Bắt được ‘nữ hoàng đại dương’ nặng hơn 1,5 tấn
Tổ chức nghiên cứu đại dương OCEARCH vừa bắt được con cá mập khổng lồ dài hơn 5 m, nặng hơn 1,5 tấn, được ví như ‘nữ hoàng đại dương’.
Con cá mập khổng lồ bị bắt ở khu vực ngoài khơi tỉnh Nova Scotia, Canada hôm 2/10.
Chris Fischer, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu của OCEARCH cho biết con cá mập này hơn 50 tuổi và nặng tới hơn 1,5 tấn.
“Nó có những vết sẹo, vết thương đã lành và những vết đổi màu. Chúng kể một câu chuyện sâu sắc và phong phú về cuộc đời của nó trong nhiều năm qua”, ông Fischer cho biết.
Con cá mập nặng tới hơn 1,5 tấn, dài hơn 5 m.
Theo một bài đăng trên Facebook, các nhà nghiên cứu đặt tên con cá mập này là Nukumi, phát âm là noo-goo-mee.
Theo ông Fischer, có rất nhiều vết xước trên mặt Nukumi, có thể là các vết cào mà hải cẩu để lại khi Nukumi tìm cách ăn thịt con mồi.
Video đang HOT
Dữ liệu từ Nukumi được thu thập cho 21 dự án nghiên cứu. Kể cả máu, cơ, da của con cá mập cao tuổi này cũng được lấy để nghiên cứu.
OCEARCH đã gắn cho con cá mập 3 thẻ, trong đó có 1 thẻ để ghi lại độ sâu và 1 thẻ khác theo dõi chuyển động của Nukumi trong 5 năm tới.
Bí ẩn những hố xanh trong lòng đại dương
Có thể mọi người rất tò mò về những khu vực đóng băng rộng lớn trên sao Hỏa hay vùng tối của Mặt trăng... Thế nhưng để tìm những thế giới ẩn chứa sự lạ lùng, bạn không cần phải tìm ở ngoài vũ trụ.
Dưới đáy hố xanh Amberjack ngoài khơi Florida, Mỹ.
Dưới đại dương, những hang động ngập nước được gọi là hố xanh có thể ẩn chứa những điều chúng ta chưa từng biết.
Nhiều ẩn số và hiểm nguy
Green Banana là một hố xanh ngoài khơi bang Florida của Mỹ và chưa từng được khám phá trước đây. Sắp tới, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Mote Marine sẽ có chuyến đi xuống đáy Green Banana trong một cuộc thám hiểm.
"Tôi chủ yếu quan tâm tới vấn đề hóa học" - điều tra viên chính Emily Hall cho biết - "Chiếc hố gần đây nhất chúng tôi xem xét là hố Amberjack, nơi đây có những đặc tính hóa học rất độc đáo, đặc biệt là ở độ sâu 70 mét, nó có thể cho thấy sự kết nối với nước ngầm hoặc nguồn sinh học ở độ sâu đó.
Các chất dinh dưỡng trong Amberjack rất cao, do đó sẽ rất thú vị để tìm hiểu xem điều tương tự có xảy ra ở Green Banana không. Ngoài ra, nồng độ carbon cao thoát ra từ hố này, nó có thể cho thấy cái gì đó về tương lai của tình trạng đại dương (ví dụ axit hóa, biến đổi khí hậu).
Một lưu ý nhỏ là bạn sẽ không bao giờ biết những sinh vật biển mà chúng tôi có thể nhìn thấy!".
Các hố xanh vẫn còn là điều bí ẩn vì chúng ta chưa biết được mức độ khó và nguy hiểm khi tiếp cận. 3 thợ lặn đã phải bỏ mạng khi đang khám phá độ sâu của hố xanh Great Blue Hole ở Belize nằm sâu 124 mét dưới đáy biển. Hố xanh Green Banana ở độ sâu gần 130 mét.
Cần phải phải lặn sâu gần 46 mét chỉ để tới được miệng hố. Năm ngoái, nhóm Mote đã lặn xuống hố Amberjack nông hơn và cuối cùng đang tìm cách khám phá tất cả hố xanh ở Florida.
