Bắt Giám đốc khai thác tài nguyên trái phép, gây ô nhiễm môi trường
Công ty Thạch Phú Hưng vừa tiến hành khai thác tại địa điểm được cấp phép vừa tổ chức khai thác đá trái phép tại khe Xoài và khe A Ro thuộc thôn Bá Tang, xã Hương Hữu (huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế).
Ngày 1/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đặng Quốc Trung (SN 1978, trú xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế) là Giám đốc Công ty TNHH Thạch Phú Hưng (viết tắt là Công ty Thạch Phú Hưng) đóng tại huyện Nam Đông về hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Quốc Trung.
Trước đó, liên quan vụ án này, Phòng An ninh kinh tế đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Công ty Thạch Phú Hưng do ông Đặng Quốc Trung làm chủ được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1178/QĐ – UBND ngày 17/5/2008 cho phép khai thác khoáng sản đá sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá thôn Bá Tang, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông.
Tuy nhiên, trong thời gian này, Công ty Thạch Phú Hưng vừa tiến hành khai thác tại địa điểm được cấp phép vừa tổ chức khai thác đá trái phép tại khe Xoài và khe A Ro thuộc thôn Bá Tang, xã Hương Hữu. Công ty này đã tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống điện, kéo từ khu vực nhà xưởng lên khu vực khe Xoài, khe A Ro để lập bãi tập kết đá, sau đó mua và thuê đất rừng sản xuất của các hộ dân xung quanh khu vực rồi tiến hành mở rộng đường cho phương tiện lên nhằm thăm dò, khai thác đá tảng nguyên khối đưa về xưởng để cưa xẻ, chế biến.
Video đang HOT
Việc Đặng Quốc Trung khai thác đá trái phép gây bức xúc cho người dân.
Tiếp đó, từ năm 2011, mặc dù Công ty Thạch Phú Hưng đã hết thời hạn khai thác theo giấy phép quy định tại huyện Nam Đông, nhưng đơn vị này vẫn tiếp tục cho người và phương tiện tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tại khe A Ro và Khe Xoài.
Quá trình khai thác đã tạo ra các hố sâu, gây sạt lở nương rẫy của các hộ dân và tác động làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của khe A Ro, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, gây bức xúc cho người dân.
Theo chính quyền địa phương, từ nhiều năm nay, người dân tại thôn 3, thôn 4 thuộc xã Hương Hữu, huyện Nam Đông đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với Công ty TNHH Thạch Phú Hưng về hành vi khai thác đá làm ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước tại Khe A Ro.
Đồng thời yêu cầu công ty TNHH Thạch Phú Hưng trả lại đất để người dân lao động, sản xuất. Tuy nhiên, sự việc vẫn chưa được xử lý triệt để. Người dân vẫn phải sống chung với nguồn nước bẩn, nguồn nước chính dẫn về thôn bản để bà con sinh hoạt cũng bị cạn kiệt.
Trước sự việc trên, nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại xã miền núi, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo Phòng An ninh kinh tế xác minh, điều tra, xử lý vụ việc không để tình hình phức tạp kéo dài.
Sau thời gian tiến hành điều tra, xác minh, Phòng An ninh kinh tế phối hợp với Công an huyện Nam Đông, Phòng Cảnh sát Môi trường và các đơn vị liên quan phát hiện, bắt quả tang 1 xe câu không có nhãn hiệu, không biển kiểm soát của Công ty TNHH Thạch Phú Hưng đang chở 2 tảng đá nguyên khối khoảng 3m3.
Tại hiện trường, những người tham gia khai thác vận chuyển đá không xuất trình được giấy phép khai thác cũng như các thủ tục liên quan hoạt động khai thác vận chuyển đá. Phòng An ninh kinh tế đã lập biên bản yêu cầu tạm dừng các hoạt động, niêm phong các tang vật liên quan.
Quá trình điều tra, Công an xác định tổng khối lượng khoáng sản đá Gabro nằm trong khu vực bãi khe A Ro và khe Xoài vùng núi Bá Tang, xã Hương Hữu (huyện Nam Đông) bị Công ty Thạch Phú Hưng tiến hành thăm dò, khai thác trái phép là gần 644m3 trị giá hơn 500 triệu đồng.
