Bắt giám đốc 33 tuổi vụ buôn lậu xăng dầu 2.000 tỉ
Bị can Đỗ Minh Thư là con trai của giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận. Vì có dấu hiệu “thiếu thận trọng” nên cha con họ từng bị tỉnh nhắc tên.
Ngày 13-11, nguồn tin của báo Pháp Luật TP.HCM cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã bắt tạm giam Đỗ Minh Thư, 33 tuổi, giám đốc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Dương Đông Miền Trung (có trụ sở tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận) về tội tiêu thụ hàng hóa do phạm tội mà có. Việc khởi tố, bắt tạm giam đã được VKSND Tối cao phê chuẩn sau quá trình C03 triệu tập Thư ra Hà Nội lấy lời khai.
Đứng đầu một trong 32 công ty nhập xăng dầu lậu
Bị can Thư cùng một số người khác được xác định có liên quan đến việc tiêu thụ xăng dầu nhập lậu trong vụ án buôn lậu xăng dầu trị giá hơn 2.000 tỉ đồng của Công ty Xăng dầu Dương Đông Hòa Phú hồi năm 2016.
Cơ quan CSĐT xác định thời điểm xảy ra vụ án trên, Thư là giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Dương Đông Bình Thuận, là một trong 32 công ty có nhập xăng dầu được xác định là xăng dầu buôn lậu từ Công ty Dương Đông Hòa Phú. Thời điểm đó, Luyện Xuân Tràng – kẻ cầm đầu vụ án buôn lậu xăng dầu bỏ trốn nên công an tách vụ án tiêu thụ xăng dầu lậu thành vụ án riêng, chỉ truy tố các bị can tội buôn lậu xăng dầu; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ, nhận hối lộ…
Theo hồ sơ, từ ngày 29-1-2016, đoàn kiểm tra liên ngành do Cơ quan CSĐT Bộ Công an chủ trì kiểm tra tàu BTS Christina (Công ty BTS Tankers, Singapore) do ông Romels Pagente Aleria (quốc tịch Philippines) làm thuyền trưởng. Lúc này tàu đang bơm xăng A92 từ tàu lên bồn chứa của Công ty Dương Đông Hòa Phú.
Đoàn kiểm tra phát hiện công ty này chỉ khai báo hải quan nhập về hơn 1.800 tấn xăng nhưng trên thực tế tàu BTS Christina đang chở đến 9.300 tấn. Tại thời điểm kiểm tra, đã có hơn 3.200 tấn xăng được bơm ra khỏi tàu. Từ đây CQĐT xác định Công ty Dương Đông Hòa Phú đã buôn lậu hơn 7.200 tấn xăng A92, tương đương 155 tỉ đồng.
Mở rộng điều tra, CQĐT đã phát hiện từ tháng 10-2015 đến ngày 18-1-2016, công ty trên đã buôn lậu trót lọt 11 chuyến với khoảng 100.000 tấn, tổng giá trị hơn 2.000 tỉ đồng.
Trong vụ án này, nhiều cán bộ thuộc Chi cục Hải quan tỉnh Bình Thuận đã nhận hối lộ, bảo kê, tiếp tay cho đường dây buôn lậu.
Về Luyện Xuân Tràng, người này không có bất cứ chức vụ nào tại Công ty Dương Đông Hòa Phú nhưng được cho là trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Dương Đông Hòa Phú. Theo nguồn tin của chúng tôi, Luyện Xuân Tràng năm nay 46 tuổi, có hộ khẩu thường trú ở thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) nhưng thường xuyên xuất hiện ở Hà Nội và TP.HCM. Ngày 29-1-2016, khi đường dây buôn lậu xăng dầu này bị bắt quả tang, Tràng đã bỏ trốn và đang bị truy nã.
Video đang HOT
Nhóm bị cáo buôn lậu tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12-2018. Ảnh: P.NAM
Bị can Đỗ Minh Thư.
Cha con Thư từng bị UBND tỉnh Bình Thuận nhắc tên
Đỗ Minh Thư là con trai của ông Đỗ Minh Kính, hiện là giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận. Năm 2016, lúc ông Kính còn là phó giám đốc Sở Công Thương đã bố trí Thư làm giám đốc Công ty CP Xăng dầu Dương Đông Chi nhánh Bình Thuận.
Về việc này, UBND tỉnh Bình Thuận kết luận ông Kính phụ trách lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và con trai làm giám đốc một công ty xăng dầu là thiếu thận trọng. “Giám đốc Sở Công Thương làm việc với ông Kính để xác định nếu con trai ông tiếp tục làm giám đốc công ty xăng dầu thì phải cho ông Kính thôi phụ trách lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện (xăng dầu, LPG…)” – văn bản thời điểm trên của UBND tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sau đó ông Kính được thăng chức giám đốc Sở Công Thương và Thư tiếp tục giữ chức giám đốc công ty xăng dầu ở Bình Thuận. Sau đó Thư được thăng chức điều hành xăng dầu ở miền Trung cho Công ty Dương Đông…
Đã có 46 năm tù được tuyên
Liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu 2.000 tỉ đồng này, tháng 12-2018, TAND tỉnh Bình Thuận đã tuyên án 12 bị cáo với tổng cộng mức án hơn 46 năm tù giam.
Riêng bị cáo Aleria Romel Pagente (quốc tịch Philippines), thuyền trưởng tàu BTS Christina, tòa cho biết có đủ căn cứ để xác định tội buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới nhưng miễn trách nhiệm hình sự và phạt hành chính với số tiền 500 triệu đồng, đồng thời trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
PHƯƠNG NAM
Theo PLO
Thâu tóm "đất vàng" Lê Duẩn: 2 bóng hồng khiến quan TP HCM "ngã ngựa"?
