Bất hợp lý khiến giáo viên bị thiệt thòi về tiền lương
Câu chuyện lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng của cô giáo mầm non ở Hà Tĩnh làm dấy lên bất cập lâu nay về chính sách tiền lương của giáo viên.
Đại biểu Quốc hội: Giáo viên mầm non xứng đáng nhận lương cao hơn Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng cô giáo mầm non xứng đáng nhận mức lương cao hơn. Không thể để xảy ra tình trạng sau 37 năm cống hiến nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng.
Người dân chờ lĩnh lương hưu ở P.Ngã Tư Sở, Q.Đống Đa, Hà Nội
Báo cáo của nhóm nghiên cứu của Quỹ hòa bình và phát triển do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước về cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, trong đó nội dung phản ánh thực trạng chính sách tiền lương và phụ cấp giáo viên khẳng định: Trên thực tế, xét trong mối tương quan chung giữa các ngạch lương của viên chức, có thể thấy ngạch lương giáo viên là không cao.
Ví dụ, trong bảng lương kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP, nhóm 2 (A2.2) liệt kê 15 ngạch viên chức, trong đó có 2 ngạch cao cấp dành cho giáo viên trung học và người làm công tác dựng phim (nghĩa là với 2 loại chức danh này, đây là bảng lương cao nhất), lại có 12 ngạch chuyên viên chính (nghĩa là với 12 chức danh này, còn có cơ hội chuyển lên ngạch cao cấp ở một bảng lương khác cao hơn). Như vậy nghĩa là cùng được đào tạo ở bậc ĐH nhưng ngạch lương giáo viên cao cấp chỉ bằng ngạch chuyên viên chính của các nghề lưu trữ, chẩn đoán bệnh động vật, bảo vệ thực vật, giám định thuốc thú y, kiểm nghiệm giống cây trồng…
Báo cáo này còn chỉ ra ngay trong hệ thống quy định về tiền lương dành cho giáo viên phổ thông cũng chứa đựng một số điều bất hợp lý. Ví dụ, trong một ngạch lương (giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học), có tới 12 bậc, mà khoảng cách giữa các bậc lương liền kề lại quá nhỏ (chỉ bằng 0,2 lần lương cơ bản). Với quy định như thế, mỗi lần lên lương chỉ thêm được 166.000 đồng. Vậy có nhiều khả năng giáo viên đến khi về hưu chưa được hưởng đến bậc cuối cùng của ngạch lương. Hoặc số bậc trong ngạch giáo viên cao cấp (đối với giáo viên mầm non/giáo viên tiểu học là 9 bậc, đối với giáo viên THPT là 8 bậc) nhiều hơn số bậc trong ngạch chuyên viên cao cấp của các ngành khác (nhóm viên chức A3 – ngạch cao cấp chỉ có 6 bậc).
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra những bất cập về cách tính lương giáo viên hiện nay. Ví dụ, dù đã đào tạo giáo viên mầm non đạt trình độ ĐH và sau ĐH nhưng do chuẩn giáo viên mầm non là trình độ trung cấp nên mặc dù sinh viên tốt nghiệp ĐH ra là giáo viên mầm non nhưng lại hưởng mức lương khởi điểm chỉ là 1,86. Tương tự, đối với giáo viên tiểu học do chuẩn là trình độ trung cấp và thực tế hiện nay đại đa số đào tạo trình độ CĐ nhưng vẫn xếp lương xuất phát điểm là 1,86 chứ không phải 2,1. Giáo viên THCS cũng được đặt theo chuẩn trình độ CĐ vẫn hưởng lương 2,1 chứ không phải là 2,34 trong khi đa số đã được đào tạo trình độ ĐH…
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT khẳng định: Sẽ kiến nghị cải tiến, hoàn thiện chế độ lương và chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo theo hướng khắc phục những bất cập hiện có.
Không đủ sống với lương hưuMức lương hưu hiện nay, xin nói thẳng không ai đủ sống được cả. Một là nó quá thấp, hai là do chi phí hiện nay quá cao, quá nhiều. Thống kê của BHXH VN, mức lương hưu của chúng ta hiện nay rất thấp, bình quân khoảng 3,8 triệu đồng, tính cả lực lượng vũ trang. Nếu tách riêng lực lượng này ra thì mức lương hưu của khu vực bên ngoài chỉ còn 3,4 – 3,5 triệu đồng/tháng. Song, với trường hợp như của cô giáo Lan (ở Hà Tĩnh), lương hưu chỉ có 1,3 triệu đồng/tháng thì họ phải ăn, sống, chăm sóc con cái, ông bà, đó là chưa kể những lúc ốm đau, bệnh tật phải đi khám. Ở TP như Hà Nội, TP.HCM giá cả thường cao hơn các địa phương khác nhiều lần, chi phí học hành, sinh hoạt, khám bệnh cũng cao hơn, vậy mức lương hưu bình quân chỉ có hơn 3 triệu đồng chắc chỉ có thể “sống bằng niềm tin”…Nhà nước cần phải tính toán lại Quỹ BHXH, có thể nâng mức đóng hoặc hỗ trợ như thế nào, chứ nếu để lương hưu thấp như vậy sẽ rất bất công cho những người đã bao nhiêu năm cống hiến. Họ cần được sống, nghỉ ngơi với những điều kiện tối thiểu để đảm bảo chứ không phải dặt dẹo với mấy đồng bạc cắc như vậy.Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long Tiêu Phong (ghi )
Theo Tuệ Nguyễn (Thanh Niên)
Nước mắt lương hưu
Câu chuyện giảm lương hưu của lao động nữ những ngày qua được đẩy lên cao trào với vụ việc cô giáo Trương Thị Lan nhận lương hưu hàng tháng 1,3 triệu đồng sau 37 năm cống hiến.
