Bắt hai đối tượng soạn và đọc đáp án vào phòng thi môn Lịch Sử
Khi nhận được đề thi, Thùy L, soạn câu trả lời còn C dùng thiết bị di động đọc bài giải môn Sử vào cho thí sinh trong phòng thi để chép. Người nhận lời giải là một thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Công an quận Cầu Giấy đang tiến hành điều tra để xác minh trường hợp thí sinh dùng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong buổi thi môn Lịch sử.
Theo đó, vào sáng nay 4.7, công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) khi kiểm tra quán cà phê số 257 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, đã phát hiện hai đối tượng là Lê Thị Thùy L, và Trần Đức C, (đều ở xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đang có hành vi sử dụng điện thoại để đọc lời giải vào phòng thi cho thí sinh đang dự thi môn lịch sử kỳ thi THPT quốc gia.
Tại cơ quan công an, Lê Thị Thùy L, khai nhận: Trong khoảng thời gian từ hơn 7h đến 10h sáng nay, L ở quán cà phê số 257 Trần Quốc Hoàn “để giúp đỡ bạn Phạm Dương L (thí sinh tại cụm thi số 3, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương-PV) làm bài thi môn lịch sử”. Theo lời khai của L, đối tượng này đã đọc lời giải cho thí sinh Phạm Dương L đến câu số 3 bằng cách gọi điện thoại cho thí sinh này. L, khai không biết câu 3 này có theo thứ tự từ 1 đến 3 hay không, chỉ nhận đề và tìm đáp án. L, cứ đọc, còn Phạm Dương L, nghe và chép được hay không thì L, không biết vì không thấy Phạm Dương L, nói gì.
Được biết, Thùy L; Trần Đức C và Phạm Dương L, là bạn học lớp 10. Hiện tại, L.T.T.L đang là sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thiết bị và các tài liệu giải đề thi của hai đối tượng.
Video đang HOT
Còn theo lời khai của Trần Đức C. (nguyên quán Vũ Duy, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) khoảng 8h sáng nay 4.7, tại quán cà phê 257 Trần Quốc Hoàn, C, có dùng điện thoại để đọc đáp án đề thi kỳ thi TPHT quốc gia 2015 cho thí sinh trong phòng thi. Trước đó, vào ngày thứ 5 (ngày 2.7), C. cũng đã đọc đề thi cho Phạm Dương L.
C. cho biết, C. được thí sinh Phạm Dương L nhờ giúp nên có gọi thêm bạn Thùy L để hỗ trợ. Sau khi nhận lời, C. và Thùy L hẹn nhau ở quán cà phê 257 Trần Quốc Hoàn. Trong quán, Thùy L soạn tài liệu, còn C. chịu trách nhiệm đọc cho Phạm Dương L trong phòng thi.
Trong khi đó, Phạm Dương L là thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện Kỹ thuật Quân sự trong kỳ thi năm nay.
Theo Laodong
Thi quốc gia, chỉ cần công bằng là đủ
(GDVN) - Thậm chí có người còn đưa tài liệu, giải hộ bài hay cho các em quay, copy bài nhau một cách thoải mái.
LTS: Đi từ thực tế các kỳ thi trước, cô giáo Phan Tuyết đặt ra vấn đề công bằng thi cử ở kỳ thi quốc gia sắp tới. Nếu chỉ công bằng, kỳ thi đã thực sự là thành công?
Tòa soạn mong nhận được thêm ý kiến của độc giả về vấn đề này.
Sắp tới sẽ là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2015. Nhân kỳ thi quan trọng sắp diễn ra, chúng ta cần nhìn lại tình hình thi cử một số năm để biết cần phải làm gì cho việc thi cử ngày một tốt hơn.
Như chúng ta biết: Trừ vài năm triệt để "Nói không với tiêu cực trong thi cử...", tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở nhiều nơi trở về đúng thực chất, còn không ít năm, ở nhiều địa phương, tình hình coi thi tốt nghiệp diễn ra lộn xộn, học sinh công khai quay tài liệu, copy bài của nhau trước sự làm ngơ của thầy cô giám thị...
Nhiều trường vì thành tích thi đua còn tổ chức giải bài và ném cho học sinh của mình. Vì thế, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông thường cao ngất ngưởng, có nơi nhiều trường chạm mốc 100%. Đến mức nhiều người cho rằng thi tốt nghiệp phổ thông như vừa qua là lãng phí; là ngành giáo dục vẫn chưa chữa khỏi căn bệnh thành tích.
Tuy nhiên sau đó, học sinh đậu tốt nghiệp trung học phổ thông muốn vào Đại học phải trải qua kì thi Quốc gia căng thẳng, nhờ vậy cánh cửa Đại học ít nhiều sàng lọc những học sinh mà năng lực học tập có hạn.
Vì thế, việc một số nơi trước đây "du di" để nhiều học sinh có được tấm bằng tốt nghiệp phổ thông làm "kỉ niệm" đã không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của các em học sinh khá giỏi.
Nhưng từ kỳ thi "hai trong một" này trở đi, nếu ai đó còn chạy theo thành tích, còn du di như trước đây, cũng như một bộ phận giám thị coi thi không nghiêm túc thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.
Một số em năng lực học tập có hạn, nhưng may mắn được "quay bài" hay "copy", sẽ có cơ hội được điểm cao hơn một số học sinh làm bài thi nghiêm túc, thi bằng năng lực của chính mình.
Và nếu thế, con đường xét tuyển vào đại học của học sinh được điểm cao nhờ may mắn (như vừa nói) sẽ rộng mở hơn những học sinh thi nghiêm túc nhưng vì nhiều lý do bị thấp điểm hơn, cơ hội được xét tuyển vào các trường tốt cũng sẽ ít hơn.
Điều đó có nghĩa: Chỉ cần vài giám thị của phòng thi nào đó coi thi không nghiêm túc, chưa nói là gây thiệt thòi cho thí sinh ở các phòng thi khác, mà còn tạo cơ hội cho những học sinh có học lực yếu đạt điểm cao hơn những học sinh tự nỗ lực.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều thầy cô tâm huyết với nghề, luôn khát khao: Dạy học cần đi vào thực chất, không chạy theo chỉ tiêu, thành tích. Trong thi cử, luôn đặt tính công bằng lên đầu. Những thầy cô này thường không "yêu chiều" những học sinh lười nhác.
Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi có những thầy cô giáo có suy nghĩ: "Nghiêm khắc quá sẽ tội chúng vì công lao đèn sách bao nhiêu năm lại trở thành công cốc" nên một số thầy cô này thường dễ dãi, mặc kệ học sinh muốn làm gì thì làm...
Thậm chí có người còn đưa tài liệu, giải hộ bài hay cho các em quay, copy bài nhau một cách thoải mái.
Để kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia diễn ra thành công như mong đợi; để tất cả học sinh cạnh tranh nhau công bằng thì giáo viên và học sinh cần thấm nhuần quy chế của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia tới đây .
Năm đầu tiên tổ chức kỳ thi mới, mong sao kỉ luật phòng thi được giữ nghiêm để không còn tình trạng như nói trên...
Theo GDVN
Công an trả vàng cho người vượt biên Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do nhiều nguyên nhân, một bộ phận người dân đã mạo hiểm vượt biên, không ít người nằm lại nơi rừng sâu, biển thẳm. Đất nước vừa đi qua cuộc chiến tàn khốc một lần nữa quặn đau... ...Và, các thế lực thù địch đã không ngừng xát muối vào vết thương ấy hòng phá...