Bắt lỗi sai của mẹ khi cho con ngủ
Không it bố mẹ mắc phải những lỗi này khiến bé thức giấc giữa đêm hay thường tỉnh giấc sớm.
Nhiều ông bố bà mẹ kêu rằng con mình không chịu ngủ ngon mỗi tối, bé thường thức giấc và quấy mẹ cả đêm. Những lúc như vậy, bố mẹ cảm thấy rất bực bội và có phần oán trách bé. Nhưng liệu các mẹ có xem xét lại mình đã cho con ngủ đúng cách hay chưa. Đôi khi hiện tượng bé biếng ngủ là do sai lầm của chính bản thân người lớn. Dưới đây là một số sai lầm khi cho bé ngủ mà các mẹ không hề biết.
1. Không lên giờ ngủ cố định cho bé
Hầu hết mọi người cần có thời gian thư giãn trước khi ngủ và trẻ sơ sinh cũng như vậy. Trước khi cho bé đi vào giấc ngủ, mẹ hãy dành chút thời gian để hai mẹ con cùng thư giãn. Khoảng một tiếng trước khi bé say giấc, mẹ cho bé vào giường, kéo rèm, bật đèn ngủ, tạo môi trường thoải mái. Mẹ có thể tắm hoặc lau người sơ qua cho bé bằng nước ấm, thay quần áo và bỉm để bé thêm dễ chịu. Đừng quên chuẩn bị những bản nhạc êm ái hoặc có thể đọc hoặc kể một câu chuyện cho bé.
Lên giờ ngủ cố định cho bé mỗi ngày sẽ có lợi cho cả mẹ và bé. Nhiều mẹ không chú ý lắm đến giờ giấc cho con ngủ, cho con ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Có mẹ lại có tư tưởng nếu con ngủ nhiều vào ban ngày và thức vào ban đêm thì cũng không sao cả. Thực tế, suy nghĩ này là rất sai lầm. Khi bé ngủ vào ban đêm sẽ rất có lợi cho sự phát triển của não. Nếu thời gian con ngủ trưa quá lâu thì buổi tối con sẽ thức muộn hơn. Bởi vậy, các bà mẹ không nên cho con ngủ trưa quá nhiều.
Lên giờ ngủ cố định cho bé mỗi ngày sẽ có lợi cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)
2. Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường gửi cho bố mẹ những tín hiệu cho thấy chúng đang mệt mỏi và cần được đi ngủ. Một trong số những dấu hiệu để nhận biết bé đang có nhu cầu muốn đi ngủ là ngáp, dụi mắt, hoạt động chậm chạp, mất hứng thú khi chơi…Nếu bố mẹ không để ý sẽ làm tuột mất thời điểm vàng cho bé ngủ.
Khi bé không được ngủ đúng lúc, cơ thể bé thay vì sản xuất melatonin_chất làm dịu giúp bé thư giãn mà hormone gây stress, cortisol xuất hiện làm bé khó ngủ. Do đó, khi nhận được các “tin nhắn” từ bé, mẹ nên cho bé đi ngủ.
3. Tạo thói quen xấu cho bé khi ngủ
Video đang HOT
Trẻ thường tỉnh ngủ vào ban đêm và điều đó khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi khi phải cho bé đi ngủ lại. Những lúc như thế này mẹ thường phải dùng mọi cách như hát, xoa lưng, bế bé đi lại quanh phòng…. Đây không phải là hành vi tiêu cực nhưng nếu mẹ làm thế thường xuyên sẽ hình thành một thói quen xấu khi ngủ cho bé “muốn ngủ lại ắt phải nhờ người khác”. Do đó, thay vì hát ru, vỗ mông, xoa lưng, để bé tự ngủ lại theo bản năng.
4. Cho bé chuyển từ cũi ra giường quá sớm
Người lớn cũng mất thời gian trong việc thích nghi với chỗ ở mới, trẻ em cũng vậy. Việc bố mẹ chuyển bé từ cũi ra giường quá sớm là một sai lầm nghiêm trọng. Khi bé bị chuyển đột ngột sang một môi trường mới, trẻ sẽ lạ lẫm và trở nên khó ngủ. Đừng di chuyển trẻ ra ngủ giường lớn cho đến khi con có thể trèo ra khỏi cũi riêng của mình.
5. Bạ đâu ngủ đấy
Đây cũng được xem là một trong những sai lầm ngớ ngẩn khi cho bé ngủ của các mẹ. Nhiều mẹ không chú ý đến vấn đề này nên vô tình gây ảnh hưởng đên giấc ngủ ở trẻ. Không ít bà mẹ có thoi quen cho con ngủ trong xe đẩy, trên ghế salon hay trong tay mẹ. Các mẹ nghĩ rằng khi bé đã ngủ say thì không nên di chuyển bé về giường vì sợ bé sẽ tỉnh giấc. Tuy nhiên, cách này không giúp bé ngủ sâu giấc và được thư giãn thoải mái. Hơn nữa, khi thức giấc, bé sẽ khó chịu, mỏi người. Để phát triển thói quen ngủ tốt ở trẻ, mẹ nên cho bé có một khu vực ngủ quen thuộc, một không gian ngủ an toàn.
