Bật khóc bên đống đổ nát sau cơn bão dữ
Nhiều hộ dân tại xã Điện Dương (H.Điện Bàn, Quảng Nam) đã không ngăn được dòng nước mắt khi đứng trước căn nhà đổ nát sau khi bão số 11 quét qua.
Đến 15 giờ chiều nay 15.10, người dân tại hai địa phương Điện Bàn và TP.Hội An phải quay vào nhà trú ẩn trở lại bởi gió bão vẫn chưa thôi giật.
Trong đó khi, nhiều hộ gia đình có nhà bị tốc mái hoàn toàn hoặc bị gió đánh sập đang lâm cảnh “màn trời chiếu đất” buộc phải tạm trú tại nhà hàng xóm.
TP.Hội An ngổn ngang sau bão số 11
Cây cối gãy đổ chắn ngang đường
Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, văng tấm lợp đi xa cả chục mét
Một căn nhà tại xã Điện Dương (H.Điện Bàn) bị gió bão giật sập
Bà Đinh Thị Năm (xã Điện Dương) đã bật khóc khi thấy ngôi nhà chỉ còn là đống gạch
Nhà dân bị tốc mái hoàn toàn, người dân lâm cảnh “màn trời chiếu đất”
Video đang HOT
Căn nhà chị Phạm Thị Bé (34 tuổi, trú tại thôn Quảng Gia, xã Điện Dương) bị bão đánh sập
Lực lượng bộ đội Quân khu 5 vào tâm bão Hội An giúp dân khắc phục hậu quả
Bà Định Thị Năm (50 tuổi, trú tại thôn Hà My Đông B, xã Điện Dương) vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: “Khoảng 3 giờ sáng 15.10, tôi ra quán để lấy đồ ăn thì bất ngờ bão ập đến. Khi tôi vừa thoát ra ngoài thì bức tường phía trước căn nhà đổ sập hoàn toàn”.
Theo bà Năm, cơn bão số 11 diễn biến rất phức tạp. Trước khi căn nhà bị sập do bão gây ra, trời hoàn toàn im ắng. Thậm chí, bà Năm không hề nghe tiếng gió giật vào hàng cây xung quanh nhà.
Thế nhưng, khi chưa kịp rời khỏi nhà thì bão bất ngờ đến. “Cơn bão Xangsane (năm 2006) nhà tôi chỉ bị giật tung mái nhà, còn cơn bão này đã giật đổ một bờ tường”, bà Năm nói.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiểm tra tại Hội An Ngày 15.10, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã đến TP.Hội An (Quảng Nam) để kiểm tra tình hình thiệt hại do bão số 11 gây ra. Tại cuộc khẩn với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ông Phát đã yêu cầu địa phương khẩn trương tổ chức công tác giúp dân khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống. Ông cũng đề nghị tỉnh Quảng Nam cần chủ động ứng kinh phí để giúp dân khắc phục hậu quả, nắm bắt tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ.
Chị Phạm Thị Bé (34 tuổi, trú tại thôn Quảng Gia, xã Điện Dương) cho biết bão số 11 chính thức gây hại vào lúc 5 giờ sáng 15.10. Vào thời điểm đó, cả gia đình chị đang tạm trú tại một địa điểm an toàn nhưng vẫn cảm nhận gió bão “táp” mạnh vào trần nhà.
“Đến sáng, vợ chồng tôi trở lại kiểm tra thì căn nhà đã đổ sập hoàn toàn. Cơ ngơi bao nhiêu năm vợ chồng tôi tích cóp giờ chỉ là đống gạch vụn, xót lắm chú ơi”, chị Bé bật khóc.
Khi vào bên trong căn nhà, PV Thanh Niên Online chứng kiến toàn bộ mái nhà đã hoàn toàn bị lật. Các bờ tường bên trong cũng bị sập xuống đè lên các vật dụng như xe đạp, xe máy, bàn ghế…
Ông Hồ Lường (62 tuổi, trú tại thôn Quảng Gia) cũng rơm rớm nước mắt khi từ nơi trú ẩn trở về ông thấy căn nhà kiên cố đã bị tốc mái hoàn toàn. Không những vậy, nhiều tài sản bên trong đã bị ướt, hư hỏng do vật cứng đè phải.
Ông Lường nghẹn ngào: “Cơn bão khủng khiếp năm 2006 đã làm sập hoàn toàn căn nhà. Tôi tích góp tiền để làm lại căn nhà này thì đến giờ mái nhà bị bung hoàn toàn. Nhiều tấm lợp bị gió ném xa hàng trăm mét”.
