Bắt giám đốc là chồng một Á hậu chiếm đoạt 300 tỉ đồng
Công an vừa bắt được Lê Trung Kiên, chồng một Á hậu trong cuộc thi sắc đẹp ở Việt Nam, sau 6 năm truy nã đặc biệt vì đã chiếm đoạt 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn.
Đối tượng Lê Trung Kiên – Ảnh: CAND
Ngày 26-8, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự, bắt tạm giam đối bị can Lê Trung Kiên (43 tuổi, thường trú tại Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (HaNoi Land) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Được biết, Lê Trung Kiên là chồng một Á hậu trong một cuộc thi sắc đẹp ở Việt Nam.
Theo điều tra, đầu năm 2007, Kiên và lãnh đạo Công ty lắp máy Việt Nam (Công ty Lilama) bàn bạc liên kết thành lập công ty cổ phần bất động sản Lilama Land. Tháng 4-2007, Kiên thông báo về đề án thành lập Lilama Land với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng. Vốn góp của các cổ đông sáng lập khoảng 40% vốn điều lệ, trong đó Lilama nắm giữ 10%, Công ty Bất động sản Hà Nội nắm giữ 10%, cổ đông sáng lập khác nắm giữ 20%, 60% vốn điều lệ còn lại sẽ phát hành ra công chúng.
Trong thời gian chờ các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, Kiên đã giới thiệu, mời chào nhiều người mua cổ phiếu của Lilama Land. Mặc dù Công ty Lilama chỉ cho phép Kiên mời các nhà đầu tư ký góp vốn mua cổ phiếu, chứ không được phép thu tiền, song Kiên đã tự ý thu tiền mua cổ phiếu Lilama Land của hơn 100 nhà đầu tư với tổng số tiền khoảng 300 tỉ đồng. Số tiền này Kiên đã sử dụng vào một số việc cá nhân.
Ngày 18-5-2007, Lilama công bố việc chưa tổ chức bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng đối với Lilama Land. Đáng chú ý, cổ đông sáng lập của Lilama Land gồm Lilama, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC), Công ty bất động sản Tân Long, Công ty cổ phần may Đức Giang.
Video đang HOT
Trong danh sách mà Lilama công bố không có Hanoi Land như Lê Trung Kiên thông báo trước đây.
Ngày 17-9-2008, Lê Trung Kiên đã bỏ trốn, xuất cảnh sang Macau sau khi đã ôm một khoản tiền lớn của các nhà đầu tư. Đến 29-12-2009, ông Kiên bị Cơ quan An ninh điều tra của Công an TP Hà Nội đưa lệnh truy nã đặc biệt. Kiên từng lẩn trốn tại Hongkong, Macau, Trung Quốc và tiếp tục thâm nhập thị trường chứng khoán nước ngoài.
Ngày 10-7-2015, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (Bộ Công an) thành lập Chuyên án mang 872K, giao nhiệm vụ cho Phòng 4 phối hợp với các đơn vị, địa phương quyết tâm bắt giữ bằng được đối tượng Lê Trung Kiên trong thời gian sớm nhất, không để đối tượng có thời gian tiếp tục phạm tội.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Phòng 4 xác định nhiều khả năng Kiên đã quay về Việt Nam, sống lưu động ở nhiều tỉnh, thành và có biểu hiện tiếp tục phạm tội.
Theo thông tin cơ sở quần chúng nhân dân cung cấp, xác định ngày 17-7-2015, Kiên sẽ rời TP HCM ra Hà Nội bằng đường hàng không để gặp đối tác bàn chiến lược làm ăn. Ngay chiều cùng ngày, tổ công tác được giao nhiệm vụ mật phục tại sân bay quốc tế Nội Bài đã tóm gọn bị can này sau 6 năm bỏ trốn.
Theo Người lao động
Bắt giám đốc "phù phép" hàng Trung Quốc thành "made in" châu Âu
Viện KSND tối cao vừa phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Huy Thọ, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Romal Việt Nam (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hàng hóa tại Cty Romal.
Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, Công ty Romal lợi dụng việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa Romal, Kuc và do thị hiếu người tiêu dùng "sính" hàng có xuất xứ từ Châu Âu nên từ tháng 6/2012 đến tháng 1/2015, Thọ sang Trung Quốc đặt một số công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng sản xuất các mặt hàng như: Bếp từ; bếp điện từ, bếp điện từ hồng ngoại, lò vi sóng, sen vòi... trên sản phẩm đều được in nhãn hiệu "Romal" hoặc "Kucy" in sản xuất tại các nước Châu Âu như: Italy, Đức và Malaysia.
Sau đó, Thọ nhập toàn bộ số hàng về kho của Công ty Romal và chỉ đạo nhân viên trong công ty bóc nhãn in Made in China rồi dán nhãn Made in Italy, Made in Germany, Made in Maylaysia, và quảng cáo, bán ra thị trường cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm Công ty Romal nhập khẩu từ Trung Quốc có giá chỉ từ 23 USD đến 75 USD, nhưng sau khi dán nhãn có in xuất xứ "Made in Germany, Made in Italy, Made in Malaysia" khi rao bán ra thị trường Việt Nam có giá từ 3 triệu Việt Nam đồng đến hơn 20 triệu Việt Nam đồng.
Cơ quan điều tra xác định, trong gần 3 năm, Nguyễn Huy Thọ đã nhập khẩu các lô hàng từ Trung Quốc qua cảng Hải Phòng theo các hợp đồng ngoại và 40 tờ khai hải quan, tổng số hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam là 14.856 sản phẩm, trị giá khoảng hơn 472 nghìn USD, tương đương với khoảng 10 tỷ đồng.
Để lừa đảo khách hàng, Công ty Romal còn cho nhân viên kinh doanh đi xuống các đại lý kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận để giới thiệu sản phẩm của công ty được nhập khẩu từ Đức, Italy, Malaysia.
Ngoài ra Cty Romal còn cho quảng cáo trên trang web và hứa sẽ chiết khấu cho các cửa hàng, đại lý này từ 40% đối với loại bếp từ Romal, Kucy; bếp ga Romal, Kucy là 45%; máy hút mùi Romal, Kucy là 55%; chậu, vòi rửa bát 40%; máy rửa bát, lò nướng, lò vi sóng 40%... Do vậy, số hàng giả của Công ty Romal được các đại lý nhập và bán ra khá lớn.
Tại cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Thọ khai nhận, khi có nhu cầu đặt hàng, Thọ thông báo qua email cho các ông chủ công ty tại Trung Quốc, cung cấp sản phẩm về số lượng, mẫu mã, logo của hàng hóa, rồi thanh toán số tiền hàng. Phía Trung Quốc sau khi sản xuất xong sẽ chuyển về Việt Nam cho Công ty Romal.
Các nhãn hàng hóa "Made in Malaysia, Made in Italy, Made in Germany" nêu trên đều do nhà sản xuất từ Trung Quốc in ấn theo yêu cầu của Thọ và gửi kèm theo.
Theo kết quả giám định hàng hóa, các nhãn hàng hóa nêu trên là chỉ dẫn về địa lý, nguồn gốc hàng hóa có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là thiết bị có xuất xứ Italy, Germay và châu Âu, giả mạo hàng hóa xuất xứ châu Âu.
Hiện cơ quan CSĐT Bộ CA vẫn đang tiếp tục điều tra vụ án.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Bắt Giám đốc Công ty cổ phần Na Rì Hamico cùng đồng phạm lập hồ sơ giả, chiếm 126 tỉ đồng Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khám xét khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Dĩnh, Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Ngày 9/6, được biết, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khám xét khởi...