Bát Giới hám gái, ngã xuống sông
Cảnh Bát Giới ví quá háo sắc trước biển người đẹp ở Nữ Nhi quốc, mải hoa chân múa tay đến nỗi rơi tòm xuống sông, kéo theo cả nhân vật Đường Tăng của Diêm Hoài Lễ.
Phần quay ngoại cảnh tập 16 – Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc được quay ở cổ trấn Bàn Môn, Tô Châu. Nét độc đáo của cổ trấn này là hai bên nhà cửa đều ngụ cư bên một con sông nhỏ, quanh năm nước xanh trong vắt. Đặc biệt chiếc cổng thành dẫn vào cổ trấn, nằm vắt qua con kênh một cách ngạo nghễ và uy nghi.
Đội mỹ thuật đoàn Tây Du Ký treo một tấm bia đề bốn chữ “ Tây Lương Nữ Quốc”. Bên trên thành cắm dày đặc cờ của Nữ Nhi quốc, binh lính mặc võ phục đều là nữ giới, vẻ mặt uy nghiêm, ngời ngời khí thế.
Những chiếc thuyền nan đậu hai bên bờ kênh đều do đội mỹ thuật thuê của người dân cạnh đó. Toàn bộ phụ nữ đều tham gia vai quần chúng được mặc trang phục nữ giới thời Đường. Đàn ông con trai đều phải lui ra phía sau, tuyệt đối không được phép lẫn vào khung hình.
Cổng thành dẫn vào Bàn Môn, nơi diễn ra cảnh quay tập 16 Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc.
Một vương quốc toàn phụ nữ, ghe thuyền tấp nập, cuộc sống hối hả và vui tươi.
Ngoài người dân địa phương, đoàn còn mời hơn một trăm diễn viên nữ từ các đoàn nghệ thuật ở Tô Châu tới trợ giúpvào vai quần chúng, quan quân binh lính của Tây Lương Nữ quốc.
Ngoài ra, đoàn còn thuê hai chiếc thuyền lớn, một chiếc dùng làm đạo cụ cho diễn viên biểu diễn. Chiếc còn lại là nơi nhân viên đoàn cũng như quay phim thực hiện ghi hình. Khi khởi quay, cả hai chiếc thuyền cùng đồng hành đi song song nhau. Khi mọi công đoạn đâu vào đấy, phó đạo diễn Tuần Hạo cầm loa điện ra hiệu lệnh: “Chuẩn bị… Quay!”.
Trên sông, chiếc thuyền mộc lớn trở bốn thầy trò Đường Tăng từ từ tiến về phía trước. Phía trước mặt bốn thầy trò là cảnh tượng vương quốc toàn phụ nữ. Ngay đến người lái đò của thầy trò Đường Tăng cũng là một phụ nữ trung niên trạc ngoài 40 tuổi do một người chèo đò địa phương thủ vai.
Những chiếc thuyền được đội mỹ thuật thuê từ người dân cạnh đó làm đạo cụ quay.
Video đang HOT
Thầy trò Đường Tăng trên dòng sông mẹ con.
Chỉ trong chốc lát, cả khu thành của vương quốc phụ nữ bỗng trở nên xôn xao, náo nhiệt. Trong khi những phụ nữ từ già đến trẻ tấp nập mải lo mua sắm, chuyện trò thì bỗng có người phát hiện chiếc thuyền trên sông có bốn người đàn ông khiến cho đám phụ nữ ở đây đều rộn rã hân hoan chào đón. Ai cũng xúm lại để được nhìn tận mắt những người đàn ông hiếm hoi ghé qua vương quốc của. Có người bạo gan còn mời bánh, mời hoa quả đưa lên tận thuyền thầy trò Đường Tăng.
Nhân vật Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa) thêm bộn rộn vui sướng khi thấy cảnh tượng trên. Khoa chân múa tay, liên tục nhận bánh nhận hoa quả và ăn lấy ăn để. Lão Trư còn không quên đánh mắt đưa tình về phía đám phụ nữ đang reo hò hai bên đường.
Khi thuyền cập bến, Bát Giới thêm mừng vui hưng phấn, vẫy tay không ngừng tứ phía. Trong lúc phấn chấn, xoay người quá nhanh khiến một chân bước hụt ra mép thuyền, chưa kịp lấy cân bằng liền rơi tõm xuống sông. Chỉ trong phút chốc, Mã Đức Hoa đã ướt như “lợn lột”.
Thầy trò Đường Tăng trong vòng vây của của thần dân Tây Lương nữ quốc.
Thành viên đoàn Tây Du Ký cùng các nữ diễn viên trong tập 16 chụp ảnh lưu niệm.
