Bắt giữ vụ vận chuyển hơn 200 triệu đồng tiền Việt Nam giả
Hai đối tượng Phạm Quốc Hậu và Nguyễn Văn Huy mua hơn 200 triệu tiền Việt Nam giả tại Trung Quốc, trên đường vận chuyển về đến tỉnh Lạng Sơn đã bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ.
Hai đối tượng bị bắt giữ cùng tang vật
Ngày 24/2, trao đổi với póng viên, lãnh đạo Công an thành phố Lạng Sơn cho biết, vào khoảng 18h50′ ngày 22/2, qua công tác nghiệp vụ, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Công an thành phố Lạng Sơn phát hiện một đối tượng nam giới có biểu hiện nghi vấn. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trong túi áo khoác của đối tượng có một túi nilong màu đen đựng nhiều tờ tiền Việt Nam mệnh giá 200 nghìn đồng. Tổng số tiền là 200 triệu 800 nghìn đồng, trong đó nhiều tờ có số sêri trùng nhau. Qua giám định, cơ quan chức năng xác định số tiền trên là tiền Việt Nam giả.
Qua điều tra, cơ quan chức năng làm rõ đối tượng vận chuyển tiền giả là Nguyễn Văn Huy (sinh 1982, HKTT tại thôn Tân Độ, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) hiện tạm trú tại Pò Chài, Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Qua đấu tranh mở rộng vụ án, cơ quan công an tiếp tục bắt khẩn cấp đối tượng Phạm Quốc Hậu (sinh năm1984, HKTT tại ấp Phú Thử, xã Phú Hữu, Huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) hiện tạm trú tại thôn Nà Lầu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng.
Video đang HOT
Hai đối tượng khai nhận, sáng ngày 22/2 đã mua số tiền giả trên tại Trung Quốc với giá 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng tiền Việt Nam) sau đó đem về Việt Nam để tiêu thụ. Tuy nhiên, khi về đến Lạng Sơn thì đã bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ./.
Bá Đoàn
Theo Dantri
Rao bán tiền giả có thể bị truy tố tội gì?
Hành vi rao bán tiền giả có thể bị xem xét truy tố với nhiều tội danh khác nhau, tùy thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan chức năng.
Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội), hành vi rao bán tiền giả trên các trang mạng xã hội có thể bị truy tố và xử lý theo quy định pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của các đối tượng rao bán tiền giả sẽ tùy thuộc vào kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.
Theo đó, trong trường hợp việc mua bán tiền giả là có thật, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo Điều 180 BLHS.
Mua bán tiền giả trên facebook. Ảnh: Internet.
Ngoài ra, theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đối với tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:
- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới 10 triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 180 BLHS, phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 180 BLHS, phạt tù từ năm năm đến 12 năm.
- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 100 triệu đồng tiền Việt Nam trở lên thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 180 BLHS, phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đối với trường hợp việc rao bán tiền giả là không có thật, các đối tượng chỉ đưa thông tin sai sự thật nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 139 BLHS.
Còn trong trường hợp các đối tượng này chỉ đăng thông tin với mục đích câu view, câu like hoặc tương tự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc.
Ngoài ra, căn cứ vào mức độ lỗi, thiệt hại và tính chất nghiêm trọng của sự việc, các đối tượng còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, theo Điều 226 BLHS.
Trước đó, trao đổi về vấn đề gần đây trên các trang mạng xã hội đang nở rộ dịch vụ đổi tiền thật lấy tiền giả, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (PC50 - Công an TP Hà Nội) cho biết thực chất các tài khoản cá nhân, hội nhóm trên không hề có tiền giả. Đây chỉ là những chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các đối tượng sẽ đánh lừa người dùng bằng chiêu thức rao bán tiền giả với mức giá hấp dẫn. Khi nhận được tiền từ khách hàng chuyển tiền bằng thẻ điện thoại hoặc qua tài khoản ngân hàng, các đối tượng này sẽ lập tức "cao chạy xa bay", cắt đứt liên lạc với nạn nhân. Hiện tại, Phòng PC50 cũng đang điều tra một số vụ việc về loại hình lừa đảo này.
Theo Danviet
Quen nhau qua mạng, 3 đối tượng thành lập nhóm buôn hơn 400 triệu tiền giả Sau khi làm quen qua mạng xã hội, các đối tượng thành lập nhóm rủ nhau vượt đường mòn biên giới sang Trung Quốc mua hơn 400 triệu tiền Việt Nam giả về trong nước tiêu thụ và đã bị các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn bắt giữ. Đối tượng Phạm Thanh Khiêm cùng tang vật hơn 400 triệu đồng tiền...