Tạm giữ 3 xe tải chở 25 tấn cây gỗ keo không có hồ sơ hợp pháp
Liên quan vụ việc Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Sơn Hòa (Phú Yên) chiếm dụng nhiều diện tích đất rừng của xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa để trồng keo hưởng lợi như Báo CAND online đã phản ánh, nguồn tin từ UBND xã Sơn Hội ngày 7/7 cho biết, đã ban hành 3 quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính có liên quan trong thời hạn 7 ngày để xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo đó 3 xe ôtô tải BKS 78C-087.23, 78C-071.32, 78C-090.51 và khoảng 25 tấn cây gỗ keo bóc vỏ nằm trên xe do các ông Bùi Ngọc Tiến (SN 1992, trú ở thôn Lương Sơn, xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa), Võ Thanh Tứ (SN 1994), Lê Hoàng Tiến (SN 1993, cùng trú ở thôn Phước Hòa, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) điều khiển.
Trong biên bản kiểm tra vụ việc do UBND xã Sơn Hội lập tại hiện trường tiểu khu 167, thôn Tân Thành, xã Sơn Hội chiều 6/7, có sự tham gia của Công an huyện Sơn Hòa và sự chứng kiến của đại diện BQL RPH Sơn Hòa cho thấy, ông Lê Đình Hậu (SN 1977, trú ở thôn Hòa Bình, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa) là người đã huy động nhân công, thuê xe ôtô tải đến hiện trường khai thác gỗ keo để vận chuyển đi bán.
3 xe tải chở khoảng 25 tấn cây gỗ keo bóc vỏ đã bị tạm giữ tại trụ sở UBND xã Sơn Hội.
Sau khi nhận được nguồn tin từ người dân tố cáo BQL RPH Sơn Hòa chiếm dụng trái phép nhiều diện tích đất rừng của xã Sơn Hội để trồng keo hơn 8 năm qua, đến nay khai thác cây gỗ keo phân kỳ thứ hai thì bị phát hiện, ông Phạm Đình Phụng - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa trực tiếp chỉ đạo một tổ công tác phối hợp giữa Phòng NN&PTNT, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hòa và UBND xã Sơn Hội tiến hành kiểm tra và phát hiện vi phạm.
Diện tích đất rừng bị chiếm dụng trái phép nằm trong tổng diện tích 1.791ha đã được UBND tỉnh Phú Yên thu hồi từ BQL RPH Sơn Hòa để giao cho UBND xã Sơn Hội theo Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 2/1/2013. Thế nhưng hơn 10 năm qua UBND xã Sơn Hội không lập phương án trình UBND huyện Sơn Hòa để giao cho người dân sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng ; không có biện pháp quản lý đất rừng, trong khi UBND xã Sơn Hội đã thuê dịch vụ đo đạc và thanh toán cho Trung tâm Quy hoạch thiết kế NN&PTNT Phú Yên 918 triệu đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước từ tháng 12/2018.
Hiện trường khai thác cây keo trên đất rừng chiếm dụng trái phép của xã Sơn Hội.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Lê Đình Hậu - người tổ chức khai thác, vận chuyển cây gỗ keo không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn lâm sản hợp pháp theo quy định tại Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ NN&PTNT. Trong biên bản làm việc với Công an xã Sơn Hội và Công an huyện Sơn Hòa chiều 6/7, ông Hậu cho biết trước đó ông Bùi Văn Cả - Trưởng Phòng Kỹ thuật BQL RPH Sơn Hòa liên lạc điện thoại, kêu ông đến BQL RPH Sơn Hòa để cùng đi khảo sát địa hình rừng keo tại tiểu khu 167 rồi thuê nhân công, xe ô tô tải khai thác, vận chuyển cây gỗ rừng keo. 3 tài xế xe tải cũng thừa nhận trước khi bị tạm giữ, họ đã vận chuyển hàng chục tấn gỗ keo cho ông Hậu...
Vụ việc BQL RPH huyện Sơn Hòa chiếm dụng trái phép đất rừng của xã Sơn Hội từ nhiều năm qua để trồng keo hưởng lợi và mối quan hệ với ông Lê Đình Hậu đang được làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở địa phương cho rằng hơn 10 năm qua kể từ khi tiếp nhận 1.791ha đất rừng, vì sao UBND xã Sơn Hội không phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng chiếm dụng đất rừng trái phép và cũng không thực hiện việc giao đất rừng cho người dân ? Sai phạm này cần được UBND huyện Sơn Hòa làm rõ và xử lý trách nhiệm của những cán bộ chức trách có liên quan
Khởi tố đối tượng hủy hoại gần 9.500m2 rừng tự nhiên Nguyện đã thuê nhân công mang theo rựa, máy cưa cầm tay vào rừng tự nhiên ở khu vực suối Quanh, thuộc địa phận khoảnh 7, tiểu khu 165 ở xã Sơn Hội để đốn hạ, phát dọn một vạt rừng gần 9.500m2 rừng tự nhiên để lấy cây gỗ và đất rừng để trồng keo. Nguồn tin của PV Báo CAND chiều...