Bắt kẻ liên quan đường dây đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn
Ngày 30/10, Cơ quan ANĐT – CATP Hải Phòng cho biết đã hoàn tất điều tra và đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố Nguyễn Tiến Vinh (SN 1978, ĐKTT tại số 46/270 Đà Nẵng, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền) về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng.
Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, Nguyễn Tiến Vinh đã có 3 tiền án, 2 tiền sự.
Tháng 4/2011, Vinh có nhu cầu xuất cảnh nhưng do chưa được xóa án tích nên đã thuê Hà Trọng Tuấn (SN 1964, ở số nhà 43 Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền) làm giấy tờ giả.
Trước đó Cơ quan ANĐT – Công an TP Hải Phòng đã khởi tố và bắt giam Vũ Văn Sáu và Phạm Đình Nghiên, nguyên Trưởng và Phó trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão về hành vi làm giả mạo trong công tác.
Cùng hành vi phạm tội trên, cơ quan chức năng còn bắt giữ Hà Trọng Tuấn.
Theo tài liệu điều tra, trong thời gian giữ chức vụ Trưởng và Phó công an xã An Thọ, Sáu và Nghiên cùng Tuấn đã xác nhận giả và làm giả các giấy tờ đề nghị cấp giấy chứng minh nhân dân cho một số đối tượng trong đó có Đồng Xuân Phong (SN 1974, ở 123 Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, nguyên là cán bộ Hải Quan Hải Phòng).
Phong đang bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP HCM truy nã vì liên quan đến một vụ án buôn lậu hàng điện tử từ nước ngoài về Việt Nam.
Video đang HOT
Ngay sau khi có chứng minh nhân dân giả mang tên Hoàng Văn Linh, Phong đã làm hộ chiếu có tên là Hoàng Văn Linh nhưng dán ảnh Phong. Với hộ chiếu này, Phong đã nhiều lần xuất nhập cảnh vào Việt Nam.
Mặc dù đang bị truy nã nhưng Phong đã cùng một số đối tượng tổ chức giúp Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bỏ trốn.
Tháng 8/2013, cơ quan An ninh điều tra – CATP Hải Phòng kết thúc quá trình điều tra vụ án “Đưa và nhận hối lộ; giả mạo trong công tác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Nguyễn Tiến Vinh có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, sau khi gây án đã bỏ trốn nên cơ quan công an ra lệnh định truy nã.
Ngày 5/9/2014, Vinh bị Phòng PC45 – CATP Hà Nội bắt giữ.
Theo tài liệu điều tra, được sự giúp đỡ của Tuấn, Vinh đã làm giả giấy chứng minh nhân dân và hộ chiếu mang tên Lê Văn Phương (SN 1978, ĐKTT tại thôn Nam Sơn 1, xã An Thọ, huyện An Lão) mang ảnh của Vinh với giá 15 triệu đồng.
Sau đó Tuấn thuê Vũ Văn Sáu làm giả CMND cho Vinh với giá 10 triệu đồng. Tuấn hướng dẫn Vinh ký các thủ tục, dùng CMND giả làm hộ chiếu. Vinh đã sử dụng hộ chiếu giả mang tên Lê Văn Phương để xuất, nhập cảnh nhiều lần…
Ngày 14/1/2014, Vũ Văn Sáu đã bị tòa án tuyên phạt 15 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”.
Trước đó, Tuấn cũng đã bị bắt do là một trong những đối tượng trong đường dây làm giả giấy đã bị TAND TP Hải Phòng xử phạt 8 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.
Ngày 5/9/2014, khi bắt Nguyễn Tiến Vinh, Phòng PC45 – CATP Hà Nội đã thu giữ của đối tượng 1 khẩu súng bắn đạn cay và 11 viên đạn.
Vinh khai nhận đã mua 1 súng và đạn ở gần cửa khẩu Móng Cái, TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), vào đầu năm 2014 để phòng thân.
Theo kết luận giám định: Khẩu súng thu giữ của Vinh là súng bắn đạn chứa chất cay (thuộc công cụ hỗ trợ); không phải vũ khí quân dụng.
Phòng PC45 – CATP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Tiến Vinh về hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.
Theo Vietnamnet
Tham nhũng không tử hình:Luật sư vụ Dương Chí Dũng nói gì?
