Bắt gà lậu khó như… bắt heroin
Đó là ví von của đại diện Bộ Công an tại hội nghị giao ban trực tuyến do Chính phủ tổ chức ngày 9/1.
Cơ quan chức năng bắt quả tang xe chở gà thải nhập lậu từ Trung Quốc tháng 11/2012 – Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Đại diện này nói thẳng việc bắt gà lậu gặp nhiều khó khăn vì có nhiều trường hợp gặp cả sự tiếp tay “chạy” giấy kiểm dịch.
Tại hội nghị về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) này, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá công tác chống buôn gà lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc qua biên giới “là một trong những thành quả quan trọng nhất trong công tác VSATTP năm 2012″ khi giảm được 90% số gà nhập lậu.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường ( C49) – Bộ Công an, dù giảm đến 90% số gà nhập lậu, việc chống buôn lậu gà từ Trung Quốc vẫn hết sức phức tạp. So sánh chống nhập lậu gà với việc bắt heroin theo đại diện C49 tại cuộc họp không phải là phóng đại.
Đại diện này nói thẳng việc bắt gà lậu gặp nhiều khó khăn vì có nhiều trường hợp gặp cả sự tiếp tay “chạy” giấy kiểm dịch của cán bộ phụ trách VSATTP. Không chỉ phải mật phục trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bắt được gà lậu rồi còn phải đi khắp các tỉnh để xác minh nguồn gốc nhằm chứng minh đó là gà lậu mới được xử lý.
Mới đây vào đêm 8/1, C49 bắt được một xe chở gà tại Bắc Giang, biết chắc đó là gà Trung Quốc nhưng lại có giấy kiểm dịch của Lạng Sơn. Lên Lạng Sơn thì được xác định là gà Trung Quốc nhưng nuôi từ nhỏ ở Lạng Sơn. Đến chiều 9/1, các bên vẫn loay hoay chưa ngã ngũ được với xe gà này.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Khoa, chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang – tỉnh nằm trên trục đường tuồn gà lậu về Hà Nội, cho rằng dù gà lậu đã giảm 90% nhưng số gà lậu tràn về vẫn khá lớn.
Ông Khoa đề nghị phải có biện pháp mạnh ngay từ biên giới mà cụ thể là Lạng Sơn – cửa ngõ của gà Trung Quốc nhập lậu – thì mới triệt để.
Ông Tô Hùng Khoa, phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, nói rằng ngăn chặn gà lậu từ biên giới là biện pháp hiệu quả nhất. Nhưng hiện vẫn chưa có sự căn cơ hơn trong việc chống gà lậu ở biên giới mà công lớn chủ yếu vẫn từ lực lượng biên phòng.
“Không thể trông chờ mãi vào biên phòng được vì họ còn rất nhiều việc. Chúng ta phải tăng cường lực lượng chuyên nghiệp và độc lập mới mong chống thành công việc buôn gà lậu” - ông Khoa nói.
Theo xahoi
"Cán bộ tiếp tay buôn gà lậu"
Cán bộ trong ngành thú y tiếp tay cho buôn lậu gà (Ảnh minh họa)
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, tại hội nghị bàn về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nhập lậu gia cầm qua biên giới ngày 26/10. "Nếu không chấn chỉnh được, thì lãnh đạo cấp trên cũng nên xin nghỉ cho người khác làm", ông Tần nói.
Để "lọt" đến 100 nghìn tấn gà lậu
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, lúc cao điểm gà loại thải nhập lậu từ Trung Quốc qua cửa khẩu ở Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày, còn qua Lạng Sơn đến 100 tấn/ngày.
Theo ước tính, gà loại thải này nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam mỗi năm tới 70 -100 nghìn tấn.
Không chỉ gà thải, các loại con giống gà, vịt bầu, trứng giống, trứng ấp dở, cũng nhập lậu vào nước ta mỗi năm 15-30 triệu con thương phẩm, trong đó hai "chốt" nhiều nhất là Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Chăn nuôi cho biết, do buôn gà lậu siêu lợi nhuận, lãi một gấp hai, ba lần, nên dân buôn bất chấp.
Hiện giá gà thịt tại Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ 30-35 nghìn đồng/kg (bên Trung Quốc chỉ 15 nghìn đồng/kg), nếu đưa về nội địa bán tại chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) bán 65-70 nghìn đồng/kg.
Lúc cao điểm, giá gà loại thải của Trung Quốc xuống thấp, có thời điểm 25 nghìn đồng/kg tại Móng Cái, càng "khuyến khích" buôn lậu.
Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, hiện gà loại thải cũng như gà giống nhập lậu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục về chợ Hà Vỹ, Phú Xuyên nhưng đã đổi điểm tập kết.
Mấy ngày gần đây, gà giống không về Phú Xuyên nữa, mà tập kết ở Duy Tiên (Hà Nam), sau đó chuyển đi nơi khác tiêu thụ.
Ông Cấn Xuân Bình, Quyền Chi cục trưởng Thú y Hà Nội cho biết, từ đầu năm tới nay, Hà Nội đã bắt, tiêu hủy hơn 130 tấn gà không có nguồn gốc.
Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Thú y Quảng Ninh cho rằng, phần công bố trên vẫn chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", vì thực tế, gà loại thải, con giống lậu vào nhiều hơn.
Cán bộ phải tự soi xét mình
Ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng thú y trong tỉnh đủ năng lực trình độ để kiểm soát dịch bệnh.
Lập tức, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần ngắt lời: "Anh Tăng nói thẳng vào vấn đề, anh có biết ở Lạng Sơn có bao nhiêu đầu nậu gà lậu không?".
Ông Tăng cho hay, chưa nắm được việc này. Thứ trưởng Tần tiếp lời: "Tôi nói cho anh biết, người trong Sở của anh báo ở Lạng Sơn có 5 đầu nậu nhập gà lậu, nhưng chưa "làm". Chẳng nhẽ cấp dưới biết, còn anh thì không biết".
Theo ông Tần, vấn đề là ngành thú y đã làm hết trách nhiệm của mình chưa, phải tự soi xét mình.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nói: "Có cán bộ trong ngành tiếp tay cho buôn lậu, chúng ta biết. Nhưng có mạnh dạn xử lý cán bộ đó hay không? Thấy cấp dưới chưa tốt, chưa đúng, thậm chí bao che thế này, thế kia phải mạnh dạn thay đi. Còn nếu cấp trên chưa quyết liệt, cũng phải xem lại, chấn chỉnh lại, nếu không thì cũng nên thôi việc để người khác làm. Chứ để một tình trạng hỗn độn, vô tổ chức thế này thì không ổn".
Theo 24h
Trắng đêm mật phục... gà lậu Một đêm lực lượng hải quan mật phục, bắt sơ sơ 4 vụ vận chuyển gà lậu, số hàng đã lên tới 60.000 con. Quốc lộ 18A (Hạ Long - Móng Cái) đã trở thành cung đường "nóng" của gà lậu Trung Quốc, thay thế cho địa bàn Lạng Sơn. Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan số 2 - Cục Hải quan...