Bắt gọn nhóm người Trung Quốc giả danh Cảnh sát lừa tiền qua điện thoại
Ngày 22/1, Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Quảng Ninh đã bắt khẩn cấp 3 đối tượng (trong đó 2 đối tượng người Trung Quốc) có hành vi giả danh cảnh sát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại.
Các đối tượng bị bắt giữ là Lê Thị Ánh (SN 1973), trú tại Móng Cái, Quảng Ninh; Zheng Ken Xi (SN 1975) và Zheng Zhuen (SN 1980), tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trước đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các địa phương đã tập trung điều tra, xác minh về nhóm tội phạm nước ngoài cấu kết với đối tượng người Việt Nam chuyên lừa đảo, chiếm đoạt qua điện thoại.
Đối tượng Zheng Zhuen.
Quá trình điều tra, bước đầu cơ quan Công an xác định, các đối tượng liên quan đã sử dụng các đầu số điện thoại Trung Quốc gọi đến thuê bao của bị hại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng vì nghi ngờ có liên quan đến hoạt động tội phạm rửa tiền, buôn ma túy… Nhiều bị hại nghĩ rằng đối tượng gọi điện đến là đại diện cơ quan Công an nên đã chuyển khoản một lượng lớn tiền mặt. Quá trình bắt giữ đối tượng Ánh tại phòng 403, khách sạn Phương Oanh, số 14 Vạn Ninh, TP Móng Cái (Quảng Ninh).
Cơ quan Công an thu giữ một số giấy tờ tài liệu thể hiện thông tin của nhiều tài khoảng ngân hàng, hóa đơn, chứng từ thể hiện việc Ánh có rút tiền, nạp tiền vào nhiều tài khoản, thẻ sim điện thoại, thẻ ATM; 7.600.000 nhân dân tệ tiền Trung Quốc.
Zheng Ke Xi tại cơ quan Công an.
Tại nơi ở của hai đối tượng người Trung Quốc, cơ quan điều tra đã thu giữ khoảng 120 thẻ sim điện thoại; 80 thẻ ATM các loại; 1 máy tính bảng; 1 thiết bị phát sóng wifi; 36.500.000đ tiền Việt Nam và 1.800.000 nhân dân tệ tiền Trung Quốc.
Video đang HOT
Đối tượng Lê Thị Ánh.
Tang vật thu giữ.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu đối tượng Zheng Ke Xi thừa nhận được đối tượng Zheng Zhuen thuê làm công việc rút tiền tại các cây rút tiền ATM ở TP Móng Cái và được trả công 3000 nhân dân tệ/tháng. Còn đối tượng Ánh đã nhận rất nhiều thẻ ATM, rút số tiền 195.000.000đ đưa cho Zheng Zhuen và được đối tượng giao nhiệm vụ chuyển số tiền 20.000.000đ cho Vũ Mạnh Tùng để trả công.
Hiện cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ vụ việc.
Theo Công An Nhân Dân
Giả cảnh sát, lừa hàng tỷ đồng qua điện thoại
Các đối tượng giả làm cảnh sát, sử dụng các đầu số điện thoại Trung Quốc gọi đến thuê bao của bị hại, yêu cầu họ rút hết tiền tiết kiệm, tiền gửi trong các tài khoản để gửi vào tài khoản do chúng chỉ định.
Theo điều tra, trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2014, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông.
Các đối tượng đã sử dụng các đầu số điện thoại Trung Quốc gọi đến thuê bao của bị hại, yêu cầu họ rút hết tiền tiết kiệm, tiền gửi trong các tài khoản để gửi vào tài khoản do chúng chỉ định, nhằm kiểm tra tiền trong sạch hay không và hứa chuyển trả trong vòng 24h.
Để tỏ ra hợp tác với "cơ quan điều tra", muốn chứng minh mình không liên quan đến hoạt động tội phạm rửa tiền, buôn ma túy..., nhiều người bị hại đã ngoan ngoãn làm theo.
Một số tiền lớn đã được những người nhẹ dạ chuyển cho bọn tội phạm.
Các đối tượng tại cơ quan công an
Theo cơ quan điều tra, khoảng gần cuối tháng 6/2014, bà Huỳnh Thị Mộng Đ. (37 tuổi, ở thành phố Vũng Tàu) bị một nhóm lừa đảo giả danh công an gọi điện chiếm đoạt 970 triệu đồng.
Giữa tháng 12/2014, bà Phạm Thị Q., ở thành phố Vũng Tàu cũng bị kẻ gian lừa đảo chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng.
Ngày 22/12/2014, một phụ nữ tên Phạm Thị H., cũng ở thành phố Vũng Tàu bị nhóm này gọi điện thoại và nộp vào tài khoản cho chúng hơn 1,5 tỷ đồng.
Theo tài liệu do ngân hàng cung cấp, sau khi nhận được tiền, nhóm tội phạm rút tiền bằng thẻ ATM tại thành phố Móng Cái và huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Cơ quan công an xác định nhóm tội phạm hoạt động ở khu vực giáp với biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, do chúng sử dụng đầu số nước ngoài và gọi điện thông qua mạng Internet, không tiếp xúc trực tiếp với những người bán thẻ ATM nên việc điều tra gặp nhiều khó khăn.
Qua điều tra, cơ quan công an xác định, Lê Thị Ánh (42 tuổi, Quảng Ninh) là người hỗ trợ đắc lực cho hai người đàn ông Trung Quốc thực hiện một loạt các vụ lừa đảo nói trên.
Sau bị bị bắt, Ánh khai, cô ta được hai người đàn ông Trung Quốc thuê làm các công việc chuyển tiền, rút tiền. Cơ quan công an đã thu giữ của Ánh giấy tờ, tài liệu thể hiện thông tin tài khoản ngân hàng, hoá đơn, chứng từ ghi rút tiền, nạp tiền vào nhiều tài khoản, thẻ sim điện thoại, ATM...
Tại nơi thuê phòng của Zheng Ke Xi và Zheng Zhuen, cảnh sát thu được trên 120 chiếc thẻ sim điện thoại, 80 thẻ ATM các loại, máy thiết bị phát sóng.
Zheng Ke Xi thừa nhận được Zheng Zhuen thuê rút tiền tại các cây ATM ở thành phố Móng Cái và trả công 3.000 nhân dân tệ/tháng.
Trong khi đó, Ánh được Zheng Zhuen thuê làm phiên dịch, rút tiền, chuyển tiền... và được trả công 2.000 nhân dân tệ/tháng.
Vụ án đang được tiếp tục làm rõ.
Theo VietNamNet
Cận cảnh căn biệt thự của ổ nhóm tội phạm người Trung Quốc trên đất Cảng Chủ nhân của ngôi biệt thự sang trọng không hề biết ngôi nhà của mình bị một nhóm tội phạm người Trung Quốc thuê để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đột kích "ổ nhóm" tội phạm Trung Quốc trên đất Cảng Liên quan đến vụ việc bắt giữ hàng chục người nước ngoài có quốc tịch Trung Quốc...