Bắt khẩn cấp kẻ chém lìa ngón tay cán bộ thanh tra giao thông
Hùng cầm đá ném vào ôtô của lực lượng thanh tra, sau đó cầm dao chém một cán bộ làm nhiệm vụ đứt lìa ngón tay rồi bỏ trốn.
Trưa 28/11, Công an thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã khẩn cấp Nguyễn Phi Hùng (36 tuổi, ngụ xã An Bình A) để điều tra hành vi Hủy hoại tài sản, Cố ý gây thương tích và Chống người thi hành công vụ.
Chiếc ôtô của thanh tra bị Hùng ném đá. Ảnh: Anh Long.
Khoảng 9h ngày 27/11, Hùng cầm gạch đá ném vào ôtô của đoàn kiểm tra liên ngành đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 30.
Ông Nguyễn Văn Phơi (51 tuổi), cán bộ thanh tra bước xuống kiểm tra thì bị Hùng cầm dao chém đứt ngón tay, phải nhập viện cấp cứu. Cảnh sát đến hiện trường, Hùng dùng chai thủy tinh đập vỡ ném về phía những người làm nhiệm vụ.
Sau đó, Hùng còn cầm dao đâm về phía cảnh sát và bỏ trốn khỏi hiện trường. Cảnh sát vào cuộc điều tra, đến trưa 28/11 đã bắt giữ được thủ phạm.
Hùng bị cảnh sát bắt giữ khẩn cấp. Ảnh: Anh Long.
Video đang HOT
Trước đó hồi tháng 7, Hùng bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú về tội Hủy hoại tài sản, Cố ý làm hư hỏng tài sản, Công nhiên chiếm đoạt tài sản và Chống người thi hành công vụ.
Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ trên, Hùng tiếp tục phạm pháp.
Theo news.zing.vn
Hủy án vụ "logo xe vua" do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
HĐXX cấp phúc thẩm nhận định việc cấp sơ thẩm xét xử vụ án "logo xe vua" có người đưa hối lộ, có người làm môi giới hối lộ nhưng không có người nhận hối lộ đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Sau 5 ngày xét xử và nghị án, sáng 21-10, TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên án vụ án đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ trong đường dây "logo xe vua" gây xôn xao dư luận. Đường dây này do Nguyễn Văn Thới (SN 1976) và Lê Thị Cẩm Vân (SN 1982) là chủ doanh nghiệp vận tải cầm đầu. Các bị cáo đã xác định đưa hối lộ cho 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông.
HĐXX triệu tập các bị cáo không kháng cáo đến tòa để làm rõ tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của tất cả các bị cáo trong vụ án. Bị cáo Lê Thị Cẩm Vân cùng các đồng phạm đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, lời khai nhận của các bị cáo phù hợp với các chứng cứ, hồ sơ trong vụ án và lời khai phù hợp với nhau.
Nguyễn Cảnh Chân (giữa, thứ hai từ phải qua) là CSGT duy nhất bị xử lý
Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử Vân cùng bị cáo đồng phạm phạm tội đưa hối lộ, bị cáo Nguyễn Cảnh Chân phạm tội "Làm môi giới hối lộ" là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ những quy định của pháp luật để xem xét có lợi cho các bị cáo là có căn cứ.
HĐXX cấp phúc thẩm nhận định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hành vi của các bị cáo cũng là nguyên nhân làm cho một số cán bộ nhà nước tha hóa, biến chất, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng. Hành vi này gây bức xúc trong quần chúng nhân dân nên cần được nghiêm trị.
Trong vụ án này cho thấy các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm là người phạm tội. Căn cứ vào kết quả điều tra, cáo trạng của VKSND Tối cao nêu đích danh người nhận hối lộ, cụ thể địa điểm nhận hối lộ. Cũng theo cáo trạng, Nguyễn Văn Thới đã chuyển cho Nguyễn Cảnh Chân 603 triệu đồng, trong đó 600 triệu đồng Chân dùng để đưa hối lộ sau đó một số lần Thới đưa tiền cho Chân để đưa hối lộ.
Cáo trạng của VKSND Tối cao cũng đã chỉ đích danh các các bộ CSGT, Thanh tra giao thông nhận hối lộ. Tuy nhiên, những người đã bị nêu tên trong cáo trạng đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nhận hối lộ.
Theo HĐXX, 80 cán bộ trong lực lượng CSGT, thanh tra giao thông trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM đã khai không nhận hối lộ và không được các cơ quan tố tụng sơ thẩm điều tra một cách triệt để.
