Bất lực và chán ngán với chị chồng
Có lần chị em ngồi nói vui với nhau rằng cánh đàn ông không thương vợ. Duyên có bông đùa vài câu về chồng thì ngay lập tức, tối đó, chị chồng loan tin cho cả nhà rằng Duyên chỗ nào cũng ngồi lê đôi mách, nói xấu chồng và nhà chồng. Chị kể ra những chuyện mà Duyên cứ ngẩn ngơ không biết ở đâu ra.
Không thể chịu đựng nổi thoái dựng chuyện của chị chồng.
Ngồi ngẫm nghĩ lại những dòng tin nhắn mà Hương – người chị chồng gửi vào máy điện thoại của mình, chị Liên (Khương Trung, Hà Nội) tức đến nghẹn cổ. Chị quyết định, lần này phải làm cho ra chuyện.
Đã rất nhiều lần, chị Liên nhận được những dòng tin nhắn mắng chửi cả “tông ti họ hàng” nhà mình từ phía chị chồng. Thế nhưng, chị vẫn cam chịu nín nhịn. “Cãi qua cãi lại không được ích lợi gì. Nói với chồng mọi chuyện cũng không thể khá hơn, nên mình chọn phương án im lặng” – chị Liên cho biết.
Theo lời chị Liên, mọi “ân oán” giữa chị và chị chồng xuất phát từ việc bố mẹ chồng chị phân chia tài sản. Do chồng chị là con trai trưởng nên ông bà có phần ưu ái. “Nói là ưu ái nhưng cũng chỉ là thêm dăm bảy mét vuông đất ở căn nhà thờ. Thế nhưng tính ích kỉ và sự kèn cựa cứ ngày một dâng lên khi chị chồng thấy ông bà quấn cháu nội hoặc ông bà cho cháu chút quà hay vài đồng ăn bánh…” – Chị Liên tiếp lời.
Sâu chuỗi lại những ác ý mà người chị chồng bóng gió, rồi thể hiện ra mặt trước đó, cho đến hành động điên rồ lúc này, chị Liên cho: “Có lẽ do mình cứ im lặng nên người ta càng lấn tới”.
Như để chứng minh cho lời nói của mình là đúng, chị Liên lấy điện thoại, lục lại những tin nhắn mà người chị chồng gửi cho chị: “Đấy, có ai đời, chị chồng mà đối xử với em dâu thế này không? Đâu chỉ là nhục mạ, xúc phạm mình tôi, mà chị ấy còn dùng lời lẽ thô tục bới móc chuyện mẹ đẻ tôi li hôn. Nhắn tin cho tôi chưa hả, chị nhắn cả cho chồng tôi, dựng chuyện bắt gặp tôi thân thiết với người này, người kia để vợ chồng mâu thuẫn, lục đục”.
Câu chuyện lên đỉnh điểm khi chị chồng đơm đặt, dựng chuyện chị Liên ăn nói hỗn hào, mắng chửi bố mẹ chồng sau lưng: “Dù không biết đúng sai bao nhiêu nhưng khác máu thì tanh lòng. Giữa con dâu và con gái bố mẹ chồng tôi chắc chắn sẽ tin con gái hơn.
Tình cảm giữa tôi và nhà chồng cũng từ đó mà rạn nứt. Trong khi mối quan hệ của tôi với bố mẹ chồng đang gặp trục trặc thì chị chồng tranh thủ cơ hội nhấn nhá, bêu xấu tôi… Hình như việc &’khủng bố’ tôi bằng tin nhắn khiến chị thấy hả hê”.
Chị Liên khép lại câu chuyện rối ren của gia đình mình bằng suy nghĩ quyết liệt rằng sẽ mang vấn đề này ra buổi họp gia đình để làm rõ “Rồi muốn ra sao thì ra”.
Video đang HOT
Dung, 26 tuổi (Phố Vọng, Hà Nội) cũng chưa nguôi nỗi hận với Loan – người chị chồng bằng tuổi với chị.
Ngày bước chân về làm dâu nhà chồng, Dung vẫn nghĩ có được chị chồng cùng tuổi sẽ tâm đầu ý hợp vì chị em cùng quan điểm và cách sống. Mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn tốt đẹp nếu chị chồng không thay đổi sau khi lấy chồng và đưa chồng về ở rể nhà bố mẹ đẻ.
Một tháng sau ngày cưới, lấy lý do nhà chồng đông người, chỗ ở chật chội, Loan và chồng dọn về nhà đẻ ở. Cả nhà, trong đó có Dung hoan hỉ đón chào vì từ khi Loan đi lấy chồng, Dung không còn ai thủ thỉ, hàn huyên những khi chồng đi công tác.
