảo trợ của Ủy ban châu Âu và Hiệp hội công nghiệp châu Âu. Hơn bốn thập kỷ qua, WEF luôn cung cấp cho các nhà lãnh đạo chính phủ, những người đứng đầu các ngành công nghiệp, học viện… và các phương tiện truyền thông một nền tảng cơ bản để hình thành các chương trình nghị sự cũng như các giải pháp toàn cầu. Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức tại Davos, còn được gọi là Diễn đàn Davos.
Với vai trò như vậy, năm nay, người ta nhìn về Davos để tìm kiếm những ý tưởng mới trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần thoát khỏi giai đoạn suy thoái với mức tăng trưởng được dự báo khoảng 3,8% trong năm 2015, trong đó kinh tế Mỹ dẫn đầu về tốc độ phục hồi. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu cũng đã dịu bớt và nợ của các hộ gia đình đang có chiều hướng giảm. Một số quốc gia, đặc biệt là Tây Ban Nha, Ireland và Latvia đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cải cách cơ cấu, khôi phục tài chính công và hệ thống ngân hàng.
Trong 2 ngày qua, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và học giả đã thảo luận về bối cảnh quốc tế mới, đồng thời khuyến nghị các biện pháp cải thiện quản trị toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Để tận dụng thời cơ đang mở ra, hội nghị lần này cho rằng, các nước cần quan tâm đến 10 thách thức. Đó là môi trường ô nhiễm và khan hiếm tài nguyên; kỹ năng làm việc và nguồn nhân lực; bình đẳng giới; đầu tư dài hạn, cơ sở hạ tầng và phát triển; an ninh lương thực và nông nghiệp; thương mại và đầu tư quốc tế; tương lai của Internet; tội phạm toàn cầu và chống tham nhũng; hòa nhập xã hội; tương lai của hệ thống tài chính.
Việc tìm lời giải cho các thách thức trên được thực hiện thông qua 280 phiên họp tại Davos lần này. Các chuyên gia thảo luận về tăng trưởng kinh tế, hợp tác phát triển, các vấn đề xã hội đến môi trường, xung đột địa chính trị, dịch bệnh, năng lượng mới, an ninh lương thực, tương lai của Internet đến sự phát triển hệ thống tài chính…
Video đang HOT
Ngày 24-1 hội nghị mới kết thúc nhưng kết quả của nó chắc chắn sẽ tác động tới nền kinh tế toàn cầu. Điều đó cũng dễ hiểu bởi Diễn đàn Davos luôn quy tụ những cá nhân có ảnh hưởng nhất thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà giá vé vào cửa để tham gia các sự kiện tại Davos lên tới 20 nghìn USD, giá một đêm phòng khách sạn hạng trung tại Davos là 700 USD và giá để thuê một chuyến máy bay cá nhân cho các ông chủ đi họp khoảng 10.000 – 20.000 USD/giờ. Để đảm bảo an toàn cho sự kiện, nước chủ nhà đã huy động tới 5.000 nhân viên an ninh và dù là nguyên thủ hay siêu tỷ phú, người tham dự đều phải xếp hàng qua cổng kiểm tra an ninh.
Hy vọng, với sự chuẩn bị chu đáo trên, hội nghị Davos năm nay sẽ là điểm khởi đầu cho một thời kỳ khôi phục lòng tin toàn cầu.
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Ukraine nói Nga đưa 9.000 binh sĩ vào miền đông
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng Nga có hơn 9.000 binh sĩ và 500 xe tăng tại miền đông Ukraine đang chìm trong xung đột, một cáo buộc bị Mátxcơva bác bỏ.
Tổng thống Poroshenko phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP)
Phát biểu ngày 21/1 tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Poroshenko cho hay các binh sĩ Nga ở miền đông Ukraine được hỗ trợ bởi các vũ khí hạng nặng, trong đó có xe tăng và các hệ thống pháo.
"Nếu đây không phải là sự khiêu khích thì sự khiêu khích là cái gì?", ông Poroshenko đặt câu hỏi.
Ông Poroshenko hối thúc Nga rút các binh sĩ và tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 9 năm ngoái tại Minsk, Belarus, trong bối cảnh chiến dịch leo thang giữa các binh sĩ Ukraine và phe ly khai ở miền đông.
Thỏa thuận mở đường cho việc rút các vũ khí hạng nặng của cả hai bên khoi đương ranh giơi theo thoa thuân Minsk đa quy đinh và trao đổi tù nhân. Thỏa thuận cũng quy định rằng việc kiểm soát biên giới Ukraine-Nga, một số khu vực trong đó hiện do phe ly khai thân Nga kiểm soát, sẽ được trao lại cho phía giới chức Ukraine.
Tổng thống Poroshenko sẽ cắt ngắt chuyến công du Davos để trở về Kiev nhằm đối phó với tình hình đang xấu đi ở miền đông.
Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng binh sĩ nước này đang tham gia chiến đấu cùng phe ly khai tại các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine.
Chiến sự đang leo thang ở miền đông Ukraine. (Ảnh: AP)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 21/1 thừa nhận rằng thỏa thuận ngừng bắn ở đông Ukraine đã thất bại do đường ranh giới không được tôn trọng.
Ông Lavrov cho hay ông sẽ "hối thúc một thỏa thuận ngừng bắn ngay tức thì" cũng như việc rút các vũ khí hạng nặng khỏi đường ranh giới.
Nga đã cố gắng "hết sức" để giải quyết cuộc xung đột và "duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", ông Lavrov nói, nhấn mạnh rằng không có bằng chứng về việc các binh sĩ hay vũ khí Nga vượt qua biên giới.
Các cuộc đối thoại nhằm giảm căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine đang diễn ra tại thủ đô Berlin, với sự tham gia của ngoại trưởng Nga, Ukraine, Pháp và Đức.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Giành giật Đông Ukraine, hai phe thương vong lớn Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 21/1, Chỉ huy phó dân quân CH Donetsk tự xưng (DPR) Edward Basurin cho biết quân đội Ukraine đã tổn thất 500 binh lính trong các cuộc giao tranh với lực lượng đòi độc lập trong 3 ngày qua. Ngoài ra, khoảng 1.500 binh lính Ukraine đã bị thương. Lực lượng DPR cũng phá hủy...