Bắt hai đối tượng lừa đảo xin việc làm với số tiền “khủng”
Hiện nay, nhiều người học ra trường có nhu cầu xin việc làm. Nắm bắt được nhu cầu đó, không ít kẻ đã giả mạo danh nghĩa của các tổ chức, cá nhân để đứng ra xin việc làm. Tin tưởng các đối tượng này, một số người đã rơi vào bẫy lừa.
Ngày 24/11, Công an TP Việt Trì tiếp nhận đơn trình báo của ông Đoàn Văn Kiệt, 54 tuổi, ở xã Minh Đài, huyện Tân Sơn về việc ông bị 1 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức xin việc làm. Ông Kiệt cho biết, ông có người con trai vừa tốt nghiệp ngành sư phạm đang có nhu cầu xin việc làm.
Qua một người quen ở cùng xã, ông Kiệt đã gặp và nhờ một người phụ nữ tên Na – người được giới thiệu là có mối quan hệ rất rộng, có khả năng “chạy” cho con ông vào biên chế ở một trường tiểu học thuộc huyện Đoan Hùng. Những người nông dân chỉ biết đến đồng ruộng như ông Kiệt quá dễ bị cuốn vào lưới lừa do Na đưa ra.
Nhà không dư dật nên để có đủ 120 triệu đưa cho Na xin việc cho con trai, ông Kiệt phải đi gom góp, vay mượn của mọi người trong họ. Sau khi nhận đủ số tiền, con trai ông được nhận vào làm hợp đồng tại một trường tiểu học như Na đã hứa. Tuy nhiên, để được biên chế thì phải sau 6 tháng tập sự.
Thấy con trai ông Kiệt đã được đi làm, một số người dân trong xã có con cùng học với con trai ông Kiệt đã đến nhờ ông Kiệt “dẫn lối, đưa đường” để con mình cũng may mắn như vậy. Trong số đó có Đinh Thị Mai và Đinh Văn Sơn, sau khi chuyển cho Na số tiền 240 triệu đã được vào “tập sự” tại một số trường của TP Việt Trì và cũng kèm theo lời hứa sau 6 tháng sẽ vào biên chế.
Thời gian đầu, mỗi người nhận được 1,8 triệu đồng/tháng tiền lương. Tuy nhiên, đến tháng thứ 4, Mai và Sơn không nhận được số tiền lương hằng tháng. Có thắc mắc với nhà trường thì các em nhận được câu trả lời “không biết” vì nhà trường không đứng ra trả tiền, tiền lương hằng tháng đều do Na trả. Nói là tập sự, song số lần được đứng lớp rất hạn chế, chỉ khi nào có giáo viên nghỉ ốm, hoặc bận việc thì các em mới được lên lớp. Biết là bị lừa nên ông Kiệt và các gia đình trên đã làm đơn tố cáo Na.
Tiếp nhận đơn trình báo của ông Kiệt, Công an TP Việt Trì đã vào cuộc tiến hành điều tra. Đến nay, bước đầu cơ quan Công an đã làm rõ một số thông tin liên quan đến vụ án và đối tượng lừa đảo. Đó chính là Nguyễn Thị Na, 29 tuổi, ở khu 7, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, hiện đang tạm trú tại phường Thọ Sơn, TP Việt Trì.
Quá trình điều tra, bước đầu cơ quan Công an đã làm rõ được hành vi lừa đảo của đối tượng. Sinh ra trong một gia đình thuần nông của huyện Thanh Thủy. Na là con cả trong gia đình có 3 người con.
Video đang HOT
Hai đối tượng lừa đảo.
Từng tốt nghiệp Đại học Hà Nội, khoa Anh văn. Với vốn tiếng Anh đã được trang bị sau 4 năm đại học, Na không khó kiếm được một công việc ổn định. Tuy nhiên, ra trường Na không có ý định làm việc trong các cơ quan Nhà nước mà đi dạy thêm bên ngoài. Theo như Na nói, số tiền kiếm được nhờ dạy thêm là rất cao, đủ để Na trang trải cuộc sống. Trong thời gian đi dạy thêm, Na quen biết với nhiều người, hình thành các mối quan hệ rộng. Cũng từ đây, Na sa vào con đường lừa đảo. Vì đồng tiền, Na đánh mất chính mình, để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.
Theo cơ quan điều tra, thủ đoạn lừa đảo của Na cực kỳ tinh vi và chưa từng xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Để tạo được lòng tin với những người muốn xin việc, sau khi nhận hồ sơ và tiền của họ, Na đã gửi những người này vào các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với lý do thử việc. Hằng tháng Na trực tiếp dùng số tiền đã thu được trích ra một khoản tiền tương ứng với mức lương tập sự để trả cho những người này. Đến gần những tháng cuối của thời gian thử việc, Na ngừng việc chi trả lương. Do không có lương tháng và thời gian tập sự đã hết, những người đến nhờ Na xin việc tìm gặp Na để đòi lại số tiền đã đưa. Tuy nhiên, cho đến khi bị bắt, chưa ai lấy lại được số tiền đã đưa cho Na.
Cũng trong thời gian này, Công an TP Việt Trì đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với Hoàng Quang Huy, 35 tuổi, trú ở xã Phú Hộ, TX Phú Thọ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, ngày 24/10, Công an TP Việt Trì đã nhận được đơn tố giác của chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, ở phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, với nội dung tố cáo Huy về hành vi lừa đảo với số tiền trên 200 triệu đồng bằng hình thức xin việc làm.
