Bắt giám đốc để mất rừng
Ngày 9-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đác Glong cho biết, vừa bắt tạm giam đối với ông Lê Tuấn Khang, Giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Đác Ha, thuộc Công ty TNHHMTV Gia Nghĩa (Công ty Gia Nghĩa) vì “vi phạm các quy định về quản lý rừng”.
Ông Lê Tuấn Khang làm Giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Đác Ha từ năm 2010, trong thời gian này do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra giám sát nên để mất rừng với diện tích lớn. Chỉ tính riêng năm tháng đầu năm 2015, trên lâm phần do ông Khang làm giám đốc đã để mất hơn 45 ha rừng.
Trước đó, ông Lê Tuấn Khang đã bị Giám đốc Công ty Gia Nghĩa ra Quyết định số 35/CTQĐ ngày 04-05-2015, đình chỉ công tác 15 ngày để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan tới công tác quản lý bảo vệ rừng. Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Đác Nông đã ra Quyết định số 51-QĐ/KTĐUK ngày 24-7-2015, kỷ luật hình thức khiển trách đối với ông Lê Tuấn Khang vì thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng để rừng bị mất 11,58 ha, đất rừng bị lấn chiếm 5.609 ha nhưng không phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng xử lý; thiếu kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao nhận khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08-11-2005.
Hiện, ông Lê Tuấn Khang đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ Công an huyện Đác Glong, tỉnh Đác Nông để phục vụ công tác điều tra. NGUYỄN VĂN YÊN
Theo_Báo Nhân Dân
14 người "rủ nhau" đi tù vì "thần chết": Chuyến đi định mệnh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lương thực và tiền bạc, 14 người rủ nhau vào rừng tìm "lộc", nhưng không ai ngờ, đây là chuyến đi định mệnh khiến họ rơi vào tù tội.
Giữa bốn bên là núi rừng cộng thêm diện tích đất canh tác ít, từ bao đời nay, người dân xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hầu như sống nhờ vào "lộc rừng". Con trai lớn lên chừng 15 tuổi là có thể băng rừng, lội suối đi những chuyến rừng dài ngày.
Video đang HOT
Và 14 người dân bao gồm: Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Văn Thu, Hoàng Văn Thắng, Hoàng Văn Tiến, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Văn Quyền, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Hợp và Nguyễn Văn Thủy (cùng trú xã Sơn Trạch), Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Văn Cường (cùng trú xã Phúc Trạch) cũng nằm trong trường hợp như vậy. Nhưng không giống với những lần đi rừng trước, lần này, họ đã "dính" phải "thần chết" (một tên gọi khác của thuốc nổ), khiến cuộc đời họ rơi vào cảnh tù tội, gia đình mất đi người trụ cột, vợ con bơ vơ....
14 bị cáo trong vụ án vận chuyển trái phép vật liệu nổ
Trước khi tìm hiểu về vụ vận chuyển thuốc nổ trái phép, PV báo Người Đưa Tin đã tìm hiểu về con đường, cách thức khai thác thuốc nổ ở khu vực rừng núi thuộc biên giới Lào - Việt Nam.
Theo nhiều sơn tràng ở đây cho biết, nguồn thuốc nổ khu vực biên giới được lấy từ chính trong những quả bom còn sót lại trong chiến tranh. Và lẽ dĩ nhiên, người ta phải trực tiếp cưa, đục đẽo các quả bom ấy thì mới lấy được thuốc nổ. Chính vì vậy, với những người đi rừng, việc nhìn thấy hoặc dẫm chân lên các vỏ bom còn sót lại là chuyện thường tình.
"Trước đây, ở vùng rừng núi nội địa cũng có rất nhiều thuốc nổ, nhưng do tình trạng người dân khai thác quá nhiều dẫn đến cạn kiệt nên dần dần, người ta chuyển sang Lào mua về bán lại kiếm lời", anh Nguyễn Văn H., xã Sơn Trạch cho biết.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng giữa tháng 01/2015, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Văn Sỹ cùng 12 người (ở trên) bàn bạc, thống nhất góp tiền sang Lào mua thuốc nổ đưa về Việt Nam bán kiếm lời.
Do có mối quen biết từ trước với một người Lào nên Quyền và Thủy đã sang Lào để "tiền trạm". Sau khi tìm được mối bán thuốc nổ và thống nhất giá cả, Quyền và Thủy đã đặt trước 3 triệu đồng.
