Bắt giám đốc doanh nghiệp về tội trốn thuế
Tối 19/1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh, đơn vị đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phùng Xuân Phong, giám đốc một doanh nghiệp về tội trốn thuế.
Theo kết quả điều tra bước đầu xác định, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thiên Triều (địa chỉ tại phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do ông Phùng Xuân Phong (SN 1984) làm giám đốc, được thành lập vào tháng 4/2019. Công ty này được cấp phép kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Tuy nhiên, công ty này không có hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh, không có kho hàng, bến bãi để tập kết hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh.
Phùng Xuân Phong tại cơ quan điều tra (Ảnh: Công an tỉnh Hà Tĩnh).
Dù vậy, công ty này đã xuất bán gần 1.000 hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) cho gần 100 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền ghi trên các hóa đơn gần 29 tỷ đồng.
Để hợp thức số hàng hóa ghi trên các hóa đơn xuất bán, Phùng Xuân Phong đã sử dụng nhiều hóa đơn bất hợp pháp của các “công ty ma”, để hạch toán hàng hóa đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, làm tăng số tiền thuế được khấu trừ nhằm mục đích trốn thuế.
Video đang HOT
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đang mở rộng điều tra hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và sai phạm của các công ty mua bán hóa đơn với Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thiên Triều.
Trước đó, ngày 7/1/2022, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” xảy ra tại Công ty Cổ phần xây dựng thương mại dịch vụ Tiến Phúc; ra lệnh bắt tạm giam 1 bị can nguyên là cán bộ Đội thuế Chi cục thuế Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Vụ tống tiền ly kỳ: Kẻ chủ mưu bị đề nghị 17-18 năm tù
Lê Xuân Hoàng - kẻ được cho là chủ mưu, giữ vai trò tổ chức, dàn dựng kịch bản quay clip 2 Phó Chủ tịch thị xã Nghi Sơn nhận tiền rồi đòi 25 tỷ đồng, bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 17-18 năm tù.
Ngày 22/12, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phiên xét xử vụ "Cưỡng đoạt tài sản".
Đại diện viện kiểm sát (VKS) nhân dân tỉnh Thanh Hóa xác định bị cáo Lê Xuân Hoàng giữ vai trò là người tổ chức; các bị cáo Hưng, Sính, Ân, Tài, Đạt mặc dù không biết số tiền Lê Xuân Hoàng cưỡng đoạt là bao nhiêu, tuy nhiên, tất cả đều chung ý chí, giúp sức cho Lê Xuân Hoàng thực hiện hành vi vi phạm.
Bị cáo Hoàng bị Viện kiểm sát đề nghị 17-18 năm tù.
Do vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố tại cáo trạng. Với những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của các bị cáo, VKS đề nghị tuyên bị cáo Hoàng 17-18 năm tù; Nguyễn Quốc Hưng 30-36 tháng tù giam; Lê Trần Sính 36-42 tháng tù giam; Phạm Văn Ân 24-30 tháng tù giam; Lê Doãn Tài 24-30 tháng tù giam; Lê Trần Tiến Đạt 30-36 tháng tù giam.
Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại vụ án vì cho rằng nhiều tình tiết chưa được làm rõ và chưa được điều tra như: Hoàng khai khi bị bắt có thu giữ trong người ví, đồng hồ. Trong ví có một số đồ vật như 2 USB chứa tài liệu liên quan đến vụ án nhưng không được công bố.
Cần làm rõ 2 bức thư tống tiền do luật sư nhận định có dấu hiệu của sự tạo dựng; người đưa video ông Tùng nhận hối lộ lên YouTube tại sao chưa điều tra, trong khi clip quay cảnh nhận tiền của hai phó chủ tịch thị xã chỉ có Hoàng, Hưng, 2 nhà báo, và ông Thịnh, lãnh đạo UBND thị xã Nghi Sơn...
Toàn cảnh phiên xét xử.
Đặc biệt, nạn nhân là ông Trương Bá Duyên bị quay clip khi nhận tiền, luật sư cũng cho rằng việc nhận tiền của ông Duyên đã cấu thành tội nhận hối lộ nhưng ra tòa lại bao biện bị thôi miên. Bị thôi miên mà trong clip còn thể hiện nhận đàng hoàng và bắt tay. Điều này, luật sư khi tranh tụng cũng yêu cầu cần phải làm rõ.
Ngày hôm nay 23/12, phiên tòa tiếp tục diễn ra.
Theo cáo trạng, Lê Xuân Hoàng và Nguyễn Quốc Hưng từng học cùng khóa với nhau tại Học viện An ninh (Bộ Công an). Sau khi ra trường, dù công tác ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn giữ liên lạc. Năm 2007, Lê Xuân Hoàng bị Tổng cục An ninh (Bộ Công an) kỷ luật với hình thức "Tước danh hiệu Công an nhân dân". Còn Nguyễn Quốc Hưng vì lý do cá nhân nên cuối năm 2017 đã xin ra khỏi ngành công an.
Sau Tết Nguyên đán 2020, Hưng nhờ Lê Xuân Hoàng tìm giúp việc làm ở huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) - Thanh Hóa. Sau đó, Hoàng nói có công việc đơn giản mà nhanh có tiền là giả danh chủ doanh nghiệp tới phòng lãnh đạo thị xã Nghi Sơn biếu tiền, quà rồi lén quay lại clip để tống tiền.
Sau đó, Hoàng lên kịch bản cùng bạn đi "tống tiền" lãnh đạo thị xã. Lê Xuân Hoàng chuẩn bị công cụ, phương tiện, chỉ đạo Hưng đóng vai chủ doanh nghiệp đến UBND thị xã Nghi Sơn gặp lãnh đạo, tạo lý do đưa tiền, quà và bí mật dùng thiết bị quay lén cảnh nhận tiền về đưa cho Lê Xuân Hoàng làm căn cứ viết thư đe dọa, tống tiền.
Vụ án này được xác định có 6 bị cáo liên quan gồm: Lê Xuân Hoàng (chủ mưu), Nguyễn Quốc Hưng, Lê Trần Sính, Lê Trần Tiến Đạt, Lê Doãn Tài, Phạm Văn Ân; tất cả cùng trú tại tỉnh Thanh Hóa.
Hai bị hại bị tống tiền 25 tỷ đồng là ông Hồ Đình Tùng và ông Trương Bá Duyên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn (hồi tháng 5/2020). Ông Tùng vừa bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 30 tháng tù liên quan tới tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ", còn ông Trương Bá Duyên, hiện là Phó Bí thư Thường trực thị xã Nghi Sơn.
Ngăn chặn nhiều cuộc đấu giá có dấu hiệu "thông đồng, dìm giá" Hiện tượng cá nhân, doanh nghiệp dưới sự "bảo kê" của băng nhóm "xã hội đen" có hành vi đe dọa, cưỡng ép những người tham gia đấu giá nhằm thao túng cuộc đấu giá vẫn còn phức tạp. Theo Bộ Tư pháp, đến tháng 11/2021, cả nước có hơn 1.000 đấu giá viên; gần 500 doanh nghiệp đấu giá tài sản; 59/63...