Để phát triển thói quen ngủ tốt ở trẻ, mẹ nên cho bé có một khu vực ngủ quen thuộc, tránh ngủ những nơi có tính di chuyển (Ảnh minh họa)
6. Lịch ngủ lộn xộn
Lịch trình ngủ rất là quan trọng để thiết lập đồng hồ sinh học, giúp trẻ có tinh thần sảng khoái. Chỉ khi sắp xếp giờ ngủ cho bé trong ngày hợp lý, mẹ mới có thể yên tâm bé say giấc mỗi đêm. Tuy nhiên, có những ngày bé ngủ trưa ít hoặc nhiều, mẹ nên dựa vào điều này để sắp xếp giờ ngủ cho bé vào buổi tối. Linh hoạt đôi chút để cả hai mẹ con đều có giấc ngủ ngon.
7. Cho bé ngủ muộn
Cho bé ngủ muộn cũng là một trong những sai lầm khi cho bé ngủ mà bố mẹ hay mắc. Khi bé chưa muốn ngủ, mẹ thường để bé thức khuya với hy vọng hôm sau bé sẽ ngủ bù. Điều này chỉ đúng với trẻ 13 tuổi trở lên. Buổi tối bé ngủ muộn thì sáng hôm sau sẽ rất khó để có thể tỉnh dậy đúng giờ, điều này sẽ làm đồng hồ sinh học của bé bị lệch. Không những vậy, việc cho bé thức khuya sẽ làm bé thêm cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.
8. Bố và mẹ, mỗi người một ý
Thay phiên nhau để trông con ngủ nhưng cách của ba mẹ lại hoàn toàn khác nhau. Ba vỗ mông, mẹ xoa lưng; ba muốn đọc vài câu chuyện cho con nhưng mẹ chỉ muốn cho bé nghe 1 câu chuyện sau đó phải đi ngủ ngay. Để tránh ảnh hưởng đến giờ giấc của con, bố mẹ nên cùng nhau thống nhất cách cho bé ngủ.
Dạy cho trẻ có một thói quen ngủ ngoan là cách tốt để giúp trẻ ngủ độc lập về sau. Tập cho trẻ ngủ trong một không gian quen thuộc, thoải mái sẽ cho giấc ngủ của trẻ được ngon và ít quấy mẹ.
Theo Khampha
Bí quyết giúp bé từ bỏ thói quen ngủ vặt
Lên 3 tuổi, bé không cần giấc ngủ vặt nữa. Những bí quyết sau sẽ giúp bé từ bỏ thói quen này một cách rất hiệu quả.
Chắc chắn sẽ đến thời điểm bạn phân vân vì không biết có nên cho trẻ chợp mắt lúc chiều muộn không. Bởi nếu cho trẻ ngủ thì bé sẽ có thể thức thâu đêm, còn nếu không được ngủ thì trẻ sẽ cáu kỉnh và rũ rượi.
Những bí quyết sau sẽ giúp cả mẹ và bé trở nên vui vẻ hơn và từ bỏ thói quen ngủ vặt!
1. Đừng đột ngột cắt bữa ngủ vặt của trẻ
Đừng đột ngột cắt bữa ngủ vặt của trẻ bởi trẻ cần có thời gian thích nghi. Bạn nên biết rằng 90% trẻ dưới 3 tuổi còn ngủ vặt. Đến 4 tuổi, 50% trẻ còn ngủ vặt ít nhất là 5 ngày một tuần.
2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen ngủ vặt
Nếu bạn nhận thấy bé có những dấu hiệu sau thì đấy là thời điểm bạn cần giúp bé từ bỏ thói quen này rồi đây:
- Trẻ không hề buồn ngủ vào các giờ ngủ vặt ban ngày như trước.
- Trẻ khó ngủ ở bữa ngủ chính
-.Trẻ không có biểu hiện mệt mỏi khi bỏ qua một giấc ngủ vặt.
3. Hãy đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và vui vẻ khi không ngủ
Ưu tiên đầu tiên là trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ kể cả khi không ngủ vặt. Bởi trẻ cần thời gian để phục hồi năng lượng. Vì vậy, bạn có thể hướng trẻ đến các trò vui hoặc nhiều điều thú vị nếu trẻ không muốn nằm nghỉ ngơi thay vì nhắm mắt ngủ.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn nên tắt các thiết bị điện tử để tránh kích thích trẻ quá nhiều.
4. Không nên đưa trẻ ra ngoài bằng ô tô hay xe máy vào chiều muộn
Vào thời điểm chiều muộn, trẻ có xu hướng mệt mỏi và ủ rủ. VÌ vậy nếu đi ra ngoài đúng thời điểm đó trẻ rất có xu hướng ngủ trên xe. Để con ngủ môt giấc dù ngắn vào thời điểm này sẽ khiến cho giấc ngủ chính trở nên khó khăn. Nếu phải di chuyển, cố gắng giữ cho trẻ tỉnh táo bằng cách nói chuyện hay gợi sự chú ý với bên ngoài
5. Cho trẻ đi ngủ tối sớm hơn
Cắt giảm bữa ngủ vặt, trẻ sẽ rất mệt mỏi và cảm giác kiệt sức. Bạn nên cho trẻ đi ngủ sớm. Giấc ngủ tối chắc chắn sẽ sâu hơn và trẻ sẽ ngủ ngon lành hơn. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, cha mẹ nên để con đi ngủ tối sớm hơn khoảng từ 30 phút tới 1 giờ.
Theo Phununews
5 sai lầm nên tránh khi bé ngủ Hầu hết các bé đã sẵn sàng ngủ suốt đêm từ 3 đến 4 tháng tuổi - nếu cha mẹ để cho bé ngủ. Các lỗi thường gặp này của cha mẹ có thể phá hỏng giấc ngủ của trẻ hoặc biến chúng thành thành một đứa trẻ chỉ biết ngủ. Lúc nào cũng bên cạnh bé Nếu bé khóc khi bạn đặt...