Bắt giam giám đốc chiếm đoạt tiền tỷ
Với thủ đoạn thành lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn kiếm lời, chỉ trong thời gian ngắn, Nguyễn Bá Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tuấn Quỳnh Trang (trụ sở tại Thanh Hóa) đã bán ra hàng trăm hóa đơn, thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng. Ngày 26-5-2011, Cơ quan CSĐT CATP Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Bá Tuấn về hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT.
Nguyễn Bá Tuấn
Quá trình điều tra được biết: tháng 7-2010, Tuấn thành lập Công ty Tuấn Quỳnh Trang, đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Thực tế, công ty của Tuấn không có tiền, cũng không có kho tàng, bến bãi như đã kê khai để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuấn thuê Lê Danh Ngưu làm kế toán. Từ tháng 10-2010 đến tháng 3-2011, Công ty Tuấn Quỳnh Trang mua 5 quyển hóa đơn GTGT của Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa (mỗi quyển 50 số), sau đó bán 150 số hóa đơn khống với nội dung bán các loại vật liệu xây dựng cho nhiều doanh nghiệp khác ở Thanh Hóa. Tổng số tiền “ảo” của hóa đơn trên 9 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, các đơn vị có nhu cầu mua hóa đơn phải trả cho Tuấn từ 10 – 12% giá trị hàng ghi trên hóa đơn. Để hợp thức chứng từ hàng hóa đã bán ra, thông qua kế toán Ngưu, Tuấn liên hệ với một đối tượng ở Hải Phòng mua 6 hóa đơn GTGT khống của hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Phương Hóa, Công ty Hoàng Đức và 1 hóa đơn của Công ty TNHH Lam Sơn (Thanh Hóa) với tổng giá trị hàng ghi trên hóa đơn trên 9 tỷ đồng. Trong số những hóa đơn đã mua này, có doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn bán hàng nhưng Tuấn vẫn kê hóa đơn để được khấu trừ tiền thuế đầu vào nhằm rút tiền Nhà nước. Qua xác minh, Công an TP. Thanh Hóa làm rõ hai công ty tại Hải Phòng đã xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty Tuấn Quỳnh Trang thực chất cũng chỉ là “công ty ma”. Hai công ty này cũng không hề hoạt động kinh doanh, mà thuê giám đốc là nông dân, trả công 2 triệu đồng/tháng để làm công việc ký khống hóa đơn GTGT, bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Để mua được những hóa đơn GTGT này, Tuấn khai phải trả cho các công ty bán hóa đơn khống số tiền tương đương 10% trị giá hàng ghi trên hóa đơn, hiện Tuấn đã trả khoảng 500 triệu đồng.
Theo CATP
Xe ô tô đắt tiền... bị bán thanh lý
Ngoài việc xét xử hành vi buôn lậu và hợp thức hóa những chiếc ô tô trị giá bạc tỷ của Ngô Doãn Phúc và các đồng phạm, phiên tòa kéo dài hai ngày 17 và 18-5-2011 tại TAND TP Hà Nội...
Tại xưởng sửa chữa xe ô tô Phong Tài nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội của Ngô Doãn Phúc, cơ quan chức năng bất ngờ điều tra ra nguồn gốc "đặc biệt" của bốn chiếc xe ô tô "hàng hiệu" HUMMER, LANDROVER, LEXUS, PRADO có tổng trị giá lên tới 6,2 tỷ đồng: Tất cả đều được bán dưới dạng ô tô thanh lý với cái giá chỉ... vài chục triệu đồng. Những chiếc xe bảy chỗ, còn nguyên số khung, số máy được "hô biến" trên giấy tờ là "loại xe bốn chỗ ngồi" có "số khung bị cắt ghép, hàn lại, số máy bị tẩy xóa, đóng đục lại".
Ngô Doãn Phúc (đứng giữa) và đồng bọn tại phiên tòa ngày 17-5
Ngô Doãn Phúc cùng các đồng phạm là Cao Vũ Cường, SN 1983, nguyên Trung úy Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Giang, Nguyễn Xuân Thủy, SN 1973, nguyên đội phó Đội Quản lý thị trường số 10, Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang, Đỗ Mạnh Dũng , SN 1979, trú tại xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang và Phùng Văn Lực , SN 1975, trú ở phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng đã nhập những chiếc xe ô tô đắt tiền từ nước ngoài vào Việt Nam dưới dạng tạm nhập, tái xuất. Sau đó, các đối tượng dùng thủ đoạn gắn nhãn mác, đục lại số khung, số máy của xe ô tô cũ nát cho trùng với những thông số này trên xe ô tô nhập lậu. Bằng cách lợi dụng các mối quan hệ trước đây khi còn làm công an, Ngô Doãn Phúc và đồng bọn lập ra hồ sơ bán thanh lý xe cũ nát và dùng những bộ hồ sơ đó để "hợp pháp hóa" đăng ký số ô tô nhập lậu để bán ra thị trường thu lời bất chính.
Ngoài việc xét xử hành vi buôn lậu và hợp thức hóa những chiếc ô tô trị giá bạc tỷ của Ngô Doãn Phúc và các đồng phạm, phiên tòa kéo dài hai ngày 17 và 18-5-2011 tại TAND TP Hà Nội còn là câu trả lời cho hàng chục lá đơn tố cáo Ngô Doãn Phúc lừa đảo.
Theo Pháp Luật XH
Giúp sức lập "công ty ma" Tài liệu truy tố xác định, từ tháng 3-2003 đến 7-2005, Phạm Thành Công (SN 1972, trú tại phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng với chị gái là Phạm Thị Mai Khang và một số đối tượng khác tổ chức thành lập hàng chục "công ty ma" để mua bán trái phép hóa đơn GTGT. Phạm Thành Công...