Thế nhưng va chạm bắt đầu xảy ra khi Dung nấu ăn không hợp khẩu vị với chồng Loan; phòng của vợ chồng Dung rộng hơn phòng của vợ chồng Loan…
“Biết rằng sống với nhau nhiều không tránh khỏi va chạm nhưng đúng là lắm nỗi ấm ức. Mình nấu ăn thì Loan bảo rằng chỉ nấu những món vợ chồng mình thích, không để ý đến người khác. Rồi đòi đổi phòng khi so sánh phòng vợ chồng mình rộng hơn” – Dung nói.
Chuyện trở nên phức tạp hơn khi cả Dung và Loan sinh em bé. Mẹ đẻ Dung đến chăm con trong những ngày ở cữ thì bị Loan soi mói, bóng gió “ở bẩn”; “có cái bát rửa cũng không sạch”; “vét hết đồ ngon cho con bà ấy ăn”…
Nghĩ ấm ức cho mẹ đẻ mình khi đến nhà người nấu nướng, giặt giũ, phơi phóng cho 2 bà đẻ, đã không được tiếng cảm ơn lại còn bị nói nặng nhẹ, Dung góp ý với Loan thì cô rùm beng: “Cô nên nhớ, cô là em dâu tôi, cô đang ở trong nhà tôi. Đừng có cái thói láo toét, ăn nói với chị chồng kiểu cá mè một lứa… Không ở nổi thì đi chỗ khác”.
Trong tình hình đó, bố mẹ chồng Dung cũng chỉ biết ngượng nghịu xin lỗi bà thông gia với lý do “Gái đẻ xồn xồn”.
Những tưởng mọi chuyện dừng lại ở đó, thế nhưng Loan quá quắt tìm đủ mọi cách để bêu xấu em dâu và bà thông gia. Lúc thì Loan đi đại tiện, không xả nước. Rồi lúc sau, chính cô đi vào kêu lên oai oái: “Bà thông gia đi nặng mà sao không xả nước thế. Kinh quá”.
Có khi cô lại chĩa ánh nhìn mỉa mai về phía bà thông gia nói: “Giờ thêm một người trong nhà có khác, cái gì cũng nhanh hết, sữa hết, thức ăn tốn”. Rồi cô không tiếc lời buôn với hàng xóm em dâu vụng về, tham ăn thế nào, bà thông gia tắt mắt ra sao… Cái tiếng bà thông gia ăn trộm cả gói giấy ướt mang về nhà lan ra khắp phố cũng từ miệng Loan mà ra.
“Đúng thật mình tức nghẹn mà không thể làm gì được. Muốn giữ cho yên cửa, yên nhà nên mình không chấp. Nhưng nghĩ thật tủi cực cho mẹ mình. Vợ chồng mình mấy lần định nói cho ra nhẽ nhưng bà gạt đi bảo gái đẻ tính khí thế. Mình cũng gái đẻ đây, có hành động lỗ mãng thế đâu” – Dung hậm hực nói.
Chị chồng của Duyên (Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) vốn là dân buôn bán kinh doanh nên giàu có. “Tiền bạc đi thường kèm với sự kiêu hãnh, độc đoán. Chị chồng mình không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều lời, thích xen vào chuyện gì là không cần biết chuyện đó có phải nhà mình không, có ảnh hưởng đến người khác không” – Duyên ngao ngán nói.
Qua lời kể của Duyên thì chị chồng cô ghét ai là ghét ra mặt, không tiếc lời phỉ báng, vùi dập, thậm chí dựng chuyện để “nhúng người đó xuống bùn”. Và Duyên chính là một trong những người mà chị chồng cô “không thể tha” chỉ vì tội không khéo nịnh, đã chê váy chị mặc xấu, nói chị béo.
Vốn là người thẳng tính, không quen bợ đỡ nên Duyên cứ có sao nói vậy. Ban đầu Duyên không nhận ra những bất thường của chị. “Nhưng sau vài lần nhờ chị chồng chỉ giúp, việc gì chị cũng hướng dẫn sai để mình làm hỏng chuyện. Đó cũng là cái cớ để chị đem chuyện mình vụng về, không làm gì nên hồn chuyển thẳng tới tai bố mẹ mình” – Duyên cho biết.
Duyên kể thêm, có lần chị em ngồi nói vui với nhau rằng cánh đàn ông không thương vợ. Duyên có bông đùa vài câu về chồng thì ngay lập tức, tối đó, chị chồng loan tin cho cả nhà rằng Duyên chỗ nào cũng ngồi lê đôi mách, nói xấu chồng và nhà chồng. Chị kể ra những chuyện mà Duyên cứ ngẩn ngơ không biết ở đâu ra.