Chiều 15.10, trong khi gió bão vẫn đang hoạt động rất mạnh thì các chiến sĩ thuộc trung đoàn 143, sư đoàn 315 (Quân khu 5) đã khẩn trương đến nhiều khu vực dân cư tại TP.Hội An bị thiệt hại để tiến hành công tác giúp dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (BCH PCLB) Quảng Nam, đã có 3 người chết, gồm: ông Trương Chạy (84 tuổi, ở xã Điện Phương, H.Điện Bàn) vì bị sụp nhà xưởng; ông Phạm Văn Quy (32 tuổi, tại xã Điện Phong, H.Điện Bàn) bị ngã khi chèn nhà và một bé gái bị vùi khi sạt lở đất ở H.Nông Sơn.
Cơn bão số 11 qua địa phương đã khiến trên 5.000 ngôi nhà bị tốc mái, trên 180 nhà đổ sập; hàng ngàn cây ăn quả cùng gần 3.000 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ.
Nhiều tuyến đường tại TP.Hội An đã ngập sâu trong nước. Theo dự báo, mực nước lũ sẽ lên nhanh do mưa lớn ở thượng nguồn. Trong khi đó, các thủy điện thượng nguồn đã bắt đầu xả lũ.
Theo TNO
Bão số 11 tàn phá miền Trung: 'Rứa là mất hết cả rồi, còn gì đâu'
Trường học, công sở sập, tốc mái; cây cối ngã đổ; nhà sập, thuyền bè hư hỏng... Cả TP.Đà Nẵng chìm trong khung cảnh đổ nát, hoang tàn. Nước mắt người dân cũng rơi nhòe bởi những mất mát. Gia sản mất đi, người dân rơi vào cảnh không nhà.
Cậu bé Trần Anh Vũ, con chị Xuân buồn bã nhìn nơi cư ngụ của ba mẹ con không còn gì - Ảnh: Diệu Hiền
Nhà sập khi bão vừa nổi lên
Dọc tuyến đường biển Hoàng Sa (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng), những căn nhà sau trận bão kinh hoàng đã không còn hình hài nguyên vẹn. Tất cả đều bị hư hại. Nhà thì sập bờ tường, nhà thì bay mái tôn, nhà thì đổ sụp hoàn toàn trước sự hoang mang của người dân.
Đi sâu vào trong các xóm nhà ven biển, bắt gặp cảnh hai vợ chồng ông Phạm Đình Chiến và bà Nguyễn Thị Nga (trú tổ 12A, khối Tân An, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà) đang ngồi nhặt nhạnh những gì còn sót lại từ đống đổ nát.
Ông Chiến tuy cố tỏ ra cứng cỏi, nhưng giọng nói không giấu được sự lo sợ tột cùng: "Lúc nớ khoảng 12 giờ đêm, khi nghe gió quần bên ngoài, tôi không khỏi lo lắng bởi cứ nghe lớp tôn trên đầu nhảy múa ràn rạt theo hướng gió. Rồi chỉ được thêm một lúc thì bờ tường phía trước đổ sập. Gió thốc hết tôn lên. Cả nhà 4 người tôi hoảng sợ, nấp xuống dưới bàn thờ để trú ẩn suốt đêm. Đến khi gió lặng một chút vào sáng sớm thì cả nhà chạy qua nhà hàng xóm để trú ẩn".
Bà Nga thì rưng rưng: "Rứa là mất hết cả rồi, còn gì đâu nữa. Cái nhà sụp rồi, cái quán ngoài kia (nằm ven biển, đối diện nhà vợ chồng bà - PV) cũng đổ sụp theo luôn. Giờ nhà không có ở, kế sinh nhai cũng không còn. Giờ phải làm sao, tui thiệt là bối rối".
Theo những người hàng xóm thì bà Nga còn bị mắc căn bệnh ung thư. Cú tàn phá của cơn bão số 11 càng xoáy vào nỗi đau của vợ chồng ông bà. Có lẽ vì vậy mà lúc chia tay chúng tôi ông Chiến cứ thẫn thờ, thở dài nói: "Làm sao đây. Giờ phải làm sao đây".
Rứa là mất hết cả rồi, còn gì đâu nữa. Cái nhà sụp rồi, cái quán ngoài kia (nằm ven biển, đối diện nhà vợ chồng bà - PV) cũng đổ sụp theo luôn. Giờ nhà không có ở, kế sinh nhai cũng không còn. Giờ phải làm sao tui thiệt là bối rối
Bà Nguyễn Thị Nga
Cách đó không xa là hoàn cảnh của chị Trần Thị Xuân (trú tổ 15 P.Mân Thái, Q.Sơn Trà). Chị và hai con nhỏ sống nương tựa vào nhau trong một cái quán được dựng lên ven biển.