Trong phi vụ thâu tóm "đất vàng" Lê Duẩn (TP HCM), Bộ Công an mới khởi tố, bắt tạm giam thêm hai bóng hồng là bà Nguyễn Thị Thu Thủy và bà Lê Thị Thanh Thúy.
Dư luận khá tò mò về việc hai bóng hồng đã khiến quan TP HCM "ngã ngựa" đau đớn như thế nào?.
Hai bóng hồng rơi vòng lao lý
Như Kiến Thức đưa đưa tin, ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1958), nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM và Lê Thị Thanh Thúy (SN 1979), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue.
Cả hai bị can đều bị khởi tố, bắt tạm giam để để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Đây là diễn biến mới của quá trình điều tra mở rộng vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại TP HCM; liên quan đến dự án tại khu đất số 8 -12 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM.
Bà Lê Thị Thanh Thúy và bà Nguyễn Thị Thu Thủy.
Trước đó, Bộ Công an đã bắt Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM), và hàng loạt lãnh đạo sở ngành, cá nhân khác liên quan đến hành vi giao đất không đấu giá, giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực, chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia hợp tác sai quy định đối với khu đất 8 -12 Lê Duẩn.
Bóng hồng khiến quan TP HCM "ngã ngựa" được "ưu ái" như nào?
Trong số hai bóng hồng bị bắt nói trên, thì dư luận khá chú ý tới các thông tin liên quan đến bà Lê Thị Thanh Thúy (SN 1979), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue. Cùng với đó là câu hỏi mà dư luận tò mò muốn biết: Bóng hồng Thanh Thúy đã khiến quan TP HCM "ngã ngựa" được "ưu ái" như nào?
Theo tìm hiểu của PV, tháng 4/2010, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm được thành lập nhưng chỉ có 3 nhân sự, với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Công ty này do bà Thúy làm chủ sở hữu. Nhiều lần Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh. Từ đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đại lý và điều hành tour du lịch... đến kinh doanh bất động sản.
Khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TPHCM). (Nguồn ảnh: Tiền Phong).
Chỉ 5 tháng sau khi thành lập Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm, bà Thúy tiếp tục có mặt trong Công ty Lavenue với tư cách cổ đông sáng lập và sau đó là Chủ tịch HĐQT. Đáng nói chức vụ cao nhất và là đại diện pháp luật trong Công ty Lavenue lại không do người của Kinh Đô nắm, mà rơi hết vào tay của bà Lê Thị Thanh Thúy.
Thông tin trên báo Tiền Phong cho biết, bà Lê Thị Thanh Thúy xuất phát từ kinh doanh lĩnh vực quán bar, nhà hàng cao cấp ở trung tâm TPHCM. Đối với lĩnh vực bất động sản, từ ngày thành lập công ty đến khi tham gia vào dự án Lavenue, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm chưa thực hiện bất kỳ dự án nào... Và phi vụ "thâu tóm" đất vàng Lê Duẩn có thể nói lần dấn thân đầu tiên của bà Thúy vào lĩnh vực này.
Cụ thể, khu "đất vàng" Lê Duẩn có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu Nhà nước, trước đây do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Năm 2007, UBND TP HCM chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao trên khu đất.
Tuy nhiên, giữa tháng 1/2011, bà Thúy ký văn bản đại diện Công ty Lavenue gửi UBND TP HCM đề nghị xin được giao đất vàng số 8 - 12 Lê Duẩn để thực hiện dự án Lavenue Crown (khách sạn 5 sao, khu căn hộ cao cấp).
Tháng 6/2011, ông Nguyễn Thành Tài, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP HCM đã ký quyết định giao khu đất vàng này cho Công ty Lavenue. Căn cứ vào tham mưu của Sở Tài chính, ông Tài duyệt giao quyền sử dụng đất và giá trị công trình trên đất tại số 8 Lê Duẩn (diện tích 3.433m2), theo giá thị trường hơn 621 tỷ đồng; duyệt đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn (diện tích 1.463 m2) diện Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, giá 3,5 triệu đồng/m2/năm.
Đến tháng 9/2011, Công ty Lavenue chuyển hơn 621 tỷ đồng vào ngân sách TP HCM và chỉ 2 tháng sau, Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Lavenue.
Việc bà Thúy dễ dàng tham gia phi vụ "xẻ thịt" đất vàng Lê Duẩn khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng tò mò việc ông Nguyễn Thành Tài ưu ái thế nào cho bóng hồng này?. Bởi chỉ sau 4 tháng Công ty Hoa Tháng Năm thành lập (tháng 4/2010), Công ty này có văn bản gửi Công ty Quản lý nhà xin tham gia vào dự án đất vàng, và vài ngày, ông Nguyễn Thành Tài đã chấp thuận, bỏ qua các bước cần thiết về chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản.
Khánh Hoài (T/H)
Theo kienthuc
Chân tướng Nguyễn Thái Luyện - CEO 'nổ' của địa ốc Alibaba Chủ tịch HĐQT công ty địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện từng "nổ" về bản thân, về những dự án ngàn tỷ nhưng thực chất là chiêu trò để đưa khách hàng vào bẫy. CEO "cùi bắp" Nguyễn Thái Luyện là ai? CEO cùi bắp chính là cái tên mà Nguyễn Thái Luyện tự nhận trong một văn bản gửi cho khách hàng...