“Chị bảo rằng trước mặt chị còn không kiêng nể gì, nói chồng thế nọ, thế kia thì đừng chối không kể tội nhà chồng với người này, người khác. Rồi chị ấy liệt ra hàng tá chuyện do chính chị đơm đặt để ngay cả chồng cũng quay ra quát mắng mình.
Sau lần đó, chị còn rêu rao mình là đứa bất trị, đã không khôn khéo, dạy cho còn cãi. Mình thấy bất lực và thực sự sợ chị” – Duyên chán nản cho biết.
Theo VNE
Chị chồng... tốt bụng
Ngày đầu em bước chân về nhà chồng, em vẫn nhớ mãi, chị là người đầu tiên nhìn em trìu mến, cười với em...
Em về nhà chồng làm dâu, những ngày tháng nơm nớp lo sợ bắt đầu. Em run rẩy chân tay, miệng lắp bắp chào bằng những tiếng nhỏ nhẹ. Từ trước tới giờ, người thân, bạn bè đã nhồi vào đầu em những câu chuyện, &'về nhà chồng là phải sống cho cẩn thận kẻo bị mẹ chồng la, anh chị chồng soi mói. Về nhà chồng là phải dè chừng cái này cái kia, đừng làm tự do, thích gì làm nấy, chẳng có người mẹ chồng nào tốt với con dâu đâu'. Đấy là họ nói với em thế, nên trước khi em về nhà chồng, em đã chuẩn bị cho mình cả một hành trang lớn, đầy ắp những suy nghĩ vì sao và những câu trả lời để sẵn sàng cho những câu hỏi của mẹ chồng và gia đình chồng.
Sau ngày rước dâu, em biết, mình sắp sửa một hành trình dọn dẹp cho tới đêm. Tất cả nhà không ai làm gì, ngồi nghỉ ngơi vì bố mẹ, các dì, các bác nói, họ đã trải qua những ngày mệt mỏi, lo lắn cho con trai họ. Còn em, dù cũng mệt như họ, hoặc là mệt hơn gấp mấy lần, nhưng em bắt đầu lao vào công việc. Em rửa gần chục mâm bát ăn cơm buổi tối, buổi trưa thì đặt cỗ họ đã mang bát đĩa về, bát đĩa này là của nhà mình bày ra. Em thay ngay bộ váy cô dâu bằng bộ quần áo ở nhà.
Em hùng hục dọn, quét sân, quét nhà, lau chùi bàn ghế và mang bát ra bể rửa. Em cặm cụi, mệt không chịu nổi nhưng phải cố căng mắt. Mấy hôm nay, vì áp lực lấy chồng, em chưa dám ngủ, nói đúng hơn là không ngủ được. Em suy nghĩ đủ thứ, sợ một trách nhiệm mới là làm vợ và làm dâu. Rồi em cứ thế theo dòng suy nghĩ và rửa, bọt bắt tung tóe khắp mặt, khắp người...
Em suy nghĩ đủ thứ, sợ một trách nhiệm mới là làm vợ và làm dâu. Rồi em cứ thế theo dòng suy nghĩ và rửa, bọt bắt tung tóe khắp mặt, khắp người... (ảnh minh họa)
Bỗng có một cái huých tay nhẹ, &'này, ngồi lui vào để chị tráng bát cùng, rửa thế đến bao giờ'. Em ngẩng đầu lên, chị thấy em khóc. Em không khóc vì cảm thấy mệt, mà vì em thấy tủi thân khi làm một mình còn cả nhà ngồi trong nhà, không ai hỏi han em lấy một câu. Em không khóc vì lười làm hay thấy ức chế mà em khóc vì nhớ mẹ, nhớ những tháng ngày em là con gái của mẹ em, mẹ vì thương em sắp lấy chồng nên nấu cơm nấu nước cho em ăn, bát cũng không bắt em rửa... Đó là những ngày em được mẹ cưng chiều nhất từ trước tới giờ, mẹ biết em sắp phải xa em gái...
Chị giúp em cả buổi tối, thế mà khi người trong nhà nhìn thấy, có dì nói vọng ra &'cái Nga, mày vào đây ngay dì bảo này, việc ấy cứ để cái Lan làm, sao phải làm chứ. Nó con dâu mới cho nó làm... &'. Những câu nói ấy ngấm vào xương vào tủy em, em run rẩy sợ hãi, liếc lên nhìn trộm chị. Em giật mình khi thấy chị nhìn em, vì em sợ chị nghĩ em này kia, ghét bỏ dì. Nhưng không, chị cười, chị bảo &'không có gì phải lo lắng đâu, nhà này tính ai cũng thế, các dì nói vậy cho vui thôi chứ các dì cũng dễ chịu lắm', rồi chị vào nhà.
