Bắt giám đốc và kế toán CDC Thừa Thiên – Huế vì liên quan đến kit test Việt Á
Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã bắt giám đốc và kế toán của CDC tỉnh này vì liên quan đến mua kit test của Công ty Việt Á.
Sáng 19.2, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc và ông Hà Thúc Nhật, Kế toán trưởng CDC Thừa Thiên- Huế.
Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi làm việc của ông Hà Thúc Nhật, kế toán trưởng CDC Thừa Thiên – Huế. Ảnh BÙI HÙNG
Cụ thể, ông Đức và ông Nhật bị bắt vào tối 18.2, về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 222, Bộ Luật Hình sự 2017. Hành vi vi phạm của ông Đức và ông Nhật liên quan trong vụ việc Công ty Việt Á mua bán kit xét nghiệm COVID-19.
Video đang HOT
Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tiến hành khám xét nơi làm việc của ông Đức và ông Nhật tại trụ sở CDC Thừa Thiên -Huế và nơi ở, thu giữ các tài liệu, vật chứng liên quan.
Khám xét nơi làm việc của kế toán trưởng CDC Thừa Thiên – Huế . Ảnh BÙI HÙNG
Trước đây, khi Bộ Công an thông tin các địa phương có liên quan trong vụ Công ty Việt Á, mua bán kit xét nghiệm Covid-19, trong đó có CDC Thừa Thiên- Huế, trả lời báo chí ông Hoàng Văn Đức vẫn khẳng định “không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào”.
Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã vào cuộc điều tra, yêu cầu CDC Thừa Thiên – Huế cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến đấu thầu, mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 liên quan đến Công ty Việt Á tại đơn vị này. Kết quả điều tra, cho thấy CDC Thừa Thiên – Huế có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng nên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với giám đốc và kế toán của CDC Thừa Thiên – Huế để tiếp tục làm rõ
Trục lợi lúc dịch bệnh là tội ác
Nhận định về vụ án Việt Á "thổi giá" kit xét nghiệm Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng việc các đối tượng vi phạm pháp luật để trục lợi là việc "không thể chấp nhận được".
Trong năm vừa qua, lợi dụng tính cấp bách về công tác phòng chống dịchCovid-19 trên cả nước, nhiều đối tượng đã cấu kết với nhau "thổi giá" các thiết bị để trục lợi. Điều đáng nói, trong đó có nhiều bị can là những lãnh đạo cơ sở y tế, đứng đầu trong công tác phòng chống dịch.
Các bị can trong vụ án - Ảnh: Bộ Công an
Điển hình như vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị liên quan, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố hơn 20 bị can về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Kết quả điều tra cho thấy Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo nhiều cơ sở y tế và đơn vị liên quan trên cả nước nhằm hợp thức hồ sơ chỉ định thầu cung ứng kit xét nghiệm. Qua đó, Việt Á đã bán sản phẩm đến 62 tỉnh, thành phố với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Theo lời khai ban đầu, Phan Quốc Việt thừa nhận đã cấu kết với nhiều bị can khác để nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%. Từ việc nâng khống giá thiết bị, Việt Á thu về hơn 500 tỉ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã chi hoa hồng gần 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit.
Tại CDC Hải Dương, cơ quan điều tra làm rõ Việt ký 5 hợp đồng cung ứng kit xét nghiệm với tổng trị giá 151 tỉ đồng. Sau đó, Phan Quốc Việt và cấp dưới đã chi "lại quả" ngoài hợp đồng, đưa hối lộ cho ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) 27 tỉ đồng. Đối với CDC Nghệ An, đơn vị này nhận kit xét nghiệm của Công ty Việt Á thông qua 4 gói thầu với giá trị 28 tỉ đồng để cung cấp vật tư, sinh phẩm (2 gói chỉ định giá trị 18,5 tỉ đồng, 2 gói còn lại đấu thầu rộng rãi); tại Bắc Giang, Phan Quốc Việt đã chi 44 tỉ đồng ngoài hợp đồng cho các bị can, trong đó có ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang.
Theo Tổng Cục Hải quan, từ tháng 9-2021 đến tháng 12-2021, Công ty Việt Á đã nhập khẩu 3 triệu que thử test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên virus SARS-CoV-2 chủng loại Novel Coronavirus 2019-nCoV Antigen Test-Colloidal Gold), mới 100% từ Trung Quốc với giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21.560 đồng/test), tương ứng tổng trị giá là 64,7 tỉ đồng.
Nhận định về vụ án, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, (Đoàn Đồng Tháp), cho rằng đây là một vụ rất nghiêm trọng, hành vi vi phạm không thể chấp nhận. Chủ trương chống dịch được Quốc hội, Chính phủ xác định là nhiệm vụ cực kỳ cấp bách, song chủ trương đó đã bị nhiều cơ quan thừa hành bên dưới lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.
Ông Phạm Văn Hòa đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh. "Trong đó, cần làm rõ trách nhiệm Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế trong việc chứng nhận kit xét nghiệm cho Việt Á và ban hành văn bản giới thiệu giá của bộ kit test"- ông Hoà nêu rõ.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho rằng các đối tượng đã vi phạm pháp luật trong việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế phục vụ cho việc xét nghiệm, làm giá cả đầu vào tăng cao, người xét nghiệm phải trả chi phí rất lớn. "Trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, doanh nghiêp kiệt quệ, việc lợi dụng dịch bệnh để phạm tội là hành vi đáng lên án, là hành vi tăng nặng trách nhiệm hình sự"- luật sư phân tích.
Vụ Công ty Việt Á: CQĐT đã thu giữ, kê biên, phong tỏa tài sản giá trị 1.220 tỷ đồng Liên quan đến vụ án Công ty Việt Á, cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên, phong tỏa, ngăn chặn giao dịch bất động sản, tài khoản với giá trị 1.220 tỷ đồng, trong đó có 380 tỷ đồng tiền mặt, giá trị bất động sản khoảng 840 tỷ đồng. Chiều 28/1, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ,...