Giống như hố Amberjack, Green Banana sẽ không đủ chỗ cho một chiếc tàu ngầm, do đó các nhà khoa học sẽ triển khai tàu đổ bộ trông giống như một thứ gì đó bò quanh sao Hỏa.
Người ta vẫn chưa biết nguồn gốc của những chiếc hố xanh. Một số người cho rằng, những hố xanh ở Florida có thể được hình thành từ hơn 10.000 năm trước, khi mực nước biển thấp hơn bây giờ đáng kể. Có nghĩa là chúng bắt đầu như những hố sụt trên đất liền. Nước mưa thấm xuống đất và qua một lớp đá vôi sẽ hòa tan canxi cacbonat trong đá theo thời gian.
Nguồn nước ngầm này được cho là đã hình hành các vết nứt và đường đứt mở rộng thành mạng lưới kênh, đường hầm, suối và hang động ngầm. Các hố sụt được hình thành khi trần của các hang động trên sụp đổ. Người ta đã phát hiện các nhũ đá trong hố anh Great Blue Hole - bằng chứng cho thấy nơi đây từng là một hang động khô.
"Những hố xa hơn ngoài khơi đủ sâu để những cơn bão lớn ít ảnh hưởng đến sự di chuyển của trầm tích. Do đó, chúng không bị lấp đầy bởi trầm tích, trong khi đó hố gần bờ hơn chắc chắn bị cát và vỏ sò lấp đầy" - Quản lý Culter của Chương trình Sinh thái đáy đại dương tại Mote cho biết.
Xuất hiện những sinh vật lạ
Các nhà khoa học Mote đang tìm cách khám phá từng hố xanh ở Florida để xem chúng được khoét sâu bởi nước ngầm từ trên cao đổ xuống hay bị rò rỉ từ Vịnh Mexico. Theo ông Culter, đến nay, Green Banana là hố xanh lớn nhất được biết tới ở Florida.
Tuy nhiên, có thể còn có nhiều hố sâu hơn nằm ở những vùng chưa khám phá. Hố xanh là kho tàng chất dinh dưỡng chảy ngược lên trên, tạo ra những ốc đảo của sự sống với các sinh vật biển, nhưng hầu hết các khám phá tiềm năng đều nằm ở vùng tối.
Tầm nhìn và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột được gọi là lớp biến nhiệt bắt đầu ở độ sâu 21 - 27 mét. Ở độ sâu 40 - 46 mét, một lớp biến nhiệt thứ 2 đưa nước lên nhiệt độ khoảng 18,3 độ C. Bất kỳ con cá hay sự sống nào khác lơ lửng trong vùng nước 29,4 độ C đều biến mất.
Những đám mây vi khuẩn tinh vi được tìm thấy ở lớp này có thể cho các nhà khoa học biết mức độ tiến hóa của vi khuẩn tùy thuộc vào hình dạng của hố sụt.
Hố Green Banana có hình dạng giống đồng hồ cát hơn hố Amberjack và có thể sẽ có vi khuẩn đa dạng khác nhau khi chúng tiến hóa để tồn tại ở các lớp khác nhau. Thậm chí có sự xuất hiện của các sinh vật mới.
Không thể đoán trước cái gì có thể nằm dưới lớp phù sa ở đáy hố xanh. Một nghĩa địa bằng vỏ ốc được tìm thấy ở Great Blue Hole, nơi những sinh vật không may có thể rơi vào bóng tối đầy hydro sulfua và không thể sống sót. Mọi thứ rơi vào cảnh diệt vong hoặc trôi dạt xuống đáy đại dương sau khi chết, trở thành thực phẩm cho vi khuẩn và các loài khác, đồng thời duy trì chu kỳ sống dưới đáy biển.
"Trong chuyến thám hiểm cuối cùng tới hố Amberjack, chúng tôi thấy 2 con cá răng cưa nhỏ (có nguy cơ tuyệt chủng) ở đáy hố. Quả thực chúng độc nhất vô nhị" - ông Hall nói.
Phát hiện bọ biển khổng lồ tại Indonesia Nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian thuộc Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố loài sinh vật biển mới gọi là Bathynomus raksasa. Loài giáp xác này được biết dưới cái tên là bọ biển (isopod); bộ Isopoda (động vật đẳng túc) bao gồm khoảng 10.000 loài trong các môi trường sống đa dạng trên...