Bắt hai thanh niên chở hơn 3kg lá cần sa
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tịnh Biên đang hoàn tất thủ tục điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 2 bị can Lê Văn Danh và Chau Putsh về hành vi “mua bán trái phép chất ma tuý”.
Trước đó, vào khoảng 13 giờ 20 phút, ngày 26/9/2013, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Đội CSĐTTP về KT – CV và MT Công an Huyện phối hợp với Phòng PC47 Công an Tỉnh An Giang và Cục C47 Bộ Công an và Đoàn Đặc nhiệm Miền Nam – Cục Phòng chống ma tuý Biên Phòng đã tổ chức mật phục tại quán cafe Hồng Tâm thuộc tổ 14, ấp Thới Thuận – xã Thới Sơn thì bắt quả tang Lê Văn Danh, sn 1965, ngụ ấp An Hoà -xã An Hảo điều khiển xe mô tô BS: 67L3-2634 trên xe có chở 01 vỏ sách nylon màu xanh, theo sau có 01 chiếc xe mô tô BS: 67F1-067.62 do Chau Poth thực hiện chở người ngồi phía sau là Chau Puth (sn 1967, ngụ ấp Tân Thuận – xã Tân Lợi) cả 3 người ghé vào quán Hồng Tâm uống cafe.
Đối tượng Lê Văn Danh đang làm việc với cơ quan điều tra
Lực lượng phối hợp tiến hành kiếm tra phát hiện bên trong vỏ sách nylon màu xanh có chứa 07 bọc nylon có chứa cành, lá, hoa, quả cây cần sa trọng lượng 3,100kg. sau đó, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang.
Tại cơ quan điều tra, Danh khai nhận, toàn bộ số cần sa trên do Chau Puth thuê chở từ ấp Tân Thuận – xã Tân Lợi về đến quán Hồng Tâm để bán. Sau khi xong việc, Puth sẽ trả cho Danh với giá 500.000đ.
Video đang HOT
Thiếu tá Nguyễn Văn Sậy – Đội trưởng Đội CSĐTP về kinh tế – chức vụ và Môi trường Công an Huyện Tịnh Biên cho biết, nhiều đối tượng lợi dụng việc qua lại biên giới để cấu kết với người Campuchia để trao đổi buôn bán ma tuý làm cho số người nghiện ma túy trên địa bàn ngày càng tăng và tình hình an ninh trật tự không đảm bảo.
Theo Dantri
Vụ lương "khủng": Có thể xử lý hình sự?
Lần giở hồ sơ vi phạm của 4 doanh nghiệp (DN) công ích có sếp lãnh lương "khủng", có thể xác định rất nhiều vi phạm do lãnh đạo DN cố ý làm trái các quy định quản lý nhà nước nhằm thu lợi cá nhân.
Cố ý làm trái luật lao động, chèn ép công nhân
Trong các kết luận thanh tra của UBND TPHCM đã chỉ rõ 3 sai phạm lớn của 4 DN công ích trong vụ "lương khủng" (Chiếu sáng công cộng, Thoát nước đô thị, Công trình giao thông, Công viên cây xanh) là: Vi phạm luật lao động, đối xử bất công, tước đoạt quyền lợi của người lao động; Áp dụng sai quy định để chi lương khủng cho lãnh đạo DN; Khai lao động khống để hưởng chênh lệch.
Việc lãnh đạo các DN công ích chèn ép người lao động để thu lợi cá nhân bị phát hiện thời gian qua khiến dư luận bất bình
Trong đó, sai phạm thể hiện tính mưu lợi cá nhân rõ ràng nhất là việc áp dụng sai quy định để chi lương khủng cho sếp. Theo quy định, ban điều hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước phải được xây dựng quỹ lương riêng, tối đa không vượt mức 36 triệu đồng/tháng. Nhưng tại 4 DN công ích trên, lương ban điều hành được trích từ quỹ lương khối gián tiếp, các lãnh đạo lại nhận mức lương cả tỷ đồng/năm.