Cuối cùng thì đống bát đĩa cũng xong. Các dì về, em đon đả chào mọi người rồi lại tiếp tục lau dọn nhà cửa cho sạch sẽ. Không ai nói gì, chồng em thì say rượu nằm trên nhà, em hơi tủi thân. Mẹ cứ để em lau, bố thì cũng đi ngủ. Em hì hụi làm mãi, chị bảo &'thôi, nhà thì để đó sáng mai lau, bây giờ muộn rồi, lên ngủ với chồng. Nay là đêm tân hôn mà, phải giữ sức'. Nói rồi chị cười rất tươi. Em ngại quá không dám, em thỏ thẻ &'thôi chị ạ, cứ để em làm xong đã, mai sợ mọi người dậy lau rồi lại ướt, đi trơn'. Thế là chị lại lao vào giúp em.
Em chưa thực sự hiểu tính nết của chị, cũng không biết chị nghĩ thế nào về em. Nhưng, ngày đầu bước chân về làm dâu, em đã có được sự an ủi là chị. Em cũng cảm thấy có chút may mắn rồi. Em bớt run sợ đi.
Em không biết chị thế nào, sau này ra sao và chị em ta có xảy ra chuyện gì hay không.(ảnh minh họa)
Ở nhà mình, em biết, không ai yêu quý em, vì khi em về ra mắt, bố mẹ đã không hài lòng về em. Họ bảo, em và con trai bố mẹ, tức là em trai chị không hợp với em. Bố mẹ ra sức ngăn cấm nhưng vì anh kiên quyết, nên chúng em được cưới nhau. Thế nên em càng sợ những ngày tháng làm dâu nhà chồng. Vì yêu em trai chị nên em đã cố gắng để bản thân mình không bị tổn thương nhiều, em ố gắng lấy hết tinh thần để chuẩn bị hành trang làm dâu. Em hoảng hốt thế nào trong cái thời khắc đặc biệt của cuộc đời. Lẽ ra em phải thật vui, phải thật hạnh phúc thì trong ngày mặc váy cưới, nhưng trong nụ cười của em, có cả trăm nghìn nỗi lo toan.
Kết thúc một ngày làm việc mệt nhoài, em xin phép lên phòng nghỉ ngơi. Chồng em ngủ say tít sau một ngày vui trọn vẹn của anh ấy, anh ấy chẳng có thời gian mà để ý đến em. Sáng hôm sau, em tỉnh dậy dọn dẹp sớm, dù không có nhiều thứ để làm vì hôm qua em đã dọn hết rồi nhưng em vẫn phải trình diện để mẹ nhìn thấy em. Em không muốn bị mang tiếng, con dâu ngày đầu về đã ngủ nướng, áp lực vô cùng.
Ngày đầu tiên, em dậy chuẩn bị nấu nướng, giặt giũ. Có rất nhiều quần áo sơ mi của cả nhà, mẹ bảo em vò để cho sạch, không cho vào giặt máy, em làm hết. Em cũng thấy mệt lắm chị ạ, nghĩ tủi thân lắm, vì thật ra, việc ấy đâu có cần thiết nhưng mẹ vẫn muốn em làm. Và chị lại giúp em, chị lại ra nói chuyện nhỏ to, vui vẻ, trêu đùa em cho em vui. Chị hỏi han em nhiều thứ. Có lẽ, chị là người con gái giống như em, chị hiểu, sau này chị cũng sẽ phải làm dâu và biết đâu, chị cũng sẽ chịu cảnh mẹ chồng con dâu như em lúc này...
Em không biết chị thế nào, sau này ra sao và chị em ta có xảy ra chuyện gì hay không. Nhưng em cám ơn chị, vì dù sao ngay từ ngày đầu em bước chân về nhà mình, chị đã là người cười với em đầu tiên, chào đón em đầu tiên và còn giúp em nữa. Em vui lắm, em thấy được động viên và an ủi nhiều lắm. Em đã hiểu rằng, trên đời này có nhiều người không bao dung độ lượng nhưng cũng có những người thật lòng tốt với ta. Gia đình chồng là nơi nhiều áp lực, nhưng không phải ai cũng muốn gây áp lực cho mình. Chị giúp em hiểu, trong các mối quan hệ, chỉ cần đối xử chân thành với người, ắt người sẽ đối đáp lại với mình bằng chính sự chân thành ấy.
Theo Khampha
Những bà chị chồng "khó ưa" Tuy đã lấy chồng và sống gần đó, nhưng những bà chị chồng "khó ưa" này mỗi khi về nhà chồng luôn soi mói, xúc phạm, tìm cách lợi dụng và thậm chí thể hiện quyền hành với em dâu. Gần 1 năm làm dâu, Thảo (27 tuổi) rất quý bố mẹ chồng và em chồng của mình. Duy chỉ có bà chị...