Cô giáo về hưu mếu máo nói về mức lương không đủ sống Cô Trương Thị Lan kể cô không ngủ mấy hôm nay, cứ nhắm mắt là khóc thầm.
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhìn hình ảnh cô giáo gầy gò với vẻ mặt thất thần vừa gượng dậy sau cơn "địa chấn" có tên lương hưu.
Trong việc tính lương hưu cho người lao động (NLĐ), cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) không có gì sai, ngành giáo dục cũng không sai. Cô giáo Lan và hàng nghìn giáo viên mầm non hay các lao động nữ đóng BHXH trên nền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng không sai. Chỉ có chính sách lương hưu là quá lạnh lùng!
Theo cách tính của Luật BHXH năm 2014, NLĐ có thời gian đóng BHXH trên nền lương không thuần nhất, nghĩa là vừa có thời gian đóng BHXH trên nền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quyết định, lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian.
Cô Lan khóc nghẹn khi cầm quyết định nghỉ hưu với mức lương 1,3 triệu đồng/ tháng. Ảnh: Phạm Trường.
Kết quả là mức lương hưu của NLĐ thấp tới mức thê thảm vì tiền lương đóng BHXH khi làm việc ở khu vực ngoài nhà nước rất thấp. Điều này có nguyên nhân do NLĐ không hiểu biết, hoặc có biết cũng không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động để đòi được đóng BHXH với mức lương cao hơn.
Riêng cô Lan và hàng chục ngàn giáo viên mầm non dân lập khác, khi thiết kế chính sách BHXH, họ đã bị "lọt sổ", để rồi khi phát hiện ra, người ta ban hành các quy định chắp vá kiểu như "chiếu cố" cho họ được đóng và truy đóng BHXH nhưng trên mức lương tối thiểu chung (giờ là lương cơ sở) rất thấp. Mức lương như vậy làm sao có lương hưu cao, đủ sống?
Đáng nói đây không phải trường hợp cá biệt. Rất nhiều NLĐ ở khu vực ngoài nhà nước đóng BHXH trên nền lương do doanh nghiệp quyết định, chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng chút ít. Với mức lương đóng BHXH thấp như thế, họ đã thấy trước tương lai không mấy sáng khi hưởng lương hưu.
Chưa kể, cách tính lương hưu theo Luật BHXH năm 2014 còn có sự không công bằng giữa khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Nhiều chủ doanh nghiệp lợi dụng điều này để trốn đóng BHXH cho NLĐ hoặc "dụ dỗ" họ nghỉ việc "lãnh một cục" để khỏi phải tăng lương theo thâm niên và đóng BHXH với mức lương cao hơn.
Cách đây nhiều năm, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã có một báo cáo về tình trạng NLĐ nghỉ hưu với lương hưu quá thấp, không bảo đảm cuộc sống. Báo cáo nhằm góp ý cho quá trình soạn thảo, thông qua Luật BHXH năm 2014 để tránh tình trạng NLĐ bị "nghèo hóa" khi hết tuổi lao động. Thế nhưng, cảnh báo đó không được lưu ý, tiếp thu.
Từ chuyện cô giáo Trương Thị Lan cho thấy chính sách BHXH, đặc biệt là chế độ lương hưu, vẫn còn quá nhiều bất hợp lý, không bảo đảm mục đích an sinh cho NLĐ. Có nghịch lý không khi khuyến khích NLĐ tham gia một chính sách để rồi khi hết tuổi lao động phải trở về sống dưới mức nghèo khó?
Theo Hồng Vân (Người Lao Động)
Lương hưu 1,3 triệu của cô giáo mầm non đã được cấp bù 37.000 đồng Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, mức lương hưu của cô giáo Lan thấp là do mức đóng bảo hiểm thấp, thời gian đóng ít. Tại phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 31.10, sau khi đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) nêu câu chuyện tiền lương hưu của cô giám mầm non Trương Thị Lan...