Mặc dù các bị cáo đã nêu đích danh tên tuổi, chức vụ, nhận dạng được chính xác các cán bộ, số điện thoại cán bộ đã nhận hối lộ nhưng cơ quan điều tra vẫn kết luận không đủ căn cứ để xác định những người này nhận hối lộ mà không áp dụng đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Cơ quan điều tra đã điều tra sơ sài khi các bị cáo khai nhận đã điện thoại cho cán bộ đường đi của các "xe vua" thì những người này có vụ lợi hay không vụ lợi cũng chưa được làm rõ.
Việc các bị cáo đã xác định được người nhận hối lộ; tòa sơ thẩm xét xử có người đưa hối lộ, có người làm môi giới hối lộ nhưng không có người nhận hối lộ đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, hồ sơ vụ án thể hiện rất rõ mối quan hệ của các bị cáo trong vụ án với các cán bộ thanh tra giao thông, CSGT là có căn cứ.
Trong vụ án này, Bộ Công an đã kiến nghị Sở Giao thông Vận tải TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và các đơn vị công an liên quan tùy theo tính chất, mức độ và hành vi mà có hình thức kỷ luật tích đáng.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã có quan điểm về việc này nhưng quan điểm này khó có thể chấp nhận, không hợp lý vì đã xác định được người đưa hối lộ, người làm môi giới hối lộ nhưng không có người nhận hối lộ là không thỏa đáng, những cán bộ đã nhận hối lộ từ các bị cáo cần phải được xử lý.
Cơ quan điều tra cũng chưa xác định được mối quan hệ giữa người mua "logo xe vua" với người bán là các bị cáo. Nếu các bị cáo nhận tiền của người mua mà không đưa hối lộ thì phạm tội lừa đảo; nếu xác định được có đưa hối lộ, có nhận hối lộ thì cũng cần phải xác định mối quan hệ 3 bên.
HĐXX không chấp nhận quan điểm của tòa án cấp sơ thẩm cho rằng không đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cáo trạng xác định bị cáo Nguyễn Văn Thới thu được 22,7 tỉ đồng tiền bán logo, sử dụng gần 5 tỉ đồng để đưa hối lộ; sử dụng hơn 17 tỉ đồng để nộp phạt cho các xe đã mua logo nhưng vẫn bị xử phạt, trả công cho người đi canh tổ tuần tra giao thông...
Bản án sơ thẩm xác định Nguyễn Văn Thới hưởng lợi 1,31 tỉ đồng và Vân hưởng lợi 1,58 tỉ đồng. Các cơ quan tố tụng buộc Thới phải nộp lại 1,31 tỉ đồng; Vân nộp 1,58 tỉ đồng tiền thu lợi bất chính.
Cấp sơ thẩm chưa xác định đầy đủ số logo của hai nhóm Vân và Thới đã bán ra thị trường, số tiền đưa hối lộ, số lần nhận hối lộ vì vậy cũng cần phải điều tra làm rõ. Do đó có căn cứ xác định rằng cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, người phạm tội mà cấp cấp phúc thẩm không thể làm rõ, bổ sung được nên phải hủy án điều tra lại.
Bị cáo Nguyễn Cảnh Chân đòi đánh phóng viên
Trong vụ án này, chủ tọa trước khi tuyên án đã thông báo muốn chụp hình bị cáo trong phòng xử phải xin phép bị cáo. Khi bị cáo Nguyễn Cảnh Chân được dẫn giải ra bên ngoài, một số phóng viên chụp hình bên ngoài phòng xử thì Nguyễn Cảnh Chân yêu cầu cán bộ dẫn giải tháo còng để đánh những người chụp hình.
Theo nội dung án sơ thẩm, từ tháng 1-2014 đến tháng 8-2015, Nguyễn Văn Thới và Lê Thị Cẩm Vân đã in logo bán cho các chủ xe, ô tô lưu thông trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM. Thới thu được 22,7 tỉ đồng tiền bán logo, Vân thu 7,9 tỉ đồng từ hành vi này. Các bị cáo đã đưa hối lộ cho 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông ở Bình Dương, TP HCM và Đồng Nai. Mặc dù cáo trạng xác định tên tuổi, chức vụ của người nhận hối lộ và thời gian, địa điểm cụ thể nhận hối lộ nhưng chỉ duy nhất Nguyễn Cảnh Chân bị xử lý hành vi làm môi giới hối lộ.
Phạm Dũng
Theo nld.com.vn
Vì sao hoãn xử dù đã trích xuất cựu CSGT Đồng Nai đến tòa? Trong phần thủ tục, sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, dời đến giữa tháng 10 theo đề nghị của VKS. Ngày 4-10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên xử vụ đưa hối lộ "logo xe vua". Tuy nhiên, trong phần thủ tục, sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, dời đến giữa tháng 10....