Việc khai lao động khống để hưởng chênh lệch cũng thể hiện sai phạm rõ ràng. Nếu tính sâu xa thì việc khai lao động khống nhằm tăng cao doanh thu của DN, lấy nhiều hơn phần chi từ ngân sách cho dịch vụ công ích, làm tăng lợi nhuận và quỹ lương của khối gián tiếp (vì lương của khối lao động trực tiếp được nhận theo công việc thực tế). Mà quỹ lương khối gián tiếp và lợi nhuận tăng hay giảm chính là ảnh hưởng trực tiếp đến lương, thưởng của lãnh đạo DN.
Việc cố ý làm trái luật lao động, chèn ép công nhân không chỉ thể hiện quan điểm sai lệch của lãnh đạo các DN trên mà còn thể hiên mục đích mưu lợi cá nhân rất rõ ràng. Lãnh đạo các DN này tìm mọi cách giảm mức lương bình quân của khối trực tiếp, tức là của những người lao động trực tiếp làm những công việc cực khổ, nguy hiểm và độc hại nhất cũng chỉ nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ lương khối gián tiếp trong quỹ lương DN, nâng cao lợi nhuận trong các sản phẩm công ích.
Có thể xử lý hình sự?
Giải thích cho sai phạm của mình, lãnh đạo các DN trên đều cho rằng chưa cập nhật chính sách, không nắm rõ quy định... Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM phản đối cách nói trên. Theo ông, đây là hành vi cố ý làm trái, cần xử lý hình sự.
Điều 165, Bộ luật Hình sự quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù từ 1 - 20 năm. Điều 278, Bộ luật Hình sự quy định về Tội tham ô tài sản đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Tùy theo lượng tài sản bị chiếm đoạt có thể phạt tù từ 2 - 20 năm, thậm chí là chung thân hoặc tử hình.
Các DN trên do Nhà nước cấp vốn và hoạt động công ích, là tài sản của Nhà nước, lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh cũng là tài sản của Nhà nước. Dù tổng quỹ lương của công ty "không đụng vào ngân sách", mà từ kết quả của các hợp đồng kinh tế công ty làm được, nhưng suy cho cùng dù là tổng quỹ lương do công ty tự kinh doanh thì cũng là lãi từ nguồn vốn do Nhà nước cấp, nên đó cũng là tài sản của Nhà nước, được giao cho DN quản lý, trong đó lãnh đạo DN chịu trách nhiệm chính.
Nếu xác định được lãnh đạo các DN tự chia chác lương "khủng" để thu lợi cá nhân, sai so với quy định của Nhà nước và họ cố tình vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước là có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Trả lời Dân trí về quan điểm của thành phố trong vấn đề này,Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà cho biết: "Các hành vi vi phạm cụ thể của từng cá nhân phải xem xét cẩn trọng trên những bằng chứng cụ thể. Sau khi có những bằng chứng cụ thể, chúng tôi sẽ xem xét rất kỹ trong việc kỷ luật những cán bộ này. Nếu thực sự có dấu hiệu phạm pháp sẽ chuyển sang cơ quan điều tra. Điều này phải làm hết sức thận trọng. Phải làm hết phần xử lý hành chính, trách nhiệm bồi thường của họ đã".
Ngoài ra, ông Hà cho rằng: "Việc quan trọng nhất lúc này là phải bồi thường những quyền lợi của người lao động bị tước đoạt, bị đối xử bất công. Vì những người lao động này là những người nghèo, người có trình độ không cao, họ không biết quyền lợi họ đáng được được hưởng".
Hồng Tâm - Tùng Nguyên
Theo Dantri
Quỹ lương tăng cao nhưng lương người lao động vẫn thấp Năm 2012, khi áp dụng mức lương tối thiểu 2.000.000 đồng/tháng để tính đơn giá tiền lương sản phẩm công ích thì tổng quỹ lương của 8 doanh nghiệp công ích thuộc các sở ngành tăng từ 50%, lương bình quân của người lao động tăng 42%. Nhưng thực tế không phải vậy! Đấu tranh quyết liệt để giữ mức lương tối thiểu...