Bắt giam chủ hụi lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ
Ngày 18/2, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đã thực hiện lệnh bắt giam đối với Nguyễn Văn Kiệt (33 tuổi, ngụ ấp Cây Dương A, xã Long Điền, huyện Đông Hải) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thông qua hình thức chơi hụi, Kiệt cùng một số đối tượng làm hàng loạt nông dân mang nợ bị giật hụi.
Chủ hụi Nguyễn Văn Kiệt.
Trung tuần tháng 2, chúng tôi tìm đến xã vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Đông Hải, Bạc Liêu phát hiện xóm nghèo xơ xác. Tiếp tôi, ông Diệp Văn Nguyên (56 tuổi, ngụ ấp I, xã An Trạch A) như người mất hồn; bao tài sản gia đình ông Nguyên dành dụm đã bị chủ hụi lừa đảo.
Ông Nguyên cho biết, cách nay khoảng chục năm, ông Cao Văn Trọng (60 tuổi, ngụ ấp Cây Dương A, xã Long Điền) đến rủ một số hộ dân tham gia chơi hụi. Thấy ông Trọng là người có của ăn của để, ông Nguyên và nhiều người dân tham gia.
Đến khoảng năm 2003, nhiều người dân không đồng ý thấy con gái ông Trọng là Cao Thanh Trang (32 tuổi) cùng chồng là Nguyễn Văn Kiệt đến nhà thu gom hụi. Tuy nhiên, bấy giờ ông Trọng trấn an bà con rằng Trang, Kiệt là con ruột, con rể của ông nên có gì, ông sẽ bảo lãnh. Nào ngờ, đến một ngày nọ, cả xóm xôn xao và thất thần khi nhận được tin vợ chồng Trang – Kiệt tuyên bố bể hụi. Nhiều người tìm đến hỏi ông Trọng thì được xác nhận: Đúng là hai vợ chồng Trang – Kiệt đã “biến mất”.
Video đang HOT
Trước cảnh hàng chục người dân vây quanh nhà mình, ông Trọng chỉ còn cách năn nỉ và hứa sẽ xoay xở, trong vòng một tháng, tháng rưỡi sẽ thanh toán lãi và vốn cho bà con. Thế nhưng, ấy chỉ là lời hứa. Ông Nguyên kể thêm, không được hoàn trả lại tiền, nên ông đã viết đơn tố cáo Kiệt. Anh Võ Hoàng Xâm (50 tuổi) – nhà gần ông Nguyên, tham gia chơi hai chân hụi nghẹn ngào nói: “Một chân đóng đến 44 lần, một chân đóng được 37 lần thì bị giật hết. Bây giờ trắng tay. Tiền mượn bà con thân tộc không biết lấy đâu trả”…
Qua tìm hiểu của chúng tôi, số tiền của từng nạn nhân không quá lớn nhưng đó là cả tài sản đối với họ. Anh Xâm nhẩm tính, vợ chồng Kiệt giật hụi với số tiền lên đến gần 1,5 tỉ đồng
Theo Công An Nhân Dân
Bản làng nghiệt ngã vì... 'ết'
Đã hơn mười năm trôi qua kể từ ngày xã nghèo Châu Khê (Nghệ An) nổi lên phong trào làm gỗ, làm mây. Người dân tứ xứ đổ về. Bản nghèo bỗng trở nên nhốn nháo, khi có sự góp mặt của gái mại dâm và các đối tượng mua bán, sử dụng ma tuý...
Bão "ết" tràn làng nghèo
Từ đó số người mắc nghiện tăng lên. Từ hút đến chích, các đối tượng nghiện dùng chung kim tiêm nên HIV/AIDS đã lan truyền nhanh chóng và tang thương đổ lên xóm nghèo.
Chị Hoàng Thị Thu, ở thôn Khe Choăng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông tâm sự: "Trước đây gia đình cũng sung túc, anh làm nghề thợ xây, không giữ được mình đã dính vào heroin rồi mang bệnh về nhà, Anh bị nhiễm HIV đã chết cách đây 5 năm, sau đó tui đi xét nghiệm và biết mình cũng bị nhiễm HIV, nhiều khi muốn buông xuôi nhưng nghĩ đến 3 đứa con lại cố sống, sau đó nhận được ARV điều trị, giờ sức khỏe cũng tạm ổn". Hiện tại, chị đang làm nghề thu mua phế liệu, cả ba đứa con đều bỏ học giữa chừng. Chị Thu là một trong số rất nhiều những thân phận phụ nữ bị mắc căn bệnh thế kỷ từ chồng.