Sa Tăng (Diêm Hoài Lễ) ngồi cạnh đó vội vàng giơ tay ra kéo Bát Giới, không may thuyền chòng chành nên cả hai đều được trận vùng vẫy dưới sông. Tình huống diễn ra quá bất ngờ, khiến mọi người trên bến dưới thuyền đều ôm bụng cười.
May mực nước ở đây không qua sâu, thành viên đoàn nhanh chóng đưa hai diễn viên trở lại thuyền. Toàn bộ cảnh quay trên không hề nằm trong kịch bản, chỉ là sự cố ngoài ý muốn nên khán giả không có cơ hội được xem màn “té sông” của hai nhân vật Trư Bát Giới và Sa Tăng.
Theo Trithuctre
Ngộ Không nhiều lần thót tim với 'bò lửa' Ngưu Ma Vương
Những cảnh với "bò lửa" của "Tây du ký" trong tập "Ba lần lấy quạt Ba Tiêu" mang đến nhiều kỷ niệm cho đoàn làm phim.
Tập 17 - Ba lần lấy quạt Ba Tiêu có cảnh quay lửa thiêu Ngưu Ma vương. Vì có cảnh liên quan đến lửa và để đảm bảo an toàn, đoàn phim đã chọn địa điểm quay là một sân bay vốn bị bỏ hoang ở huyện Lâm Quế, tỉnh Quảng Tây. Khu vực này khá rộng rãi, bốn bề không có sự xuất hiện của các công trình hiện đại, vì vậy rất phù hợp với yêu cầu của kịch bản.
Đội kỹ xảo mượn được một con bò trưởng thành của người dân địa phương làm mô hình Ngưu Ma Vương trong một cảnh phim (mặc dù bản thân Ngưu Ma Vương lại là một con trâu). Ngoài ra, đội mỹ thuật còn trang trí sừng và móng bò những dây kim tuyến lấp lánh, tạo dáng dấp một con bò thần, oai vệ.
Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa "vần vò" với chú bò đực lớn đến bở hơi tai.
Nội dung của cảnh quay trên là lúc Tôn Ngộ Không giao đấu với Ngưu Ma Vương, vì yếu thế, Ngưu Ma Vương chỉ còn cách hiện nguyên hình là một chú trâu khổng lồ. Bát Giới và Sa Tăng xông vào tìm mọi cách giữ chặt sừng của Ngưu Ma Vương khiến trâu càng trở nên to lớn gấp bội.
Thời gian quay cảnh trên là khi trời sang thu, khi nhiệt độ còn khá cao và oi bức. Khi quay cảnh Bát Giới và Sa Tăng giao đấu với thần bò, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ đã phải vật lộn với chú bò thật để tạo cảnh quay sống động và chân thực nhất. Nào ngờ, con bò vì quá khỏe đã khiến hai diễn viên thở không ra hơi.
Sau một vài lần quay, bò vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra, trong khi Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa phải nằm vật ra đất thở. Mã Đức Hoa vừa mệt vừa ca thán: "Xem ra vật lộn với con bò này không hề đơn giản chút nào!".
Cảnh quay trên thực sự khó khăn, bởi chú bò kia không dễ điều khiển diễn xuất theo đúng yêu cầu của kịch bản. Đặc biệt còn có cảnh toàn thân bò lửa cháy rừng rực, hung hãn. Do vậy, thực hiện cảnh quay như kịch bản là không thể thực hiện được.
Sa Tăng ghìm sừng, Bát Giới kéo đuôi bò.
Cảnh Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa khốn khổ với chú bò trên trường quay.
Tổ kỹ xảo vò đầu nghĩ cách khi quyết định sử dụng vải amiăng, may thành trang phục mặc lên thân bò. Trên tấm y phục được phủ một lớp nhiên liệu dễ cháy, một kíp nổ được cài ở phía đuôi bò.
Ngoài ra, để bò chạy theo đúng cung đường định sẵn, nhân viên kỹ xảo phải sử dụng hai đoạn dây thép dài, buộc chặt vào mình bò. Mỗi đầu dây do một tổ nhân viên phụ trách điều khiển. Khi bò chạy, hai tổ phụ trách cầm đầu dây thép điều khiển sao cho bò chạy đúng tuyến đường vạch trước.
Kỹ xảo quay hiện trường như trên, nếu được thực hiện bằng phương tiện máy móc như ngày nay khá đơn giản. Quay phim chỉ cần sử dụng máy quay cầm tay quay nhiều lớp là có thể thực hiện được cảnh quay phức tạp và tuyệt đối an toàn. Thế nhưng, năm 1986, máy ảnh tích hợp cùng với máy ghi hình phim 1 inch và đầu máy VCR (video cassette recorder ) khi chưa xuất hiện, do vậy, khi quay không thể vượt quá 20 m phim (nếu dài quá sẽ gây tổn thất không nhỏ). Cách duy nhất lúc này là đặt vật cần quay ở xa tiến đến gần vị trí máy quay nhất có thể.
