Bắt đường dây trộm cắp xăng máy bay
Ngày 28-1, gần 40 cảnh sát thuộc lực lượng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an phối hợp với cảnh sát cơ động bắt quả tang, khám xét khẩn cấp một điểm chuyên tiêu thụ xăng máy bay rút trộm tại 206/6 Đào Trí, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM.
Sau một thời gian dài theo dõi và lập chuyên án, vào lúc 15 giờ cùng ngày, lực lượng trinh sát chia làm hai mũi đánh án. Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến – Cục trưởng Cục C45 chỉ đạo trực tiếp lực lượng đánh án. Một mũi bám theo để bắt quả tang chiếc xe bồn chở xăng dành cho máy bay đang rút xăng dầu tại một điểm trên đường Bạch Đằng (phường 2, quận Tân Bình).
Cùng lúc, một mũi trinh sát khác bám theo chiếc xe chở xăng vừa “rút ruột” về đến đường Đào Trí (quận 7). Khi lực lượng ập vào địa điểm trên thì một chiếc xe tải mang biển kiểm soát 54X-6133 đang chở hơn 20 can xăng từ đây đi ra chuẩn bị giao cho khách hàng. Ngoài ra, một xe bồn mang biển số 57K-4751 do tài xế tên Dũng điều khiển chạy đến điểm 206/6 Đào Trí để chuẩn bị rút xăng dầu cùng với hai xe máy chở hàng chục can rỗng chực sẵn chờ “ăn hàng”.
Lực lượng cảnh sát cơ động vây xe tải chứa xăng máy bay trộm cắp tại điểm 206/6 Đào Trí.
Công an lập biên bản phạm pháp quả tang đối với Sửu (người ngồi bên phải). Ảnh trong bài: ÁI NHÂN
Video đang HOT
Lực lượng công an đã lập biên bản quả tang đối với chủ bãi số 206/6 Đào Trí là Sửu (39 tuổi, ngụ Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP.HCM) cùng với tài xế xe bồn 57K-4751 tên Dũng.
Địa điểm tiêu thụ xăng trộm được Sửu quây kín tất cả các phía bằng tôn. Khi xe bồn hoặc “lái xăng” chở xăng đến bán thì Sửu nhanh chóng mở cửa đưa xe vào bên trong rồi nhanh chóng đóng kín cửa tránh mọi sự dòm ngó từ bên ngoài.
Khám xét, cơ quan cảnh sát thu giữ hơn 20 can (loại can 30 lít) xăng trắng dành cho máy bay chứa trong xe tải 54X-6133. Cạnh đó là khoảng 10 can xăng loại A92. Chưa kể trong điểm “tập kết” của Sửu có hai bồn lớn dùng chứa xăng dầu rút trộm.
Bước đầu Sửu khai nhận đã mở địa điểm 206/6 Đào Trí hoạt động được gần một năm nay. Sửu móc nối với một đầu nậu chuyên mua xăng máy bay “rút ruột” từ xe bồn chở cho một hãng hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đầu nậu này móc nối tiếp với các tài xế xe bồn chở xăng máy bay để rút bớt xăng dầu vào lúc trưa vắng người tại đường Bạch Đằng (gần sân bay Tân Sơn Nhất). Sau đó xăng dầu rút được mang bán cho Sửu.
Cuối buổi khám xét, C45 đã niêm phong toàn bộ số hàng và các tang vật liên quan cho Công an quận 7 tạm giữ. Cơ quan công an cũng tạm giữ Sửu và một đầu nậu tại Tân Bình để lập hồ sơ làm rõ hành vi trộm cắp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Chủ yếu là xăng dầu dành cho máy bay.
Cũng cần nói rõ thêm, điểm tiêu thụ xăng dầu trộm cắp của Sửu tại 206/6 Đào Trí (quận 7) là một trong những địa chỉ “rút ruột” xăng dầu mà báo Pháp Luật TP.HCM từng theo dõi và phản ánh trong loạt bài điều tra vào tháng 11-2014. Điểm này chỉ là một trong hàng chục điểm “rút ruột” tại các tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát (quận 7) mà báo Pháp Luật đã phanh phui.
Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ.
Theo ÁI NHÂN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Trở thành tỉ phú nhờ cái "bình sứt"
Một chiếc bình hoa cũ kỹ sứt mẻ, rạn nứt ở phần miệng được chủ nhân vụng về dùng đinh ghim sửa chữa bất ngờ mang lại một "núi tiền" cho người sở hữu.
Một cặp vợ chồng giấu tên được thừa kế chiếc bình gốm sứ cổ Trung Quốc sứt mẻ từ người cha quá cố và hoàn toàn không biết gì về giá trị thực của nó. Do đó, họ đã khiêm tốn đặt bình hoa này ở góc nhà nhằm trưng những bông hoa giả. Giá trị của bảo vật chỉ được biết đến khi họ gửi email hình ảnh một số cổ vật mà họ đang cân nhắc bán tới nhà đấu giá, bao gồm cả chiếc bình cổ màu xanh lá cây nhằm thủ vận may.
Chuyên gia đánh giá Tom Rowsell vô cùng bất ngờ khi anh xem vào hình ảnh chiếc bình và ngay lập tức xác định đó là bảo vật "có một không hai". Chiếc bình sứ được cho là chế tác vào khoảng thế kỷ thứ 18, có nguồn gốc trong cung thời Càn Long. Mép chiếc bình bị sứt mất một mảng trong khoảng thời gian thế kỷ 19 và được gắn cố định lại sơ sài.
Không rõ chiếc bình rời khỏi Trung Quốc lúc nào, nhưng nó đã được bán tại một cửa hàng vào năm 1960 và người cha của gia đình này mua về. Cặp vợ chồng "bỗng chốc lên tiên" khi ông Rowsell chính thức kiểm tra bình và ước tính giá trước khi bán khoảng 10.000 bảng Anh (khoảng hơn 3,3 tỉ). Tuy nhiên, những nhà sưu tầm trên khắp thế giới đã liên tục trả giá đẩy giá lên tới 520.000 bảng Anh (hơn 21 tỉ). Cộng thêm cả các khoản phí bổ sung, tổng giá trị cho chiếc bình lên tới 634.400 bảng Anh.
Các nhà đấu giá cho biết mức giá này vẫn còn khiêm tốn do bình bị sứt mẻ nhiều, nếu nó ở trạng thái hoàn hảo, "cuộc chiến phát giá" sẽ còn gay cấn hơn, một con số kỷ lục chắc chắn sẽ được xác lập.
Chiếc bình gây ra cơn sốt đối với các nhà sưu tầm là bởi trên đó có một bài thơ do chính vua Càn Long chấp bút và có hình dấu triện ở cuối.
Trong bài thơ, Càn Long đã ca ngợi bốn loài hoa tượng trưng cho bốn mùa ở Trung Quốc: hoa đào cho mùa xuân, hoa sen cho mùa hè, hoa cúc cho mùa thu và hoa mẫu đơn cho mùa đông.
Theo Phương Ánh
Lao động/CTS
Người Đức giá 100.000 Euro, người Afghanistan chỉ 5.000 USD Kể từ khi triển khai sứ mệnh tại Afghanistan, quân đội Đức đã chi trả, bồi thường số tiền khoảng 1,1 triệu USD cho những tổn hại chiến tranh về người và của mà binh sĩ nước này gây ra tại quốc gia Tây nam Á. Vụ tấn công hai chiếc xe bồn trên sông Kunduz làm hàng trăm người thiệt mạng (ảnh:...