Bắt hàng giả, khó chứng minh hàng giả
Một vụ bắt “hàng giả” từ 3 năm trước dẫn tới khởi tố vụ án hình sự và qua nhiều lần xét xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung đến nay vẫn khó chứng minh hàng giả. Còn doanh nghiệp “hàng giả” của doanh nhân trẻ thì đã phá sản.
Anh Hà Minh Tuấn giới thiệu ngôi nhà ở đường Đoàn Thị Điểm, phường 3 ( TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nói như khóc: “Xưởng hoang tàn từ ngày máy móc bị công an tạm thu, bảng hiệu cũng không còn, phá sản hết rồi”. Hoạn nạn ập xuống lúc anh Tuấn 35 tuổi, đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì xảy ra cuộc kiểm tra “phát hiện hàng giả” ngày 22/11/2011.
Xưởng của anh Tuấn sản xuất 6 loại mỹ phẩm, có đăng ký sản xuất kinh doanh, kê khai nộp thuế đầy đủ. Hôm kiểm tra, anh bị thu các sản phẩm đã đóng gói trị giá hơn 1,3 tỷ đồng cùng nhiều vật tư. Gần ba tháng sau, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam anh Tuấn “tội sản xuất, buôn bán hàng giả”. Bị giam 2 tháng, anh Tuấn được cho bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử.
Ngày 5/9/2012, TAND tỉnh Sóc Trăng xử sơ thẩm phạt anh Tuấn 3 năm tù giam. Bản án này bị Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM hủy ngày 12/3/2013, trả hồ sơ cho Viện KSND tỉnh Sóc Trăng thụ lý lại. Theo bản án phúc thẩm, điều tra chưa làm rõ được các mỹ phẩm của anh Tuấn giả sản phẩm của hãng nào, gây thiệt hại bao nhiêu.
Cuối năm 2013, Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Sóc Trăng có kết luận điều tra và cáo trạng mới, tiếp tục truy tố anh Tuấn “tội sản xuất, buôn bán hàng giả”. Tuy nhiên, TAND tỉnh Sóc Trăng đã trả hồ sơ hôm 27/1/2014, yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ “hàng hoá bị can là hàng giả” của hãng nào. Ngày 30/9/2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng có bản kết luận điều tra bổ sung vỏn vẻn một trang rưỡi giấy A4, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của toà án.
Vụ án hiện do Viện KSND tỉnh Sóc trăng thụ lý. Một vị lãnh đạo Viện KSND tỉnh cho biết, điều tra bổ sung lại có thêm chứng cứ chứng minh anh Tuấn không phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Trong những mỹ phẩm của anh Tuấn, có 2 loại được cho là “làm giả” sản phẩm của Cty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam. Hai mỹ phẩm này, công văn của Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội thực hiện ủy thác điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Dầu gội 02 Men, 02 Shampoo của Hà Minh Tuấn(…) có hình thức, mẫu mã, màu sắc và cách thiết kế không giống và không liên quan đến các sản phẩm của Cty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam”.
Video đang HOT
Những mỹ phẩm khác cho rằng “làm giả” sản phẩm của Cty TNHH Procter & Gramble Việt Nam thì đại diện Cty này không khẳng định được là có bị làm giả hay không. Theo ủy thác điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM lấy lời khai của đại diện Cty chỉ được vị đại diện cho biết “chưa xác định được thiệt hại xảy ra”.
Doanh nhân trẻ Hà Minh Tuấn đứng trong ngôi nhà hoang nói: “Càng điều tra càng không có căn cứ thực tế và khoa học để kết luận tôi làm giả sản phẩm của doanh nghiệp nào. Hy vọng, vụ án được đình chỉ để tôi phục hồi sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động”.
Vụ án hiện do Viện KSND tỉnh Sóc trăng thụ lý. Một vị lãnh đạo Viện KSND tỉnh cho biết, điều tra bổ sung lại có thêm chứng cứ chứng minh anh Tuấn không phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Theo Tienphong
Vụ "công an chặn nhầm xe cơ động": Hủy biên bản "gây rối"
Sau khi có ý kiến của Ban giám đốc công an tỉnh, công an huyện Châu Thành đã hủy biên bản gây rối trật tự công cộng và cản trở người thi hành công vụ đối với vợ chồng chị K.
Ngày 18/11, theo tin tức trên Tri Thức trực tuyến, thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó công an huyện Châu Thành (Sóc Trăng) cho biết sau khi có ý kiến của Ban giám đốc công an tỉnh, đơn vị đã hủy biên bản gây rối trật tự công cộng và cản trở người thi hành công vụ đối với vợ chồng chị Cao Thị K. - Võ Thái Q.
