Bất hòa từ cách ứng xử với tiền bạc
Tiền bạc, một chủ đề nhạy cảm không phải ai cũng muốn đề cập đến trong cuộc sống vợ chồng, nhưng trong thời buổi hiện nay, đó lại là một vấn đề nóng trong mỗi gia đình.
Và với không ít người, dù biết rằng vợ chồng không nên có sự tính toán với nhau về tiền, nhưng mâu thuẫn, khúc mắc vẫn xảy ra.
Một người phụ nữ kể nỗi bất hạnh trong cuộc hôn nhân của chị nảy sinh từ chính quan niệm về cách xử lý “ tài chính gia đình”. Hai vợ chồng đều có lương cao nhưng anh nhất định không chịu chia sẻ với vợ khi chi tiêu khoản gì. Anh bảo anh phải dành dụm để mua nhà. Nhưng rồi khi nhà cũng là do chị và gia đình mua, anh lại bảo tiền anh để dành lo cho tương lai của các con. Ừ thì như thế cũng tốt, chị chặc lưỡi. Với mức lương của chị, nuôi gia đình cũng không khó khăn gì. Chị mặc kệ anh với cái đống tiền tiết kiệm to đùng mà anh đang thích thú, nhưng anh lại không để cho chị yên.
Ảnh minh họa.
Tuy là chị tự làm tự tiêu, nhưng anh luôn để mắt đến một cách rất gắt gao. Nếu cảm thấy việc chi hơi có điều gì “bất ổn” là anh lại hạch sách chị rằng sao lại chi khoản ấy, sao lại hết nhiều tiền thế. Nhiều lúc chị bực mình phải gắt lên, “đấy là tiền em làm ra, muốn chi sao là việc của em”. Lúc đó, anh lại tua đi tua lại điệp khúc: “Tiền mang gửi vào tiết kiệm để sau này dùng vào việc lớn. Em đừng mua sắm nhiều thế nữa, tốn tiền quá rồi…”.
Làm ra tiền và chị cũng không phải người hoang phí, chị chỉ muốn anh hiểu rằng, tiền bạc phải phục vụ thiết thực cho cuộc sống, chứ mình không phải nô lệ của tiền bạc. Nhưng anh luôn thường trực câu nói: “Thời buổi này kẻ nào giàu có thì được nể nang, trọng vọng, còn chữ nghèo thường gắn với chữ hèn…”.
Cũng bởi cái suy nghĩ ấy mà anh trở thành một người keo kiệt quá mức, nếu chị không muốn dùng chữ là quá bần tiện trong cư xử hàng ngày, keo kẹt, bủn xỉn trong đối nhân xử thế và làm cho gia đình nhiều lúc như rơi vào địa ngục.
Video đang HOT
Một người phụ nữ khác kể, kiếm tiền nhiều hơn vợ, chồng chị cũng rất chi li trong việc tiêu pha hằng ngày. Hôm nào có việc gì không thể đừng, phải chi nhiều tiền anh cứ chậc lưỡi tiếc mãi và mỗi lần nói đến chữ tiền với chồng, chị chỉ muốn khóc. Cuộc sống hiện đại biết bao nhiêu thứ phải chi tiêu, biết bao nhiêu nhu cầu phải đáp ứng, cũng vì vậy cuộc sống gia đình chị cứ nặng nề, mệt mỏi bởi những phàn nàn tiếc tiền của anh.
Chuyện không đồng tình trong sử dụng tiền bạc cũng là nguyên nhân gây ra bất hòa trong gia đình. Có nhiều gia đình, chồng thì muốn mua thứ này, vợ lại muốn thứ kia, rồi cả hai mặt nặng mày nhẹ với nhau. Mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc. Vì thế, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của người vợ và chồng khi quan niệm về tiền bạc.
Hiện nay, các cặp vợ chồng trẻ sống phóng khoáng về quan niệm, nên khi mới cưới nhau xong, họ đã thống nhất rằng tiền của ai người nấy tiêu, khi có việc gì chung sẽ bàn bạc, cùng đóng góp lại. Ban đầu, mọi việc có vẻ dễ dàng và ổn thỏa. Nhưng khi có con, kéo theo nó là một loạt những chi tiêu chung, lúc đó họ bắt đầu hạch sách nhau, trách móc, dẫn đến nghi ngờ và rạn nứt mối quan hệ.
Tiền bạc và cuộc sống gia đình là hai yếu tố luôn song hành với nhau. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, khi kết hôn, cuộc sống gia đình đối diện với bao vấn đề nan giải và chuyện cơm, áo, gạo, tiền, nên dù không muốn đề cập đến nhưng tài chính vẫn là chủ đề thường xuyên trong mỗi lần trao đổi giữa vợ và chồng.
Khi cả hai đều đi làm, có thu nhập ổn định, đủ ăn, đủ tiêu có vẻ mọi chuyện đơn giản hơn, nhưng chỉ cần phát sinh một biến cố nào đó đòi hỏi một khoản tiền lớn hơn rất nhiều khoản tiền dự trữ, không khí căng thẳng mới chính thức bắt đầu. Và tình huống này xảy ra không phải hiếm trong bất kể gia đình nào.
Do đó, sau khi kết hôn, hãy tập nói “của chúng ta” thay vì nói “của tôi” như trước đây. Dù trao nhiệm vụ quản lý “tài chính gia đình” cho ai, cũng nên thường xuyên trao đổi thẳng thắn với nhau về vấn đề này, tham khảo ý kiến của người kia trước khi lên kế hoạch chi tiêu… đó là những cách xử lý các mâu thuẫn nảy sinh. Điều quan trọng nữa là đừng chỉ trích nhau về vấn đề liên quan đến tiền bạc; đừng so sánh khả năng kiếm tiền của vợ hoặc chồng với các gia đình khác.
