Bắt kẻ giả danh Chánh thanh tra Sở GDĐT nhận ‘chạy trường’, ‘chạy việc’
Mạo nhận là Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Thái nhận “chạy” việc và “chạy” vào các trường lớn, lừa đảo số tiền hàng chục nghìn USD.
Ngày 10/1, Cơ quan CSĐT Công an Quận 1, TP.HCM ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Cao Dương Thái (59 tuổi, ngụ TP.HCM) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, cuối năm 2018, Thái thành lập Công ty TNHH MTV giáo dục Phúc Thịnh, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức (nay là TP.Thủ Đức), TP.HCM để tổ chức dạy thêm.
Cao Dương Thái.
Năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.HCM thông báo không cho dạy thêm trong trường nên công ty của Thái ngưng hoạt động. Thất nghiệp, Thái chuyển sang chạy dự án xây dựng để bán lại, kiếm lời. Để có tiền cho hoạt động này, Thái vay tiền nhưng làm ăn không thành nên lâm cảnh nợ nần. Đến cuối năm 2019, Thái nợ khoảng 200 triệu đồng, hằng ngày phải trả lãi.
Tháng 1/2020, thông qua người phụ nữ tên Liên, Thái quen Nguyễn Võ Bích Dung (46 tuổi, ngụ quận Tân Bình). Biết Thái từng có công ty về giáo dục, Liên nói với Dung là Thái đang công tác tại Sở GDĐT TP.HCM.
Khi Dung nói đang làm việc tại một công ty phát triển nhà trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1, Thái nảy sinh ý định lừa đảo. Y xưng là Chánh thanh tra Sở GDĐT TP.HCM, có mối quan hệ với lãnh đạo Trung ương và các bộ, ngành, đồng thời là người nhà của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM.
Tháng 3/2020, hay tin TP Thủ Đức sắp thành lập, Dung nhờ Thái xin cho người quen của mình về Sở Xây dựng TP Thủ Đức và được Thái đồng ý. Dung vay mượn nhiều nơi để chuyển tiền cho Thái. Thái bảo Dung chuyển tiền vào tài khoản các chủ nợ của y, nói rằng đó là tài khoản cấp dưới trong lực lượng công an.
Video đang HOT
Tháng 7/2020, ông H. nhờ Dung xin chuyển công tác từ trường THPT ở Quận 1 về trường THPT ở Quận 5, Thái ra giá 50 triệu đồng.
Ngày 16/7, Thái gặp Dung và ông H. tại một quán trên đường Hoàng Sa để nói chuyện. Sau khi thỏa thuận, ông H. chuyển cho Dung 30 triệu đồng, số tiền còn lại hẹn sau khi có quyết định chuyển trường sẽ trả đủ.
Sau đó, Thái bảo Dung rút 6 triệu đồng đưa mình, số tiền còn lại chuyển vào một tài khoản khác.
Tương tự, ngày 7/8/2020, ông T. gọi nhờ Dung xin cho cháu mình vào 2 trường THPT Trần Đại Nghĩa và Lê Hồng Phong với giá 10.000 USD. Ông đưa cho Dung 5.000 USD, Thái yêu cầu đổi 3.000 USD sang tiền Việt rồi chuyển đến các tài khoản “cấp dưới”, thực chất là của chủ nợ.
Thấy đưa tiền mà việc không xong, biết Thái mạo danh để lừa đảo nên Dung yêu cầu trả lại tiền. Thái không trả; các nạn nhân tố cáo đến cơ quan công an.
Biết mình có một phần trách nhiệm khi trực tiếp đứng ra nhận tiền của các nạn nhân nên tháng 10/2020, Dung đã trả cho ông T. 21 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Đến ngày 28/12, Dung đến cơ quan công an trình diện. Cùng ngày, Công an Quận 1 bắt Thái.
Tại cơ quan điều tra, Thái khai nhận hành vi phạm tội và cho biết đã lợi dụng mối quan hệ với Dung để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thái khai không bàn bạc, thống nhất thực hiện hành vi lừa đảo cũng như phân chia tài sản với Dung.
Hoãn phiên tòa xử vụ nhóm thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền ở Vĩnh Phúc
Luật sư và nhiều người được triệu tập vắng mặt nên HĐXX quyết định hoãn phiên xử nhóm thanh tra Bộ Xây dựng chiếm đoạt tiền của hàng chục doanh nghiệp, cá nhân ở Vĩnh Phúc.
Sáng 4/1, TAND tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm 4 bị cáo nguyên là cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng về tội danh "lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản".
Các bị cáo trong vụ án này gồm Nguyễn Thị Kim Anh - Phó phòng Phòng chống tham nhũng; Nguyễn Thị Kim Liên - cán bộ Phòng Thanh tra xây dựng 3 (em gái ruột bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh); Đặng Hải Anh - nhân viên Phòng Thanh tra xây dựng 2; Nguyễn Thùy Linh - nhân viên Phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.
