Bắt được tín hiệu lạ từ ngoại hành tinh rất giống Trái Đất
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy tín hiệu rõ ràng của một trong các yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự sống sinh tồn trên một hành tinh đá cách Trái đất 12 năm ánh sáng.
Theo Live Science, phát hiện đến từ các quan sát gần đây của VLA – kính viễn vọng đo giao thoa vô tuyến đặt tại New Mexico, miền Tây Nam nước Mỹ – khi hướng tầm nhìn về phía ngôi sao YZ Ceti cách Trái Đất chỉ 12 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học từ Đài quan sát thiên văn vô tuyến Quốc gia (NRAO – Mỹ) xác định được quanh ngôi sao này có một hành tinh mang tên YZ Ceti b, một hành tinh đá giống Trái Đất.
Tuy nhiên, YZ Ceti b không phải là một hành tinh có thể ở được. YZ Ceti b ở khá gần ngôi sao của nó – quá gần để có nhiệt độ dễ chịu cho sự sống – và nó cũng quay quanh với tốc độ một năm của nó chỉ bằng hai ngày trên Trái đất.
Video đang HOT
Dù vậy các nhà khoa học lại tìm được một thứ thú vị hơn: Một số tín hiệu vô tuyến cho thấy dấu hiệu của từ trường.
Từ trường đặc biệt thú vị đối với các nhà thiên văn học vì chúng là một phần quan trọng trong việc tạo ra một hành tinh có thể ở được. Nếu không có từ trường, các hạt năng lượng từ một ngôi sao có thể làm xói mòn bầu khí quyển của một hành tinh, tước bỏ lớp khí có thể hỗ trợ sự sống. Trên Trái đất, từ trường bảo vệ các sinh vật sống khỏi tia nắng mặt trời, kéo kim la bàn về phía bắc và thậm chí tạo ra cực quang tuyệt đẹp.
Cho dù YZ Ceti b có sống được hay không, phát hiện này vẫn là một đột phá lớn trong hành trình chứng minh chúng ta không cô đơn trong vũ trụ.
“Nghiên cứu này không chỉ cho thấy hành tinh đá đặc biệt này có khả năng có từ trường mà còn cung cấp một phương pháp đầy hứa hẹn để tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể sinh sống được”, Giám đốc NRAO Joe Pesce, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Để bắt đầu dễ dàng, các nhà khoa học đã chọn YZ Ceti b vì nó gần ngôi sao mẹ và có thể quan sát rõ. Thế nhưng với phương pháp sàng lọc tín hiệu đã được chứng minh là hiệu quả này, họ sẽ có bước đệm để tiến đến các hành tinh có nhiều yếu tố phù hợp với sự sống hơn. Dạng hành tinh đó đã được tìm thấy không ít và vẫn đang chờ được xem xét thêm.
Với YZ Ceti b, từ quyển của nó còn giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm về ngôi sao mẹ của nó, từ đó tìm hiểu cái gọi là “thời tiết không gian ngoài hệ Mặt Trời”.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.
Kính viễn vọng James Webb truyền về ảnh hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên
Kính viễn vọng James Webb đã chụp được những hình ảnh về hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời, một lần nữa chứng minh được sự kỳ vọng của giới thiên văn học kể từ kính thiên văn được phóng lên không gian năm ngoái.
Những hình ảnh khác nhau của hành tinh HIP 65426 b do kính viễn vọng James Webb truyền về AFP
Ở vị trí cách trái đất khoảng 1,6 triệu km, kính James Webb vừa truyền về hình ảnh HIP 65426 b, một hành tinh khổng lồ khí không có bề mặt đá và không phù hợp cho sự sống như trên trái đất.
"Đó là thời khắc đánh dấu sự thay đổi, không chỉ đối với kính James Webb mà còn cho ngành thiên văn học nói chung", AFP dẫn lời giáo sư Sasha Hinkley của Đại học Exeter (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu.
Thiết bị hồng ngoại và loại trừ được ánh sáng từ những ngôi sao của James Webb cho phép kính viễn vọng chụp được những hình ảnh trực tiếp của các hành tinh ngoài hệ mặt trời.
"Thật sự vô cùng ấn tượng khi các thiết bị loại trừ ánh sáng sao của kính James Webb cản hiệu quả ánh sáng của sao trung tâm mà hành tinh HIP 65426b đang xoay quanh", chuyên gia Hinkley đề cập trong thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 2.9.
Hành tinh HIP 65426 b có tỷ số khối lớn gấp 6 đến 12 lần so với sao Mộc, và độ tuổi khá trẻ, chỉ khoảng từ 15 đến 20 triệu năm ánh sáng nếu so với tuổi của trái đất là 4,5 tỉ năm.
Trước đó, kính viễn vọng của NASA đã chụp được những hình ảnh trực tiếp về hành tinh, nhưng không thể hiện rõ chi tiết như nhóm ảnh hiện tại.
Thành phần sự sống bất ngờ hiện ra cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng Nguồn nguyên liệu để bắt đầu một thế giới có sự sống như Trái Đất đã được tìm thấy trong Đám mây phân tử Perseus, một cụm sao và khí trẻ trong không gian sâu. Đám mây phân tử Perseus, còn gọi là IC348, chứa những ngôi sao rất trẻ mới 2-3 triệu năm tuổi đã được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi...