Bắt hai đối tượng dùng dao uy hiếp rồi cướp xe của một phụ nữ
Đi trên đoạn đường vắng, chị T. bất ngờ bị hai đối tượng đe dọa, ép dừng xe. Tại đây, chị bị kẻ lạ mặt khống chế, cướp túi xách cùng xe máy.
Ngày 30/7, Công an huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đang tiến hành xác minh, điều tra làm rõ vụ uy hiếp người đi đường để cướp xe máy trong đêm.
Chị T. bị cướp túi xách và xe máy. (Ảnh minh họa).
Theo đó, khoảng 22h ngày 29/7, các thành viên thuộc các câu lạc bộ phòng chống tội phạm ở huyện Nhơn Trạch nhận tin báo từ chị T. (ngụ xã Phước An, huyện Nhơn Trạch) về việc chị vừa bị cướp xe máy trên đoạn đường vắng.
Chị T. trình bày, vào thời điểm trên, chị đang trên đường đi công việc riêng. Khi chạy xe đến khu vực hầm đá thuộc xã Phước An (huyện Nhơn Trạch), chị bất ngờ bị hai đối tượng dùng dao uy hiếp yêu cầu dừng xe.
Sợ hãi, chị T. dừng xe thì bị các đối tượng này cướp giỏ xách và xe máy hiệu Vision biển số 60C2 – 453.93.
Nhận tin báo từ chị T., các thành viên thuộc các câu lạc bộ phòng chống tội phạm ở huyện Nhơn Trạch đã phối hợp cùng cảnh sát 113 tiến hành truy tìm các đối tượng gây án. Sau 2 giờ truy xét, hai đối tượng cướp tài sản của chị T. đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Video đang HOT
Bước đầu, hai đối tượng này khai nhận tên Trần Triệu Phi (SN 1997, ngụ tỉnh Cà Mau) và Phạm Minh Thạnh (SN 1996, ngụ tỉnh Kiên Giang). Cả hai khai nhận để có tiền tiêu xài nên rủ nhau cướp tài sản.
Sau đó, hai đối tượng này đã được bàn giao cho Công an huyện Nhơn Trạch để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Hiện, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ.
Theo NĐT
Đại gia Trầm Bê không phục về tội danh bị truy tố
Bị cáo Trầm Bê bức xúc: "Bị cáo đã xem kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước về hành vi sai phạm của mình, nhưng bị cáo không phục. Bởi ngân hàng được làm những gì pháp luật không cấm".
Ngày 10/1, TAND TPHCM tiếp tục xét xử Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trầm Bê thừa nhận hành vi của mình nhưng ông cho là cáo trạng có một số chỗ chưa chính xác.
Bị cáo Trầm Bê tại phiên tòa.
Theo bị cáo, ông Danh là khách hàng lâu năm của bị cáo từ khi còn làm việc tại Ngân hàng Phương Nam. Trước đó, bị cáo biết ông Danh làm ở Tập đoàn Thiên Thanh sau đó chuyển sang Ngân hàng Đại Tín.
"Bị cáo biết lúc ông Danh vay tiền vừa là Chủ tịch VNCB, vừa là chủ Tập đoàn Thiên Thanh, thế mà lại sang ngân hàng mình vay tiền à?", chủ tọa hỏi.
"Tôi lúc đó không suy nghĩ gì, chỉ nghĩ họ là khách hàng và có tài sản bảo đảm thì cho vay thôi", ông Bê trả lời.
"Nhưng ông Danh là chủ thể đặc biệt", chủ tọa lưu ý.
"Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng ông Danh không được phép vay tiền ngân hàng mình làm chủ, giống như tôi, nhưng không bị cấm sang ngân hàng khác vay", ông Bê giải thích.
Ông Bê cũng nói rằng bản thân từng làm ngân hàng 10 năm, đã từng giữ vị trí Phó Chủ tịch 2 ngân hàng Phương Nam và Sacombank. Điều kiện cho vay của hội đồng tín dụng theo quy định là phải có tài sản bảo đảm, thu hồi được nợ, có lãi và phương án kinh doanh.
"Tôi nghĩ mình thu hồi được nợ thì không bị khởi tố hình sự", ông Bê cho biết.
Ông Bê trình bày: "Khi làm việc với ông Danh, tôi đã giao cho Tổng giám đốc Phan Huy Khang làm theo quy trình. Tôi nói anh Danh mang tiền sang đảm bảo phải được sự đồng ý của hội đồng tín dụng của Đại Tín".
Ông Bê cho rằng ông Danh cũng là đại diện một pháp nhân, một tập thể sử dụng tiền của mình để kiếm thêm tiền lời. Tiền ông Danh mang sang Sacombank bảo lãnh là tiền gì, ông không biết, vì sau khi gặp ông Danh và đồng ý cho vay, mọi chuyện đã giao lại cho Khang giải quyết.
"Bị cáo đã xem kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước về hành vi sai phạm của mình, nhưng bị cáo không phục. Bởi ngân hàng được làm những gì pháp luật không cấm", bị cáo Trầm Bê bức xúc.
Cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank cũng cho rằng, số tiền 1.800 tỷ đồng (được cho là vật chứng trong vụ án) là tiền bảo lãnh cho các khoản vay chứ không phải tiền đem đi phát hành ở thị trường 2.
"Đây là một vụ án mà nhiều ngân hàng cùng tham gia cho vay. Nếu chỉ một mình ngân hàng của bị cáo thì nói rằng đó là do nhận thức của bị cáo. Không lẽ các ngân hàng lớn khác cũng vậy?", ông Bê nói.
Ông đề nghị: "Các nhà làm luật phải ghi rõ trong Luật tổ chức tín dụng, đừng để những người khác như ông mắc vào sai phạm tương tự!".
Xin lại tài sản bị kê biên
Về phần dân sự, bị cáo Trầm Bê xin HĐXX xem xét lại hai căn nhà cơ quan điều tra đã kê biên là quyền sử dụng đất tại số 591 An Dương Vương (phường An Lạc A, quận Bình Tân, TPHCM) và quyền sử dụng đất số 601 Hồng Bàng (phường 6, quận 6, TPHCM) do Trầm Bê làm chủ. Đồng thời, bị cáo xin HĐXX cho nhận lại căn nhà gia đình ông đang sinh sống vì căn nhà này do chị vợ ông Bê đứng tên, không liên quan tới vụ án này.
Xuân Duy
Theo Dantri
Cơ quan điều tra đề nghị xử lý hành chính đối với ông Trần Bắc Hà Theo kết quả điều tra của Bộ Công an, ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB chứ không cho Phạm Công Danh vay, chưa đủ căn cứ xác định ông Bắc Hà giúp sức cho Phạm Công Danh phạm tội. Do đó, cơ quan điều tra chỉ đề nghị kiểm điểm...