Có được nguồn thuốc nổ, Quyền và Thủy đã gọi điện về thông báo cho những người còn lại trong nhóm, và yêu cầu những người này vào xã Thượng Trạch để sang Lào vận chuyển thuốc nổ về.
Nghe chồng thông báo sẽ có chuyến đi rừng dài ngày, chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1978, vợ Hoàng) và chị Nguyễn Thị Hũy (SN 1967, vợ Quyền) đã trực tiếp chuẩn bị đồ ăn, thức uống, bao bì cho 14 người đi vào rừng (cả chị Huệ và chị Hũy đều không biết mục đích mua bán thuốc nổ).
Ngày 22/01/2015, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, tư trang và hành lý, 12 người còn lại thuê một chiếc xe ô tô chở vào Km58 đường 20 Quyết Thắng thuộc địa phận xã Thượng Trạch rồi xuống xe đi bộ đến khu vực biên giới Việt - Lào gặp Quyền và Thủy.
Sau chuyến đi dài mệt mỏi, cả nhóm dừng lại đóng lán nghỉ ngơi. Tại đây, 14 người đã góp được 70,5 triệu đồng để trả tiền thuốc nổ.
Đến tối cùng ngày, tại một rẫy hoang thuộc địa phận bản Pa Ác cũ (Lào), họ được người Lào giao thuốc nổ chứa trong 8,5 quả bom (tương đương 652kg thuốc nổ). Sau đó cả nhóm đã chia thuốc nổ bỏ vào 14 bao lác và mỗi người gùi 01 bao vận chuyển về.
Số thuốc nổ được chia nhỏ để vận chuyển đã bị lực lượng chức năng bắt giữ
Như vậy, tính trung bình, mỗi người sẽ vận chuyển 46,5 kg thuốc nổ. Đến đây, nhiều người đặt ra câu hỏi, việc vác trên vai 10kg hành lý, đi bộ khoảng 10km trên đường bằng phẳng đã khó, huống hồ mỗi người ở đây vác trên vai 46,5 kg vượt cả trăm km đường rừng là một điều khó tin.
PV Người Đưa Tin may mắn được tiếp xúc với Hoàng Văn Thắng (SN 1992), là 1 trong 14 bị cáo trong vụ án đang được tại ngoại. Nói về điều này, Thắng cho biết: "Chị nhìn thấy những dãy núi đã vôi ở VGG Phong Nha - Kẻ bàng trùng điệp như thế nào thì bọn em phải vác bao tải chứa thuốc nổ chèo lên dốc núi, xuống đèo như thế ấy. Lúc đó, ai cũng mệt, nhưng vì miếng cơm manh áo nên đành chấp nhận chịu khổ".
Sau gần ba ngày vận chuyển thuốc nổ, đến khoảng 10 giờ ngày 25/1/2015, khi cả nhóm vận chuyển đến khu vực bản Cờ Đỏ, xã Thượng Trạch thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện đuổi bắt. Hoan và Sỹ bị bắt quả tang cùng 14 bao chứa thuốc nổ, 12 người còn lại bỏ chạy.
Bị cáo Hoàng Văn Thắng đang được tại ngoại
Thắng nhớ lại: "Thấy anh Hoan và anh Sỹ bị bắt, 12 người đi sau thả thuốc nổ lại rồi tìm cách chạy trốn. Tối cùng ngày chúng em về đến nhà, được sự động viên của gia đình, ngày hôm sau 12 người đã tìm đến công an đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình".
Sau khi hoàn tất hồ sơ, VKSND tỉnh Quảng Bình đã quyết định truy tố 14 bị can về tội danh Vận chuyển trái phép vật liệu nổ, theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 232 Bộ luật hình sự.
Điểm a, khoản 4, Điều 232 Bộ luật hình sự quy định về tội Vận chuyển trái phép vật liệu nổ: 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. ....... 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; .......
Ngô Huyền
Theo_Người Đưa Tin
Trạm bảo vệ rừng bị tấn công bằng bom xăng Ông Nguyễn Khương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, cho biết đang đề nghị Công an huyện Vạn Ninh xác minh thủ phạm đã ném bom xăng vào Trạm quản lý bảo vệ rừng Dốc Mỏ (xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh) vào rạng sáng 30-6. Vào thời điểm trên, một người chạy xe máy qua chốt trạm và...