Khuya 14.10, bão số 11 đã cuốn bay sạch cả quán của chị Xuân. Cũng may là cả ba mẹ con đi sơ tán tránh bão nên không bị ảnh hưởng về người. Nhưng giờ ba mẹ con đã hoàn toàn trắng tay.
"Tui lo cho hai đứa nhỏ đang còn đi học. Giờ có sửa lại quán cũng không dễ, vì đâu dễ mượn tiền trong khi bà con xung quanh ai cũng gặp thiệt trong bão", chị Xuân buồn rầu.
Thuyền nát, thúng tan tành
Dọc tuyến đường biển ra bán đảo Sơn Trà, dù trước bão Nari, người dân đã dùng mọi phương tiện để kéo thuyền, thúng lên bờ, neo đậu chắc chắn. Nhưng trước sức gió quá mạnh, tất cả thuyền lớn, nhỏ, thúng chai đều bị sóng biển kèm gió lớn hất tung lên bờ. Hầu hết đều bị hư hại từ nhẹ đến nặng.
Ngồi thẫn thờ bên chiếc thúng, tài sản duy nhất của gia đình đã bị hư hỏng nặng, bà Phùng Thị Bốn nghẹn ngào: "Cả nhà tui trông cậy vô nó. Cứ gió yên thì ra đánh bắt kiếm bữa cơm. Giờ thì tan nát hết rồi".
Cũng như bà Bốn, vợ chồng chị Phan Thị Hai và anh Huỳnh Văn Tuấn, những ngư dân ở khu vực Mân Thái cũng thảng thốt khi thấy chiếc thúng chai mình đã chèn kỹ lưỡng bị sóng biển phá nát.
"Muốn kiếm mua một chiếc thúng giờ phải đặt họ cả tháng. Mà chưa chắc có nếu trời không chịu nắng. Suốt tháng tới không biết phải làm răng", chị Hai buồn bã.
Rất nhiều thuyền lớn, nhỏ cũng bị hư hỏng do gió rất lớn, đánh bạt thuyền từ chỗ neo đậu văng lên bờ. Bà Nguyễn Thị Hoa, vợ một chủ thuyền rấm rức: "Bão lớn ri, ở nhà không bị răng nghĩ là may rồi, ai ngờ ra thấy thuyền tan hoang, thiệt không biết tính sao cho những bữa cơm sắp tới. Rồi lấy tiền đâu mà sửa thuyền, trong khi nợ nần vẫn chưa thanh toán hết"...
Khắp nơi, đâu đâu cũng đầy những dấu vết tàn phá của bão Nari.
Sau bão, như lẽ thường bao năm, bao đời ở miền Trung, người dân Đà Nẵng sẽ mất khá nhiều thời gian, để có thể vực dậy và ổn định cuộc sống.
Ông Chiến thẫn thờ trước ngôi nhà bị bão đánh tan hoang - Ảnh: Diệu Hiền
Hai vợ chồng tìm kiếm những vật dụng còn sót lại trong đống đổ nát - Ảnh: Diệu Hiền
Tan hoang, trơ trọi - Ảnh: Diệu Hiền
Chị Hai chết lặng bên chiếc thúng đã bị hỏng - Ảnh: Diệu Hiền
Người đàn ông này thẫn thờ bên chiếc thúng không thể sửa chữa được nữa - Ảnh: Diệu
Nhiều ghe thuyền dù neo đậu chắc chắn, nhưng bị gió bão thổi bay lên bờ, hư hại nặng - Ảnh: Diệu Hiền
Cả bãi biển ngày 15.10 như một đại công trường ngổn ngang gạch đá, thuyền bè nằm sấp ngửa - Ảnh: Diệu Hiền
Diệu Hiền
Theo TNO
Hai hãng hàng không cùng mở bán hàng ngàn vé giá rẻ Từ hôm nay 15.10, VietJet Air và Vietnam Airlines cùng mở bán hàng chục ngàn vé máy bay nội địa với giá thấp hơn thường lệ. Ảnh minh họa VietJet Air cho biết nhân dịp mở 3 đường bay mới, từ ngày 15.10 đến 17.10, hãng chào bán 10.000 vé giá rẻ chỉ 100.000 đồng/chuyến. Tuy nhiên, việc mua vé của hãng khá...