Bắt giữ 3 kẻ mạo danh nhà báo, phóng viên lừa đảo doanh nghiệp
Ba người mạo danh nhà báo, phóng viên lên huyện miền núi Nghệ An để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cơ quan, doanh nghiệp.
Ngày 1/5, thông tin từ Công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), đơn vị vừa bắt giữ 3 người mạo danh nhà báo, phóng viên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 28/4, một số cơ quan, doanh nghiệp trình báo về việc có 3 người tự xưng là nhà báo, phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường” và Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam đến trụ sở trên địa bàn huyện để “hợp tác”, viết bài và “vận động” ủng hộ kinh phí nhân dịp lễ 30/4 – 1/5. Thấy có biểu hiện nghi vấn nên các cơ quan, doanh nghiệp đã báo Công an huyện Quỳ Hợp để xác minh, xử lý.
Các đối tượng Phạm Khương Duy, Hồ Văn Tam (giữa) và Phạm Việt Thắng. (Ảnh: Công an Nghệ An)
Qua xác minh, 3 người này tên là Hồ Văn Tam (SN 1986, trú xã Gia Xuyên, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương); Phạm Khương Duy (SN 1983) và Phạm Việt Thắng (SN 1987, cùng trú TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Nhóm người trên đã xuất trình giấy giới thiệu ghi tên cơ quan là Tạp chí “Sức khỏe và Môi trường” số 98/GGT/SK&MT gửi UBND tỉnh Nghệ An, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên – Môi trường, huyện, xã, giới thiệu Hồ Văn Tam làm việc. Giấy giới thiệu có ký tên, đóng dấu, đề tên Tổng biên tập là TS Phạm Thị Mỵ. Hồ Văn Tam không xuất trình được thẻ nhà báo.
Ngay lập tức, Công an huyện Quỳ Hợp gửi công văn đến Tạp chí Sức khỏe và Môi trường để xác minh tính xác thực của giấy giới thiệu. Trong ngày 28/4, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã có công văn trả lời rằng giấy giới thiệu nói trên là giả, tạp chí chưa phát hành giấy giới thiệu số 89. Công văn cũng khẳng định cả 3 đối tượng trên không phải phóng viên của tạp chí này.
Giấy giới thiệu mà các đối tượng sử dụng và công văn trả lời của Tạp chí Sức khỏe và Môi trường gửi Công an huyện Quỳ Hợp. (Ảnh: Công an Nghệ An)
Quá trình làm việc, Hồ Văn Tam khai nhận, bản thân làm nghề buôn bán phế liệu, thường trú tại TP Thái Nguyên. Duy và Thắng khai là phóng viên thử việc của một tạp chí và địa bàn hoạt động là từ Ninh Bình trở ra phía Bắc.
Các đối tượng khai nhận, do nhận thấy môi trường đang là vấn đề nhạy cảm nên đã cấu kết với nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hồ Văn Tam phối hợp với một đối tượng khác có được giấy giới thiệu giả, rồi Tam tự viết vào giấy với nội dung đến các cơ quan, đơn vị thu thập thông tin phục vụ làm chuyên đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Sau đó, 3 kẻ này dùng các giấy tờ này để gây sức ép các cơ quan, doanh nghiệp, “đặt vấn đề” quảng cáo và ủng hộ, nhằm chiếm đoạt tiền và đem chia nhau.
Các đối tượng khai nhận, trong thời gian từ 20/4 đến khi bị Công an huyện Quỳ Hợp phát hiện, bắt giữ (28/4/2023), bằng thủ đoạn trên, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 30 triệu đồng của một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án nguyên trụ trì chùa lừa 68 tỉ đồng
HĐXX của TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án nguyên trụ trì chùa lừa 68 tỉ đồng.
Ngày 31.8, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm bị cáo Phạm Văn Cung (40 tuổi, nguyên trụ trì chùa P.Q, Vĩnh Long) và Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ Vĩnh Long) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". HĐXX đã hoãn phiên tòa do luật sư bào chữa của hai bị cáo có đơn xin hoãn phiên tòa.
Thầy chùa "nổ" là tình báo lừa ca sĩ hàng chục tỉ đồng
Theo nội dung bản án sơ thẩm, bị cáo Cung từng là tu sĩ với pháp danh Thích Phước Ngọc. Tháng 9.2008, ông Cung được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm trụ trì chùa P.Q. Đến tháng 11.2012, ông Cung là Giám đốc Trung tâm cô nhi viện Suối nguồn tình thương.
Để có tiền trả nợ và tiêu xài, từ năm 2015 - 2020, ông Cung giới thiệu với các bị hại mình làm "mật vụ", "tình báo" và quen nhiều lãnh đạo cấp cao ở T.Ư. Ông Cung tổ chức phát quà từ thiện, xây chùa, cô nhi viện... quay video đăng lên mạng xã hội. Thông qua các sự kiện, chuyến du lịch, ông Cung chủ động làm quen với các doanh nhân để kêu gọi quyên góp.
Ngoài ra, ông Cung nhiều lần dùng số điện thoại nước ngoài báo cho các bị hại mình bị thiếu nợ, bị bệnh, bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc. Thực chất, ông Cung dùng những thủ đoạn trên lừa tiền 4 bị hại, chiếm đoạt 68 tỉ đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Cung tù chung thân, bị cáo Sĩ 3 năm tù về tội danh trên. Sau khi trừ tiền đã khắc phục, tòa buộc bị cáo Cung trả lại các bị hại 63 tỉ đồng. Sau phiên xét xử sơ thẩm, phía bị hại có đơn kháng cáo cho rằng cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và yêu cầu HĐXX phúc thẩm triệu tập những người đã được bị cáo Cung chuyển tiền sau khi lừa tiền của bị hại đến tham dự phiên tòa.
Phía Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (Viện cấp cao 3) đã có kháng nghị theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Viện cấp cao 3 nêu quan điểm, sau khi chiếm đoạt tiền của các bị hại, bị cáo Cung đã chuyển 77 tỉ đồng cho 273 người để trả nợ, trả tiền xây cầu, đường, chi phí sinh hoạt. Trong đó, có 261 người nhận 75,1 tỉ đồng xác định được nhân thân, lai lịch cụ thể và 12 người nhận 2,6 tỉ đồng không rõ họ tên, địa chỉ. Theo khoản 2, điều 47 bộ luật Hình sự hiện hành thì có căn cứ xác định đây là tang vật của vụ án nên cần thu hồi hoàn trả cho bị hại.
Bên cạnh đó, cấp sơ thẩm không đưa 261 người này tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyết định hình phạt của các bị cáo.
Tuyên án vụ đưa và nhận hối lộ tại Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận Trong số 7 đối tượng vào vòng tố tụng hình sự trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty CP cấp nước tỉnh Ninh Thuận, 1 đối tượng đã chết do lâm bệnh, còn lại 6 bị cáo phải hầu tòa. Sau hai ngày...