Về việc sửa đổi luật hình sự xóa bỏ dần án tử hình, thay bằng án chung thân, luật sư cho rằng không thể xóa án tử với tội phạm tham nhũng
Xóa án tử sẽ làm tăng tội phạm tham nhũng
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 29/5/2014, luật sư Trần Đình Triển, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội, người vừa tham gia bào chữa trong vụ đại án tham nhũng Dương Chí Dũng, đã cho rằng không thể vội vàng xóa án tử hình đối với tình hình kinh tế xã hội dân trí như nước ta hiện nay, đặc biệt với tội phạm tham nhũng thì càng không.
Luật sư Trần Đình Triển nêu quan điểm: "Đảng và nhà nước đang xác định tham nhũng là quốc nạn, và phải tập trung sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phòng chống tham nhũng. Nhưng ai là người tham nhũng? Phải là những người có chức, có quyền, có địa vị thì mới có cơ hội và khả năng để tham nhũng. Nói tóm lại phải là viên chức nhà nước.
Cần biết rằng, việc xử lý hình sự đang là một trong những biện pháp để đấu tranh chống tham nhũng. Nếu bây giờ xóa bỏ án tử hình ở một số tội như tội nhận hối lộ... thì e rằng việc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ có những sự hạn chế."
Luật sư Trần Đình Triển
Trong nhân dân thường có câu "hi sinh đời bố để củng cố đời con." Nếu không có án tử hình, không phải đối diện với cái chết, những người này hoàn toàn có thể tham nhũng hàng trăm, hàng nghìn tỉ để rồi chấp nhận vào tù 10, 20 năm, hay chung thân.
Ngồi tù vài năm rồi ra trại, khi đó người ta vẫn cưỡi trên những chiếc Mercesdes, hay vẫn có nhà lầu xe hơi. Chỉ có người dân là vẫn tiếp tục trên chiếc xe máy, xe đạp lọc cọc để kiếm sống qua ngày." - luật sư Trần Đình Triển nhận định.
Luật sư Triển chia sẻ: "Bỏ án tử là xu thế chung của thế giới, nhưng chúng ta phải xác định được mục đích của pháp luật đang phòng chống cái gì để từ đó có sự xem xét cân nhắc cho phù hợp".
Giữ hay xóa bỏ án tử hình?
Luật sư Trần Đình Triển cho biết: "Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc. Và trên thực tế, nhiều quốc gia phát triển đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình, thay vào đó hình phạt nặng nhất chỉ là trung thân vô thời hạn. Hoặc xu hướng chung của thế giới là xóa bỏ dần án tử hình, tùy theo tính chất mà giữ lại bản án này cho một số tội danh. Phương pháp thi hành án cũng có nhiều điểm khác nhau để xóa bỏ dần sự dã man của cái chết từ pháp luật."
"Giảm án tử hình là xu hướng chung, và chúng ta đang theo xu hướng đó. Đó thể hiện sự hội nhập, tính nhân văn, đạo đức. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình đời sống, kinh tế, xã hội hiện nay ở nước ta, để nói về vấn đề giảm hay không giảm, theo quan điểm của tôi là chưa thể xóa bỏ hoàn toàn, vẫn phải duy trì một số tội danh để không mất đi tính răn đe, trừng trị của pháp luật." - Luật sư Trần Đình Triển nhận định.
Lấy ví dụ, những năm trước đây ta từng giảm cho tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có mức tử hình. Lúc đó tội phạm cho tội danh này đã có những biểu hiện hạn chế hơn, nhưng khi bỏ tội danh tử hình, thì tình hình của tội danh lừa đảo càng rộ lên như lợi dụng lừa đảo tín dụng đen, lừa đảo qua mạng internet..."
Giảm tử hình là hợp lý, nhưng phải cân nhắc kỹ càng vào thực tiễn đời sống, kinh tế, xã hội, nhận thức của Việt Nam. Nếu chỉ chạy theo một giá trị nổi sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, những hậu quả nghiêm trọng khó có thể khắc phục.
Theo Đất Việt
Phía sau công đường vụ xét xử Dương Tự Trọng Anh trai linh an tư hinh, ban thân Dương Tư Trong linh an 16 năm tu giam, rât nhiêu điêu trăn trơ trong con ngươi cưu đai ta "năm đâm thep" môt thơi đây chât nghê si nay. Tại công đường, bị cáo Dương Tự Trọng được HĐXX hỏi đầu tiên. Trước khi trả lời thẩm vấn, bị cáo xin phép được đứng...