Ông Hoàng Đình Hồng, Phó trưởng phòng LĐTB&XH huyện Con Cuông cho biết: "Trước đây huyện Con Cuông rất bình lặng nhưng sau đó cơn lốc giá gỗ lao vào rồi mang theo cả những hệ lụy của nó, chúng tôi không kịp trở tay, thời gian này với sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành đã đẩy lùi được một phần tệ nạn. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó vẫn nghiệt ngã với những người thân của họ".
Đến câu lạc bộ Mái ấm gia đình của thị trấn Con Cuông chúng tôi mới thấy hết được những nỗi đau của những con người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ quái ác mà người chồng của họ mang về, sau những bước đi nhầm của người thân để lại cho họ là những tháng ngày đau thương nghiệt ngã.
Những hệ lụy đau lòng
Đêm, núi rừng Pù Mát như dữ dội hơn, ngôi trường tiểu học dành cho trẻ em dân tộc Đan Lai chìm lấp giữa màn mưa giăng trắng xoá. Bản làng le lói như một điểm chấm giữa hun hút rừng già như chính những số phận éo le của họ. Sáng hôm sau, sương sớm như chiếc mền bông khổng lồ còn phủ kín bản làng, theo chân những người làm công tác chuyên trách phòng chống tệ nạn của xã, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những số phận nghiệt ngã, những mảnh đời bất hạnh éo le, những hoàn cảnh lâm vào cảnh khốn cùng vì HIV. Trong căn nhà sàn lụp xụp, chúng tôi chứng kiến hai ông cháu ngồi ủ rũ tựa cột mà không khỏi xót xa.
Ông ngoại và cháu La Thanh Tùng, trong ngôi nhà rách nát
Chị Lô Thị Giới - Trạm phó trạm y tế xã Châu Khê cho biết, cháu bé đó là La Thanh Tùng, bố mẹ cháu đều đã chết vì AIDS. Giờ chỉ có hai chị em, người chị gái La Thị Ly mới 10 tuổi đang sống cùng ông ngoại, cả hai bà nội ngoại của các cháu đều đã mất. Ông La Văn Thi năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi, thân già còm cõi một mình kiếm lát sắn củ khoai nuôi cháu.
Nhìn những hoàn cảnh đó không ai cầm được nước mắt. Nhưng những mảnh đời đó vẫn còn "may mắn" hơn em Vi Văn Sang... ở bản Khe Giới. Bố mẹ em đều đã bị cướp đi cuộc sống, nhưng em cũng đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Giờ chỉ có ông bà nội ngoại sống với em. Nhưng ai ở đó cũng biết rằng, không bao lâu nữa em sẽ không biết về đâu khi ông bà đều đã gần tuổi thập cổ lai hy. Hơn nữa ông ngoại đang bệnh nằm liệt giường. Gia đình em chỉ trông chờ vào tình thương của hàng xóm láng giềng.
Chị Nguyễn Thị Hoa, phụ trách vấn đề HIV của xã Châu Khê tâm sự với chúng tôi trong nước mắt: "Tôi làm việc này đã được mười năm, chưa khi nào tôi thấy có nhiều hoàn cảnh éo le đến vậy. Nhiều lúc đi gặp người bệnh mà nước mắt cứ tuôn trào. Mình không có điều kiện để giúp đỡ họ về mặt vật chất. Chỉ biết mang hết tình thương dồn vào động viên, an ủi họ. Điều làm tôi trăn trở nhất là làm sao họ được hỗ trợ ARV để chống chọi với bệnh tật và nuôi con cái trưởng thành".
Không những thế, những người thân vô tội của họ cũng chịu chung số phận là chống chọi để giành giật sự sống từng ngày từng giờ khi tử thần đã điểm tên. Nhìn những cặp mắt ngây thơ của những đứa trẻ mồ côi, những lo toan, sợ hãi của những người phụ nữ đang chờ ngày ra đi mà không biết con cái họ sẽ đi về đâu. Giờ mạng sống của mình đã không còn thì làm sao lo cho những đứa con thơ dại cho đến khi chúng trưởng thành. Chúng tôi quay lại thành phố khi phía thượng nguồn dòng sông mây đen đã giăng kín đại ngàn, gió đuổi nhau ràn rạt làm lòng sông tung bọt đỏ ngầu, dữ dội...
Theo PL&XH
Cảnh khốn cùng ở 'xóm cái bang' Hơn 30 con người trong xóm, mỗi người một hoàn cảnh, một quán nhưng giống nhau một điều: đều là những thân phận cùng khổ. Xóm gồm 13 túp lều với hơn 30 người sinh sống nằm lọt thỏm giữa cánh đồng bạt ngàn lau sậy bên ven đê con sông Cấm thuộc xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Hễ thấy...