Bắt giữ hơn 10.000 sản phẩm quần áo nhái thương hiệu nổi tiếng
Cơ quan chức năng bắt giữ hơn 10.000 sản phẩm quần áo nhái thương hiệu nổi tiếng như Triumph, Wacoal, Lacoste…
Lợi dụng tâm lý mua hàng của khách hàng muốn đẹp, rẻ nhưng phải là hàng hiệu, một số đối tượng đã lợi dụng điều này để nhập hàng Trung Quốc sau đó gắn nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng để chuộc lợi.
Chiều 22/6, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và thu giữ hơn 10.000 sản phẩm quần áo nhái thương hiệu nổi tiếng tại cửa hàng của đối tượng Hà Thị Tú Anh và Hà Hải Đăng ở số 2A, ngõ 49 Thái Thịnh 2, quận Đống Đa.
Đội quản lý thị trường số 13 phối hợp với Tổ công tác Công an quận Ba Đình đã tiến hành kiểm tra, bắt giữ hơn 10.000 sản phẩm quần áo nhái thương hiệu nổi tiếng như Triumph, Wacoal, Lacoste…Ước tính nếu được bán chót lọt ra thị trường, trị giá số hang hóa lên đến cả tỷ đồng.
Video đang HOT
Bước đầu chủ cơ sở khai nhận hành vi gian lận là nhập khẩu hàng Trung Quốc về để thay đổi nhãn mác sang các thương hiệu nổi tiếng.
Hiện, Đội quản lý thị trường số 13 và Công an Quận Đống Đa đã lập hồ sơ, tiếp tục điều tra, xác minh và làm rõ để đưa đối tượng ra sử lý theo pháp luật. Qua đợt kiểm tra liên ngành này, một lần nữa khuyến cáo tới người dân khi lựa chọn mua và sử dụng các sản phẩm thương hiệu chính hãng, tránh mua phải những hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ./.
Vũ Khuyên – Quang Định
Theo_VOV
Bắt tạm giam Giám đốc công ty Romal
Ngày 19-6, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Huy Thọ, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Romal Việt Nam (Công ty Romal), có địa chỉ tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Theo cơ quan tố tụng, lợi dụng việc được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa Romal và Kucy, đồng thời nắm được thị hiếu của người tiêu dùng thích sử dụng hàng ngoại xuất xứ từ châu Âu, từ tháng 6-2012 đến tháng 1-2015, Nguyễn Huy Thọ đã sang Trung Quốc đặt một số Công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng sản xuất các mặt hàng như bếp từ; bếp điện từ, bếp điện từ hồng ngoại, lò vi sóng, máy hút mùi, chậu rửa bát, sen vòi... trên sản phẩm đều được in nhãn hiệu "Romal" hoặc "kucy" sản xuất tại Italy, Germany, Malaysia và đặt nhãn hàng hóa rời theo từng lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam.
Số nhãn rời in chữ "CE" thể hiện là hàng hóa đạt chuẩn được lưu hành và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, phù hợp với các mã số quốc gia của các nước Italy, Germany, Maylaysia (đầu mã số các quốc gia này là: 800; 400; 955).
Sau khi hàng được thông quan, Nguyễn Huy Thọ đưa toàn bộ số hàng về kho của Công ty Romal, rồi chỉ đạo nhân viên bóc nhãn in Made in China để dán nhãn Made in Italy, Made in Germany, Made in Maylaysia, và quảng cáo, bán ra thị trường. Sản phẩm hàng hóa mà Công ty Romal nhập khẩu từ Trung Quốc có giá từ 23 USD đến 75 USD, nhưng sau khi thay đổi nhãn mác xuất xứ, chúng đã được tăng từ 3 triệu đến hơn 20 triệu đồng.
Cơ quan tố tụng xác định Nguyễn Huy Thọ đã nhập khẩu các lô hàng từ Trung Quốc qua Cảng Hải Phòng theo các hợp đồng ngoại và 40 tờ khai hải quan, tổng số hàng hóa nhập khẩu gần là 14.900 sản phẩm trị giá khoảng hơn 472.000 USD, tương đương với khoảng 10 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra cửa hàng của công ty Romal, tháng 1-2015
Để lừa dối khách hàng, Công ty Romal còn cho nhân viên kinh doanh đi xuống các đại lý, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận để giới thiệu sản phẩm của Công ty được nhập khẩu từ Đức, Italy, Malaysia thể hiện trên trang web của Công ty này, giá bán của các sản phẩm quy định trong Cartalgo của Công ty Romal Việt Nam và hứa sẽ chiết khấu cho các cửa hàng, đại lý này từ 40% đối với loại bếp Romal, Kucy; Bếp ga Romal, Kucy là 45%; Máy hút mùi Romal, Kucy là 55%; Chậu, vòi rửa bát 40%; Máy rửa bát, lò nướng, lò vi sóng 40%... Do vậy, số hàng giả của Công ty Romal được các đại lý nhập và bán ra là khá lớn.
Đối với các đại lý ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Romal trên địa bàn TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, Công ty Romal sẽ đóng nguyên đai, nguyên kiện, gửi kèm theo nhãn hàng hóa "Made in Malaysia, Made in Italy, Made in Germany" để các chủ đại lý này tự bóc nhãn mác xuất xứ "Made in China" của từng sản phẩm rồi tự dán nhãn giả xuất xứ in "Made in Italy, Made in Malaysia, Made in Germany" lên các sản phẩm để tiêu thụ.
Trước đó, CQĐT Bộ Công an phối hợp với lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội kiểm tra kho hàng của Công ty Romal tại Mễ Trì, và đã thu giữ hơn 2000 sản phẩm thiết bị nhà bếp đều có xuất xứ nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó đã có 135 sản phẩm được nhân viên của Công ty Romal dán nhãn xuất xứ "Made in Germany, Made in Italy, Made in Malaysia"... Cùng thời điểm này, Cục chống buôn lậu Tổng cục Hải Quan tạm giữ 2 Container hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Công ty Romal, kèm theo 700 nhãn in "Made in Germany, Made in Italy, Made in Malaysia".
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trưởng tỉnh Bắc Ninh kiểm tra siêu thị Anh Đức là đại lý của Công ty Romal phát hiện 32 sản phẩm đã dán nhãn "Made in Germany, Made in Italy, Made in Malaysia" và đã tạm giữ số hàng trên. Quản lý thị trường Đà Nẵng kiểm tra Showroom chi nhánh của Công ty Romal đã phát hiện và thu giữ 20 sản phẩm dán nhãn "Made in Germany, Made in Italy, Made in Malaysia". Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh kiểm tra Showroom là chi nhánh của Công ty Romal phát hiện 17 sản phẩm đã bóc nhãn có in xuất xứ "Made in China" dán nhãn hàng hóa in xuất xứ "Made in Germany, Made in Italy, Made in Malaysia"...
Theo_An ninh thủ đô
Bắt 4 xe ô tô vận chuyển 85 tấn than trái phép 4 xe ô tô và số than trên bị phát hiện và tạm giữ tại khu vực Cọc 6 và Km 6 thành phố Cẩm Phả., Quảng Ninh. 4 xe ô tô vận chuyển trái phép trên 85 tấn than các loại, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị Đội Quản lý thị trường số 3, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh và...