Cùng với đó, nên nói chuyện thẳng thắn, cầu thị với nhau thay vì giữ sự khó chịu trong lòng cho đến khi sự bực tức bùng cháy thành phẫn nộ và đừng quy chụp hay đổ lỗi cho nhau, điều này làm sự việc căng thẳng hơn. Tiền quan trọng và là nguyên nhân của nhiều bất hòa nhưng không phải việc quá khó xử lý nếu có sự đồng thuận.
Theo Kinhtedothi
Những điều thầm kín đàn ông không muốn người phụ nữ của mình can thiệp sâu
Hai con người yêu nhau chỉ có một điểm chung duy nhất là tình yêu dành cho nhau. Còn lại, cuộc sống, quan điểm sống, cả tính cách đều có những điểm khác biệt. Bởi thế, giữa những người yêu nhau nên có một khoảng cách nhất định.
Tiền bạc
Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm với đàn ông. Đàn ông luôn xem khả năng kiếm tiền là niềm tự hào hay sự tự ti không muốn ai động chạm vào. Bởi vì tự trọng và sĩ diện của đàn ông trở nên nhạy cảm hơn khi ai đó can thiệp quá sâu vào khả năng tài chính của họ, nhất là từ người phụ nữ họ yêu. Bạn có thể nói về tiền bạc với anh ấy, nhưng hãy khéo léo và lựa chọn thời điểm thích hợp. Tốt nhất là đừng gây tranh cãi với đàn ông về vấn đề này, vì thật sự khi đã động vào tự trọng rất khó để bạn lấy lại lòng tin ở đàn ông.
Người yêu cũ
Cũng như bạn, quá khứ là một phần không thể thay đổi của đàn ông. Hãy tôn trọng nó, bạn sẽ được bạn đời tôn trọng. Còn nếu bạn cứ cố gắng lật tung quá khứ, suốt ngày tranh cãi vấn đề này, bạn sẽ làm anh ấy mệt mỏi và chán nản với chính bạn. Trừ khi người cũ có khả năng đe dọa đến mái ấm của bạn, còn nếu không, hãy xem nó như một dĩ vãng xa xôi và hiện tại bạn mới là người quan trọng nhất của anh ấy.
Xe hơi và những thiết bị thông minh
Đàn ông luôn thích phô trương xe hơi, các thiết bị thông minh mới nhất mà họ có. Và phụ nữ thì thường không hiểu hết sở thích này của đàn ông. Đây cũng giống như sở thích, nhu cầu mua sắm của phụ nữ. Nếu bạn luôn không hiểu sao người đàn ông của mình thích xem về các mẫu xe hơi hay thiết bị thông minh mới nhất thì hãy tự hỏi sao bạn lại cứ thích mua nhiều đồ đến thế? Đây có lẽ cũng chỉ là sự khác biệt về sở thích của đàn ông và phụ nữ.
Cách anh ấy ăn mặc
Phụ nữ luôn muốn người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, có phong cách hoặc theo ý mình. Tuy nhiên, đàn ông thường phóng khoáng. Một khi anh ấy là người chỉn chu, không cần bạn phải nhắc, anh ấy cũng tự thực hiện. Còn nếu tính anh ấy không hay coi trọng hình thức thì bạn đừng cố "đúc" anh ấy theo chuẩn của bạn. Bạn sẽ làm anh ấy bực bội trong khi kết quả lại chẳng ăn thua. Vì vậy, ngoại trừ những dịp đặc biệt như đi dự đám cưới, đi dự tiệc mới cần đòi hỏi anh ấy mặc đẹp, còn bình thường, hãy để anh ấy thoải mái với những gì anh ấy thích.
Chỉ trích về nhân cách của đàn ông
Không ai thích bị chỉ trích, đàn ông lại càng không thích. Dù cả hai có yêu nhau thế nào thì vẫn sẽ có một giới hạn nhất định không muốn đối phương chạm vào. Và đừng nghĩ khi bạn lên án, chỉ trích sẽ khiến đàn ông chủ động thay đổi. Nhân cách, cá tính, thói quen là những điều khó có thể thay đổi ở một con người. Điều bạn có thể làm là khéo léo trong cách gợi mở để anh ấy chủ động thay đổi, hơn là dùng lời lẽ không hay để than phiền, phàn nàn.
Các mối quan hệ
Đàn ông cho rằng họ đủ lớn và thông minh để biết các mối quan hệ của mình là tốt hay xấu. Họ cũng có đủ lý lẽ thuyết phục rằng người bạn mình chơi là đáng để chơi. Mọi ý kiến hay yêu cầu của bạn về việc anh ấy dừng chơi với ai đó chỉ khiến anh ấy nổi đóa lên vì bạn không tôn trọng anh ấy. Nếu bạn không muốn chàng nhận xét xấu về đám bạn hay những cô bạn thân thiết của bạn, thì cũng đừng can thiệp quá sâu về các mối quan hệ của anh ấy. Miễn là anh luôn chăm lo cho bạn và gia đình, còn hãy để cho anh ấy tự do với đám chiến hữu hợp với sở thích của anh ấy thì tốt hơn.
Theo Khoevadep
Vợ làm gì cũng tiếc tiền dù gia đình tôi giàu có Từ tiền bạc, đối xử nội ngoại, chăm con... vợ chồng tôi cứ nói chuyện được vài câu là cãi nhau, bất đồng quan điểm. Tôi 38, vợ 34 tuổi, cưới nhau được 11 năm, có 2 con. Từ hai bàn tay trắng, khi ra trường tôi được học bổng toàn phần. Sau 3 năm du học, tôi về Việt Nam làm việc...