Bắt được hai tên cướp “ép” xe nạn nhân đâm vào dải phân cách
Ngày 23.1, Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã bắt giam Nguyễn Mạnh Tòng (19 tuổi) và Huỳnh Trọng Nghĩa (18 tuổi, cùng trú tại ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng, H.Long Điền) để điều tra làm rõ hành vicướp giật tài sản.
ảnh minh họa
Trước đó, vào khoảng 20 giờ ngày 14.1, Tòng và Nghĩa phát hiện chị Huỳnh Thị Kim Ngân (22 tuổi, ngụ TP.Vũng Tàu) điều khiển xe máy tại khu vực vòng xoay Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Thái Học (P.7, TP.Vũng Tàu) liền áp sát và ra tay giật giỏ xách của chị này.
Khi chị Ngân đuổi theo, cả hai đã ép xe của chị va vào dải phân cách. Hậu quả là chị Ngân bị chấn thương sọ não nặng.
Đến ngày 22.1, qua truy xét, Công an TP.Vũng Tàu phối hợp với Công an H.Long Điền đã bắt được Tòng và Nghĩa.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Tòng và Nghĩa khai nhận đã cùng đồng bọn thực hiện năm vụ cướp giật tài sản trên địa bàn TP.Vũng Tàu.
Hiện Công an TP.Vũng Tàu đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và truy bắt các tên đồng bọn của Tòng và Nghĩa.
Theo TNO
'Mô hình 141 ở Hà Nội nên được nhân rộng'
Ngoài đề xuất nhân rộng mô hình các tổ công tác như của Hà Nội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga gợi ý nơi nào trộm, cướp lộng hành thì phải xem xét trách nhiệm quản lý, điều hành của trưởng công an.
Sáng 23/1, Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng và nghị quyết 37 của Quốc hội (về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, TAND và công tác thi hành án).
Nêu tình trạng tội phạm cướp giật, giết người ở TP HCM, bà Lê Thị Nga cho rằng thành phố nói riêng và Bộ Công an phải quan tâm việc này hơn nữa. "Mô hình các tổ công tác của Hà Nội nên được nhân rộng.Đảm bảo an toàn khi ra đường của người dân là trách nhiệm của ngành công an, vì thế tôi đề nghị đề cao trách nhiệm của người đứng đầu", bà nói và đề nghị nơi nào trộm, cướp lộng hành thì phải xem xét trách nhiệm quản lý, điều hành của trưởng công an phường, quận.
Bà Lê Thị Nga cho rằng mô hình các tổ công tác ở Hà Nội cần được nhân rộng nhằm trấn áp tội phạm. Ảnh: N.H.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nêu thực trạng có những vụ án "kéo dài qua hai khóa Quốc hội" vẫn chưa thể khép lại. Dẫn chứng được bà đưa ra là vụ án Phạm Đình Tiến, nguyên thiếu tá công an Hà Nội, thời gian tạm giam đã là năm thứ 7, mới chỉ mở được một phiên tòa mà chưa tuyên được có tội hay không. Vụ Trần Minh Anh (ở Ngọc Hà, Hà Nội) tạm giam từ tháng 4/2009 mà chưa hầu tòa.
Về chất lượng giám định tâm thần với tội phạm, bà Nga lo ngại nhiều nghi can trước khi gây án thì bình thường nhưng khi vướng lao lý lại được xác định là tâm thần. "Cần kiểm tra công tác giám định tâm thần, đây là việc rất lớn", bà nói.
Trước báo cáo của Bộ trưởng Trần Đại Quang rằng sau một tháng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm đã phát hiện gần 5.000 vụ phạm tội hình sự, bắt khoảng 8.500 người, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho rằng trấn áp chỉ là giải pháp tình thế. Theo ông, muốn giảm tỷ lệ tội phạm cần các giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội. "Trấn áp quyết liệt nhưng tội phạm giảm không đáng kể. Phải chăng quy định pháp luật về các loại tội phạm chưa đủ sức răn đe?", ông Cường nói.
Đối với vấn đề sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền khẳng định, điều cử tri quan tâm nhất là hiệu quả. Lấy ví dụ về Vinashin, Vinalines ông Quyền cho rằng, nếu thanh tra rồi, không phát hiện nhưng cuối cùng vẫn có tham nhũng thì trách nhiệm của cán bộ thanh tra trước đó phải được xem xét. Đây là điều mà ông cho rằng nên quy định cụ thể trong luật.
"Tôi có cảm giác sửa luật nhưng còn thiếu quyết tâm, đề nghị có chỉ thị để nâng cao trách nhiệm của ngành thanh tra", ông Quyền nói.
Trong khi đó, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho hay cơ quan này đang chủ trì triển khai ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đối với các điều, khoản của Luật sửa đổi (như nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập; nghị định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu...). Việc chuyển đổi mô hình Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật sửa đổi, theo ông Thanh, chưa nhận thấy vấn đề gì vướng mắc trong công tác phối hợp, xử lý hành vi tham nhũng.
Về triển khai thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, theo Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, 5 cơ sở thi hành án ở các trại giam Hà Nội, TP HCM, Sơn La, Nghệ An và Đăk Lăk đã được xây dựng. Cán bộ, chiến sĩ ở 63 tỉnh thành đã được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc thi hành án với 532 tử tù chưa được tiến hành do chưa có thuốc, phải chờ sửa nghị định theo hướng sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Dự thảo nghị định về vấn đề này đang chờ Bộ Tư pháp thẩm định.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng cho biết, thời điểm, giải pháp thực hiện việc này là điều cử tri đang rất quan tâm.
Theo VNE
Điều 600 cảnh sát cơ động vào TP.HCM bắt cướp Công an TP.HCM được tăng cường thêm 600 chiến sĩ cảnh sát cơ động phục vụ cho công tác phòng chống tội phạm. Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành - Giám đốc Công an TP.HCM cho biết, vào đầu tuần này, theo đề nghị của TP.HCM, Bộ Tư lệnh CSCĐ - Bộ Công an vừa quyết định tăng cường thêm 600 cán bộ, chiến...