Khi quay, để đảm bảo không xảy ra nguy hiểm cho quay phim, máy quay được đặt ở vị trí cách 100 m so với bối cảnh quay. Ngoài ra, hai bên máy còn được bố trí vật vật cản, đề phòng mọi bất trắc nguy hại đến máy và quay phim.
Một cảnh quay khó và khá nguy hiểm với không chỉ diễn viên mà toàn bộ đoàn phim.
Vợ chồng Ngưu Ma Vương (Vương Phu Đường) và Thiết Phiến công chúa (Vương Phượng Hà) rối rit xin Na Tra và Ngộ Không tha mạng.
Khi cảnh quay bắt đầu, phó đạo diễn Tuần Hạo tay cầm chiếc loa nhỏ và hô: "Diễn!". Liền sau đó là tiếng kíp nổ phát ra từ đuôi bò, lửa cháy bùng trên tấm y phục bằng quấn quanh thân bò. Trong phút chốc, bò đứng ngây vì quá hoảng sợ. Rất nhanh sau đó, bò trở nên điên loạn, chạy thục mạng về phía trước. Chú bò giờ đã thực sự hung hãn và dữ tợn, ngay đến 7-8 nhân viên của đoàn bố trí nắm đầu dây đứng hai bên cũng không khống chế nổi.
Chỉ trong giây lát, chú "bò lửa" đã kéo đứt một bên đầu dây thép, hướng thẳng về máy quay phim phía trước như muốn xông thẳng vào tổ quay và đạo diễn đang đứng ngay trước mặt. Tình huống xảy ra quá bất ngờ, mọi người đều không có sự chuẩn bị nào trước, chỉ còn biết ôm lấy máy quay để bảo vệ. Con bò hung hăng chạy vụt qua, không ai còn nghĩ gì đến việc giữ bò lại. Nhờ hai chướng ngại vật chắn phía trước máy quay, bò lao qua và đâm sầm vào chiếc xe đạp cùng một khung gỗ cạnh đó. Đến lúc này, bò mới chạy chậm lại, lửa trên thân cũng đã dần tắt, nó có vẻ kiệt sức, miệng đùn nước dãi trắng và nôn thốc nôn tháo, bước đi lảo đảo, rồi lộn nhào xuống một hố đất cạnh đó.
Vài nhân viên cứu hỏa của đoàn được bố trí từ trước, vội chạy tới dùng bình cứu hỏa xịt lên mình bò để dập cho lửa tắt hẳn. Thực tế, cảnh quay trên đã không thành công bởi độ khó cao, do đó, ê-kíp phải ghi hình lại bằng cách sử dụng bò mô hình ở trường quay trong nhà.
Ngộ Không giao đấu với bò mô hình.
Cảnh quay được thực hiện tại lễ đường Nhà hát Nghệ thuật quân đội ở Bắc Kinh.
Sau khi trở về Bắc Kinh, đạo diễn Dương Khiết bàn bạc với tổ đạo diễn, thực hiện quay cảnh giao đấu giữa Ngộ Không và trâu lớn do Ngưu Ma Vương hiện nguyên hình bằng một mô hình giả. Cảnh quay diễn ra tại lễ đường của Nhà hát Nghệ thuật Quân đội ở Bắc Kinh, với cảnh quay giao đấu giữa Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương trước đó được ghi hình ngoài trời ở Quế Lâm.
Trong khi cảnh Ngưu Ma Vương hiện nguyên hình là một chú bò khổng lồ được thực hiện tại Nhà hát Quân đội, một vài phân cảnh nhỏ giữa Ngộ Không và Ngưu Ma Vương cũng được thực hiện ở đây.
Với cảnh quay này, chỉ còn Ngộ Không và Bát Giới vật lộn giao đấu với bò, thay vì cả Sa Tăng như kịch bản ban đầu. Như vậy, chú bò mô hình không có cảnh lửa bốc cháy rừng rực khắp thân mình.
Ngộ Không giao đấu với Ngưu Ma Vương.
Theo Khám phá
Diễn viên 'Tây du ký' bị cấm chạy show Để đảm bảo tiến độ quay, đạo diễn Dương Khiết đã ra "thiết quân luật" đối với các diễn viên đoàn "Tây du ký", không ai được phép "bắt cá hai tay" trong suốt nhiều năm liền. Thời gian đoàn phim Tây du ký từ lúc khởi quay cho đến khi hoàn thành không phải là trong một chốc một lát là xong....