Bắt hai đối tượng cho vay nặng lãi với lãi suất “khủng”… 300%/năm
Ngày 13/3, Công an huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đang giữ Đào Văn Linh và Đào Văn Hải (đều 28 tuổi, quê tỉnh Hải Dương, trú tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi.
Theo điều tra, Hải và Linh tới huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để hoạt động cho vay nặng lãi.
Thường ngày, cả hai in tờ rơi, rồi đến đêm lại đi xe máy tới các huyện giáp ranh như: Thống Nhất, Xuân Lộc,…để giới thiệu về dịch vụ cho vay. Do nhiều người cần vay tiền nên đã liên hệ Linh và Hải để vay. Khách thường vay trong 24-42 ngày với lãi suất giao động từ 280%-300%/năm.
Hình minh hoạ.
Tính tới thời điểm bị công an phát hiện và bắt giữ, hai đối tượng đã cho 42 người vay tiền với hơn 1 tỷ đồng. Tiền lãi các đối tượng thu lời được là khoảng 200 triệu đồng.
Những người không có khả năng trả đúng hạn, các đối tượng sẽ cho vay tiền để trả phần nợ cũ rồi ép vay nợ mới với lãi suất cao hơn.
Khám xét nơi ở, công an thu hơn 700 tờ rơi quảng cáo cho việc vay tiền cùng nhiều tang vật có liên quan.
Video đang HOT
Theo danviet.vn
Một năm "khởi nghiệp" tín dụng đen, vốn 700 triệu "phình" ra... 5 tỷ
Công an tỉnh Bình Phước vừa phanh phui, phá án thành công một băng nhóm hoạt động cho vay "tín dụng đen" tại TP.Đồng Xoài với số vốn 700 triệu đồng và thu về 5 tỷ chỉ sau một năm cho vay "tín dụng đen".
Vào khoảng 22h30 ngày 26/9, Công an TP.Đồng Xoài bắt quả tang 2 đối tượng đang nhận tiền gốc và lãi của người vay "tín dụng đen" trong một quán cà phê tại phường Tân Thiện, TP.Đồng Xoài. Hai đối tượng bị tổ công tác Công an TP.Đồng Xoài bắt quả tang khi đang nhận tiền là Trần Ngọc Khương (còn gọi là Quắt, sinh 1989) và Trần Đăng Khoa (sinh 1985), cùng thường trú tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; tạm trú khu phố Phú Thanh, phường Tân Phú, TP.Đồng Xoài. Tang vật thu giữ là 2 hợp đồng vay tiền và số tiền 25 triệu đồng.
Cơ quan điều tra khám xét chỗ ở của các đối tượng. Ảnh: V.T
Qua đấu tranh mở rộng, các đối tượng khai nhận cùng hoạt động chung trong nhóm cho vay. Trong nhóm còn có 3 đối tượng khác là Trần Đức Tuân (còn gọi là Bờm, sinh 1990), Đỗ Đức Thiệp (sinh 1992) và Trần Văn Sơn (sinh 1990), cùng quê Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cả nhóm cùng thuê nhà ở và tạm trú tại khu phố Phú Thanh.
Qua quá trình khám xét nơi ở của băng nhóm, công an đã phát hiện nhiều giấy tờ, tài liệu, sổ sách, phương tiện liên quan đến hoạt động "tín dụng đen". Ngoài ra, còn có cả dao, kiếm và vũ khí thô sơ.
Khám xét nơi ở, cơ quan chức năng thu được nhiều chứng cứ thể hiện hoạt động cho vay "tín dụng đen". Ảnh: V.T
Đối tượng Trần Đức Tuân khai nhận: "Trước đây hơn một năm, băng nhóm đã hoạt động cho vay tại TP.HCM. Sau đó, chuyển địa bàn lên TP.Đồng Xoài. Ban đầu, nhóm chỉ có Tuân và Khương, với số vốn quay vòng là hơn 700 triệu đồng. Sau đó có thêm Khoa, Thiệp, Sơn cùng góp vốn và tham gia".
Theo Cơ quan điều tra, Tuân là người có số tiền cho vay lớn nhất. Tuân có nhiệm vụ ở nhà điều hành chung, đồng thời quản lý toàn bộ số tiền quay vòng cho vay của nhóm. Để quản lý số tiền này, Tuân đã sử dụng một phần mềm có mật khẩu bảo mật, được mua bản quyền và chạy ứng dụng trên mạng.
Nhiều giấy tờ, hồ sơ thể hiện việc cho vay "tín dụng đen" bị phát hiện. Ảnh: V.T
Hàng ngày, Thiệp với Sơn sang khu vực huyện Chơn Thành và tỉnh Bình Dương làm. Còn Khoa với Khương hoạt động tại khu vực TP.Đồng Xoài. Tuân có nhiệm vụ ở nhà nhập tên và kết quả giao dịch vào máy tính. Phần mềm quản lý trên máy tính sẽ tự động tính tiền lãi cho từng trường hợp vay và báo kết quả thu, chi hàng ngày.
Từ số vốn ban đầu cho vay khoảng 700 triệu đồng, sau hơn 1 năm hoạt động, số vốn của nhóm đã tăng hơn 5 tỷ đồng. Số tiền lãi nhóm này thu về vào thời điểm hiện tại là gần 2,5 tỷ đồng.
Hàng trăm giấy tờ ký nhận cho vay tiền với lãi suất cắt cổ. Ảnh: V.T
Tổng số người đã và đang vay tiền của nhóm trong hơn một năm qua là hơn 900 người. Địa bàn hoạt động của nhóm đối tượng này là liên tỉnh Bình Phước, Bình Dương và TP.HCM. Hiện nay, khoảng 200 người đang vay tiền của nhóm "tín dụng đen" này.
Với thủ tục vay hết sức nhanh, gọn, không đòi hỏi nhiều về thủ tục thế chấp như ngân hàng. Các đối tượng cho vay đến tận nhà người cần vay tiền tiếp thị và quyết định số lượng tiền cho vay ngay. Cách tiếp thị này đã đánh trúng vào nhu cầu cần vay tiền phục vụ công việc trước mắt của nhiều người dân.
Các đối tượng trong băng nhóm cho vay đang bị tạm giam. Ảnh: V.T
Đối tượng Trần Ngọc Khương khai nhận, khi đi tiếp thị phát và tờ rơi nếu gặp người cần vay, nhóm sẵn sàng đáp ứng ngay tại gia đình họ. Nhìn vào cuộc sống của gia đình họ thì tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình sẽ quyết định cho họ vay là bao nhiêu.
Tiền cho vay, nếu tính theo lãi ngày là từ 7.000 - 10.000 đồng/triệu/ngày, tương đương với lãi 20 - 30%/tháng. Nếu vay trong 10 ngày, sẽ tính lãi thành 11 ngày. Tuy nhiên, tài liệu cơ quan điều tra thu được, có nhiều giao dịch nhóm đối tượng này cho vay tính lãi ở mức 15.000 đồng/triệu/ngày. Với mức lãi như thế không biết người vay buôn bán, kinh doanh hay sản xuất như thế nào mới có đủ tiền trả lãi và vốn vay.
Theo danviet
Từ khoản vay 4 triệu, nam thanh niên bị cuốn vào món nợ 250 triệu đồng Sau 14 ngày vay 4 triệu đồng , T. chưa trả được hết nên liên tục bị các đối tượng lạ gọi điện đe dọa, bắt phải dùng ứng dụng online khác vay tiền. Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) vừa nhận được đơn trình báo của một nam thanh niên về việc người này liên tục bị đe dọa đến tính...