Chị K. kinh doanh ở khu đô thị 5A, TP Sóc Trăng, chồng là trung úy cảnh sát cơ động công tác tại Công an TP Sóc Trăng. Theo ông Thọ, lý do hủy biên bản "gây rối" đối với vợ chồng chị K. vì 2 bên đều là lực lượng trong ngành, không ai chịu xác nhận chứng kiến và sự việc xem như khép lại.
Ông Võ Thanh X. (cha anh Q.) cho biết gia đình tiếp tục yêu cầu Công an tỉnh Sóc Trăng làm rõ vai trò của cán bộ mặc thường phục tham gia khám xét ôtô BKS 83C của gia đình khi anh Q. đang chở vợ với 2 con từ An Giang về Sóc Trăng.
Xe của vợ chồng chị Kiều bị chặn trên quốc lộ 1 để khám xét vào đêm 16/11. (Ảnh Tri Thức trực tuyến)
Trước đó, anh Q. xin phép đơn vị đưa vợ về xã Tà Đảnh, huyện Trị Tôn (An Giang) thăm cha vợ già yếu và hốt thuốc cho chị K. Cùng đi có 2 con trai 7 và 9 tuổi.
Khoảng 21h ngày 16/11, anh này lái xe về đến gần UBND xã An Hiệp, huyện Châu Thành thì bị cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sóc Trăng ra hiệu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Sau đó cảnh sát giao thông soi đèn vào cốp sau và một thanh niên mặc thường phục nhảy lên lục soát.
Bị vợ chồng chị K. ngăn lại, người này nói kiểm tra theo chuyên án của ban giám đốc công an tỉnh. Sau khám xe mà không phát hiện gì, vợ chồng chị K. yêu cầu lập biên bản sự việc để chứng minh sự trong sạch nhưng không được đáp ứng. Cảnh sát mặc thường phục sau đó gọi người chạy xe máy đến chở đi.
Trong đêm, lãnh đạo của anh Q. là ông Lê Thanh Tùng (Phó công an TP Sóc Trăng) đến nơi vì biết có cán bộ liên quan nhưng ông Tùng sau đó cũng về vì vụ việc do cấp trên thụ lý. Lúc này xe kiểm tra điều lệnh công an cũng xuất hiện nhưng sau đó bỏ đi.
Riêng ôtô 7 chỗ chở ông Thọ đến cùng 4 - 5 người thì đậu lâu hơn. Công an huyện Châu Thành lập biên bản anh Q. - chị K. gây rối trật tự công cộng và chống đối lực lượng làm nhiệm vụ, nhưng vợ chồng này không ký.
Không có chuyện "công an bắt công an"
Ngày 17/11, chia sẻ trên báo Tiền Phong, ông Lê Thanh Tùng cho biết chỉ tới hiện trường vì có cấp dưới liên quan, sự việc do cấp trên thụ lý. Trưởng PC46 cũng nói đang đi công tác, hãy liên hệ làm việc với giám đốc.
Trưởng PC67 Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết sẽ mời tổ công tác đến làm việc để nắm lại cụ thể việc phối hợp với PC46 như thế nào.
Theo Đại tá Thái Văn Đợi - phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng - nói việc các đơn vị phối hợp tuần tra, kiểm soát việc buôn lậu là bình thường, diễn ra thường xuyên theo kế hoạch.
Không có việc lập chuyên án, theo dõi xe của anh Q. và gia đình. Việc bắt nhầm xe của anh Q. là tình cờ trong công tác, không có chuyện "công an bắt công an".
Còn việc người thanh niên mặc thường phục kiểm tra xe, ông Đợi nói cùng tổ công tác nên không cần xuất trình giấy tờ gì và có quyền kiểm tra xe, do xe không vi phạm, không phát hiện hàng cấm nên không cần lập biên bản.
"Chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức buổi làm việc với các cá nhân để làm rõ vì sao lại xảy ra chuyện không hay như vậy và có báo cáo trong thời gian tới. Tôi nghĩ hai bên có sự ngộ nhận, và lời nói giữa hai bên khiến không hài lòng" - ông Đợi lý giải.
Theo_Người Đưa Tin
Diễn viên múa tố đại gia hiếp dâm: "Cháu tin vào công lý" Nếu chị N muốn công lý được thực thi, điều kiện đầu tiên là cô không được rút đơn tố cáo, phải kiên trì đấu tranh đến cùng. Chị N tố cáo ông Lê Bá Huy có hành vi hiếp dâm. Theo pháp luật hiện hành, tội Hiếp dâm được quy định tại Điều 111 (Bộ luật Hình sự). Tội danh này chỉ...