Có 54 bị hại và nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được triệu tập. Trong số này, có các ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh tra Bộ Xây dựng và Bùi Anh Tuấn - Trưởng phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh được dẫn giải đến tòa.
Đại diện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, do 30 bị hại và nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt nên cần hoãn phiên tòa. Các luật sư có quan điểm tương tự.
Ngoài ra, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị cần sớm ấn định ngày mở lại phiên xét xử bởi: "Bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh bị tạm giam đã 19 tháng. Là phụ nữ, do quá trình tố tụng vụ án rất dài, đặc biệt là điều tra mất gần 1 năm đã ảnh hưởng xấu tới tinh thần, sức khỏe và quyền lợi của bị cáo".
Sau hội ý, Chủ tọa công bố quyết định hoãn phiên tòa vì vắng mặt nhiều bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và 1 luật sư của bị cáo. Thời gian xét xử lại sẽ được thông báo sau.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 12/6/2019, cảnh sát phát hiện các ông, bà Nguyễn Thị Kim Anh; Đặng Hải Anh có hành vi nhận tiền bất chính trong quá trình thực hiện thanh tra công tác quy hoạch, cấp phép, quản lý xây dựng tại một số dự án ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
Cơ quan tố tụng xác định, bà Nguyễn Thị Kim Anh là trưởng đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ tại Vĩnh Phúc nhưng vì động cơ vụ lợi đã lấy danh nghĩa cá nhân yêu cầu UBND huyện Vĩnh Tường báo cáo các công trình xây dựng do cấp xã làm chủ đầu tư dù những công trình này không thuộc đối tượng thanh tra.
Thời gian xét xử lại sẽ được thông báo sau.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh cũng soạn quyết định thanh tra, trình cấp trên ký, nhưng không ghi rõ đối tượng thanh tra nhằm che giấu việc vượt thẩm quyền của bản thân. Bị cáo không gửi quyết định thanh tra cho chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc để phối hợp thực hiện.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh chỉ đạo các thành viên trong đoàn yêu cầu 29/29 xã, thị trấn ở Vĩnh Tường cung cấp hồ sơ dự án để kiểm tra trong đó có nhiều công trình đã được thanh tra, kiểm toán trước đó.
Đặc biệt, đoàn thanh tra do bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh dẫn đầu khi làm việc với các xã, thị trấn đã không lập biên bản làm việc hoặc biên bản xác minh; chỉnh sửa kết quả kiểm tra của các thành viên... Các bị cáo, sau đó, ép buộc nhiều doanh nghiệp, đơn vị phải đưa tiền để được bỏ qua sai phạm.
Khi nói chuyện về số tiền phải đưa, bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh viết ra giấy hoặc gõ trên máy tính cho chủ đầu tư, doanh nghiệp xem rồi xóa đi nhằm không bị ghi âm. Bị cáo cũng thỏa thuận với bị cáo Đặng Hải Anh về việc nếu nhà thầu xin giảm nhẹ lỗi, Hải Anh sẽ tự quyết định số tiền họ phải nộp.
Với các lỗi về điều kiện năng lực thi công, các bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Thùy Linh thống nhất sẽ thu tiền theo tỷ lệ 5% trên giá trị hợp đồng với chủ đầu tư và 0,15% giá trị hợp đồng với nhà thầu thi công.
Số tiền thu được, Hải Anh hoặc Linh giữ 1/3 và 2/3 còn lại Nguyễn Thị Kim Anh sẽ lấy một nửa, còn lại chi chung cho cả đoàn. Những trường hợp không thương lượng được, bị cáo Đặng Hải Anh đưa chủ doanh nghiệp lên gặp bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh để quyết định và khi nhận tiền, Kim Anh đưa lại Hải Anh 1/3. Sau khi lấy tiền, các bị can xé nhỏ phong bì cho vào bồn cầu xả nước.
Cơ quan tố tụng cho rằng, cuối tháng 5/2019 đến 12/6/2019, các bị cáo thu lợi bất chính hơn 2,1 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 823 triệu đồng không xác định được bị hại nào đã đưa.
Ai giúp nữ thanh tra Bộ Xây dựng tẩu tán số tiền chiếm đoạt? VKSND xác định khi công an khởi tố vụ án, em gái của Nguyễn Thị Kim Anh đã giúp chị tẩu tán một phần tài sản chiếm đoạt của doanh nghiệp. Sáng 4/1, TAND tỉnh Vĩnh Phúc xét xử Nguyễn Thị Kim Anh, cựu Phó phòng Phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Bộ Xây dựng, về tội Lạm dụng, chức vụ quyền...