Để tạo niềm tin cho những người muốn nhờ Huy “chạy việc”, đi đâu Huy cũng tự giới thiệu mình là cháu của một số đồng chí lãnh đạo cấp cao trong Bộ Quốc phòng và của tỉnh Phú Thọ, từng công tác trong Bộ Quốc phòng, sau chuyển sang làm ở Cục Chống tham nhũng, Bộ Công an. Chính vì điều này, một số người nhẹ dạ tin tưởng vào lời Huy nói nên không ngần ngại chi cho y một số tiền lớn lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo Hồng Minh
Công an nhân dân
Mạo danh Thứ trưởng Bộ Y tế và Giám đốc BV Phụ sản Trung ương lừa đảo
Từ tháng 4 đến tháng 7/2014, Nga và Hạnh đã làm giả 35 thẻ nhân viên y tế các bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội; nhận 39 hồ sơ xin việc của ông Tá và chiếm đoạt gần 1,5 tỷ đồng.
Chiều 20/11, Thượng tá Thành Kiên Trung, Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội cho biết, Đội chống hàng giả thuộc Phòng này đã phát hiện 2 đối tượng giả danh cán bộ Bộ Y tế, mạo danh một Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Trung ương và thư ký của Thứ trưởng này để gọi điện thoại, nhắn tin cho những người có nhu cầu xin việc làm, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tác giả của kịch bản nêu trên chính là Lê Thị Bích Hạnh và Vương Thúy Nga.
Vương Thúy Nga (áo xanh) và Lê Thị Bích Hạnh (áo trắng) tại cơ quan Công an.
Theo đó, tại Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội, đối tượng Lê Thị Bích Hạnh, sinh năm 1983, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã khai nhận: Khoảng tháng 12/2003, Hạnh thông qua một người quen, Hạnh biết ông Đào Văn Tá có nhu cầu xin việc làm cho một số người đã học ngành y nhưng chưa có việc làm nên Hạnh đã tạo niềm tin, bắt mối với ông Tá.
Để "tạo lòng tin" với ông Tá, mặc dù không có nghề nghiệp nhưng Hạnh vẫn tự nhận là nhân viên Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có khả năng xin việc cho ai có nhu cầu vào làm việc tại một số bệnh viện và cơ quan khác. Điều kiện để xin được việc làm là sau khi nhận hồ sơ và tiền đặt cọc của những người xin việc, ông Tá phải giao đặt tiền "chi phí" cho Hạnh.
Ông Tá tin là thật và đã giao cho Hạnh 21 hồ sơ xin việc làm, kèm theo số tiền là hơn 3,1 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, để tạo niềm tin với các bị hại và ông Tá, Hạnh đã nhờ Vương Thúy Nga, sinh năm 1975, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đóng giả là nhân viên phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và giả nhân viên của Sở Nội vụ TP Hà Nội để gặp gỡ, hứa hẹn, xin việc làm tới một số người nêu trên.
Qua đó, Hạnh đã tự khắc một tiêu đề "Điều dưỡng Trung cấp" để đóng vào áo Blue mà mình khoác trên người khi gặp bị hại; và đóng tiêu đề "Bộ Y tế" trên hồ sơ xin việc, phát cho những người có nhu cầu xin việc làm để làm tin. Sau đó, Hạnh chuyển hồ sơ này cho Đoàn Văn Tá. Sau khi nhận tiền đặt cọc, Lê Thị Bích Hạnh đã không xin việc được cho một trường hợp nào nên đã trả cho Đoàn Văn Tá hơn 1,6 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Vương Thúy Nga khai nhận, khoảng đầu tháng 4/2014, Nga được Hạnh thuê đóng giả nhân viên Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương và nhân viên Sở Nội vụ TP Hà Nội để gặp gỡ, hứa hẹn xin việc cho những người đã nộp hồ sơ cho Đoàn Văn Tá. Với số tiền công 200 nghìn một lần "đóng vai", đồng thời, Nga được Hạnh hướng dẫn cho người xin việc ký khống vào phiếu trả lời các câu hỏi dự thi công chức và thu của mỗi người 500 ngàn đồng/phiếu. Tổng số tiền Nga và Hạnh đã thu được là 4 triệu đồng.
Tang vật chứng của vụ án .
Qua một thời gian, một số người nghi ngờ Hạnh và Nga giả mạo chức danh để chiếm đoạt tài sản, vì Hạnh và Nga sau một thời gian dài không thực hiện được như cam kết của mình, nên đã tố cáo với cơ quan Công an.
Theo đó, từ tháng 4 đến tháng 7/2014, Nga và Hạnh đã làm giả 35 thẻ nhân viên y tế các bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội; nhận 39 hồ sơ xin việc của ông Tá và chiếm đoạt gần 1,5 tỷ đồng. Căn cứ vào tài liệu thu thập được và lời khai của các đối tượng, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Vương Thúy Nga, còn Lê Thị Bích Hạnh đang nuôi con nhỏ nên được tại ngoại.
Như vậy, cơ quan Cảnh sát điều tra xác định ổ nhóm này đã chiếm đoạt khoảng 6 tỷ đồng của nhiều bị hại
Theo Minh Khoa - Trần Xuân
Công an nhân dân
Yêu cầu Australia giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền Về việc ngày 19/6/2014 Tòa án Tối cao bang Victoria, Australia ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer và được trang WikiLeaks đăng tải, ngày 7/8, Bộ Ngoại giao đã mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao Công hàm phản đối về Lệnh kiểm duyệt này. Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam...