Bất đồng với bố vì bị cấm không cho đi học
Giờ sắp đến Tết tôi lại tưởng tượng ra cảnh về nhà làm cho không khí nhà ảm đạm thêm. Tôi chợt nghĩ liệu mình có nên hòa với bố không? Mấy năm nay tôi về cũng không nói chuyện với bố, thậm chí số điện thoại bố cũng không có.
ảnh minh họa
Tôi là sinh viên năm 3 đại học, vị trí trước đây không dám nghĩ tới. Nhà tôi 5 chị em, chị học rất giỏi, tôi cũng thông minh, còn lém lỉnh nữa. Tưởng cuộc sống gia đình sẽ mãi vui cười với những đứa con ngoan ngoãn giỏi giang nhưng không… Nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ vào Nam lập nghiệp khi chị gái tròn một tuổi, nhà tranh, vách đất, mưa dột, tôi đều nếm cả. Năm học lớp 4, chị học lớp 7, bố bị tai nạn chạy chữa hết hơn 10 triệu, lúc ấy mẹ lại sinh đứa em út của tôi.
Mỗi lúc nghe mẹ nói chắc cả nhà đi ăn xin, đầu óc non nớt của tôi vô cùng lo lắng và sợ hãi. Bố cũng khỏi bệnh trở về, nhà càng nghèo túng hơn và bố quyết định cho chị tôi nghỉ học. Tôi còn nhớ rõ thầy chủ nhiệm của chị vào động viên và cả bạn bè nữa. Vừa lúc ấy chị đi làm về, nhìn chị khóc tôi thương lắm chứ. Vậy mà bố cương quyết bắt chị nghỉ học, mẹ nói ông chửi cả mẹ.
Từ đó tôi cũng bị ám ảnh việc nghỉ học, luôn đạt thành tích học sinh giỏi. Đó là điều mong ước của bao nhà khác thì đối với nhà tôi việc đó là bình thường. Tôi đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh mà không có ai chở đi cả, thậm chí cây bút mực cũng không có (dùng bút bi rẻ hơn), mẹ của thằng bạn đi thi cùng vào chở tôi đi.
Chị cũng đi lấy chồng, tôi học hết lớp 9, chính thời gian này nỗi lo của tôi đã thành sự thật. Bố không cho tôi đi học cấp 3, tôi khóc. Mẹ quyết định không để tôi như chị, mẹ nói thẳng: “Ông không cho đi thì tôi cho”. Lúc này kinh tế nhà tôi đã đỡ hơn rất nhiều, đủ khả năng để cho tôi đi học, tôi đâu cần gì nhiều, chỉ cần có thời gian thôi.
Không đi ôn thi tôi vẫn vào trường điểm, lớp chọn hơn hẳn những đứa bạn. Cuộc chiến của tôi và bố bắt đầu, cha con không nói chuyện. Đi học về tôi làm việc nhà, buổi nào rảnh tôi đều vào rẫy nhổ cỏ, hái đậu, bẻ củi phụ mẹ. Bố hạn chế đi làm, tôi phải phụ mẹ đủ thứ, bơm thuốc sâu, thuốc cỏ, cuốc hốc trồng mì, ông đều để mẹ làm. Mỗi lúc nhìn mẹ còng lưng khoác cái bình thuốc sâu trên lưng, tôi căm ghét bố khủng khiếp. Tôi cố học, không đi học thêm, lực học tôi xuống hẳn. Mỗi lần làm bài kiểm tra điểm thấp mà tôi dằn vặt, thấy có lỗi với mẹ, quyết cố gắng học, có những lúc bất lực tôi bật khóc. Từ khi mẹ cho học cấp 3, bố hay tìm cách gây gổ với mẹ dù là việc rất nhỏ. Những trận đòn ấy tôi mãi bị ám ảnh đến giờ và càng thương mẹ hơn.
Chi phí đi học của tôi hầu hết là của bản thân và chị gái. Hè, sau khi làm xong việc rẫy của nhà, tôi nhận thêm hàng về thêu, nhận bóc vỏ lụa hạt điều, đi mót hái…, số tiền ấy đủ để tôi mua sách vở và đóng học phí một học kỳ. Tôi đâu dám sắm sửa, chưng diện như bạn bè, áo dài cũng xin lại của người ta, từ chối các cuộc chơi của lớp, hạn chế các mối quan hệ xã hội, chỉ những đứa bạn thân mới hiểu hoàn cảnh của tôi thôi.
Video đang HOT
Bố không cho tôi đi học thì thôi, lại còn tìm cách gây khó dễ cho việc học của tôi nữa. Năm tôi học 12, bố càng nhiếc móc tôi nhiều hơn, em tôi mải chơi quên làm việc gì bố dặn, ông lại khía tôi: “Không làm thì đừng ăn”, “Học lắm sau này cũng bốc cát mà ăn thôi”.
Tôi vẫn phải đi rẫy, ngày rảnh việc đồng, ngồi ở nhà học ôn thi cũng không yên, phải giả vờ đi làm mà trong cái áo mưa là tập sách, vô rẫy học bài vừa yên tĩnh vừa khỏi làm gai trong mắt bố, chiều tối vơ đại ôm củi chở về thế là xong. Tối về tôi cũng không yên, lúc ôn bài bố lại mở tivi thật to, tôi xuống bếp học (bếp cách nhà vài mét). Bóng đèn điện bám khói bếp mờ mịt, khuya mọi người đi ngủ tôi lên nhà bật đèn bàn học, bố hầm hầm đi ra lấy bạt che cửa với lý do ánh đèn hắt qua ông không ngủ được.
Tôi đi phụ bán bánh, rồi gia sư… cũng đủ trang trải cuộc sống trên Sài Gòn. Lâu lâu kẹt cũng xin mẹ và đặc biệt chị gái luôn giúp tôi rất nhiều quần áo. Tôi trở thành một người câm trong nhà, bố chửi bới tôi không phản ứng, chỉ đi học đi làm, ngồi ăn cơm tôi ăn thật nhanh rồi đứng dậy. Rồi tôi đậu ĐH Sư phạm, bố thậm chí không biết, không quan tâm. Tôi và bố vẫn chiến tranh, mỗi lần về ông đều tỏ thái độ không vui và chửi mắng em tôi nhiều hơn.
Đứa em kế tôi tự nó quyết định học hết lớp 9 rồi nghỉ, tôi khuyên không được nên dắt nó lên Sài Gòn ở cùng tôi rồi cho nó đi học nghề, nó vừa làm thêm kiếm tiền vừa học giờ cũng đi làm. Hai đứa út học rất giỏi, đứa lớp 8, đứa lớp 6. Mới đây thằng em út điện thoại nói “Bố bảo em học hết lớp 9 ở nhà đi làm, em muốn đi học cơ”. Tôi nghe mà thấy bố sao bảo thủ quá. Không sao, tôi sẽ lo cho em được.
Giờ sắp đến Tết tôi lại tưởng tượng ra cảnh về nhà làm cho không khí nhà ảm đạm thêm. Tôi chợt nghĩ liệu mình có nên hòa với bố không? Mấy năm nay tôi về cũng không nói chuyện với bố, thậm chí số điện thoại bố cũng không có. Tôi cũng muốn gia đình vui vẻ lắm nhưng mỗi lúc ý định làm hòa chưa kịp sáng lên thì những câu chửi bới, những trận đòn bố dành cho mẹ lại ùa về, dập tắt cái ý định ấy của tôi ngay.
Tôi thật sự muốn khóc, giờ này vẫn nán trên Sài Gòn, phần muốn tranh thủ làm thêm kiếm ít tiền, phần chưa muốn về dù lòng nhớ mẹ, thương em đầy ngập, tôi vẫn đang đếm từng ngày đến Tết. Mấy năm trời tôi cũng không được gọi một tiếng “Bố”, mỗi lúc thấy bạn bè có bố điện thoại hỏi thăm tôi buồn ghê gớm. Không lẽ cứ mãi chiến tranh như thế sao? Tôi có nên làm hòa không? Bắt đầu từ đâu? Tôi thật sự bối rối và phân vân quá. Mong các cô bác anh chị cho tôi một lời khuyên. Cảm ơn mọi người.
Theo VNE
Nỗi lòng gái chưa chồng sợ vô sinh vì 'nạo hút' nhiều
Biết làm "chuyện ấy" từ khi học cấp 3, Kiều Ngân (22 tuổi, Hà Nội) tâm sự, hồi đó cô và bạn trai đã phải muối mặt đưa nhau đến bệnh viện để "giải quyết hậu quả".
Những nguyên nhân dính bầu "khó đỡ"
Ngân kể, rất may là lần đầu "đen đủi" ấy, cái thai mới được 5 tuần. Sau khi hút thai, cô không hề bị ra máu hay gặp bất kỳ biến chứng bất thường nào.
Tuy nhiên, vì yêu nhau lâu, lại thường xuyên quan hệ như vợ chồng nên một năm trước, Ngân cùng người yêu lại gây ra hậu quả lần nữa. Nhưng lần dính bầu này, cô không hề hay biết. Mãi đến kỳ kinh nguyệt sau, thấy máu ra bất thường lâu quá nên linh tính mách bảo, cô mới dùng que thử thì thấy hiện lên 2 vạch. Hốt hoảng tìm đến bệnh viện thì bác sĩ cho hay cô đã sảy thai.
Chưa kết hôn, chưa sinh con nhưng đã có "tiền án" một lần hút thai công một lần sảy thai, việc này khiến Ngân vô cùng lo lắng. Đã nhiều ngày nay Ngân mất ăn mất ngủ vì suy nghĩ: không biết mình còn có thể mang bầu, sinh con như bao nhiêu người phụ nữ khác không khi đã hơn 1 lần "gây án" như thế.
Ảnh minh họa.
Cũng mang nỗi lo tương tự, Thu An (24 tuổi) thú nhận cô và bạn trai yêu nhau được 3 năm thì đã 2 lần đi giải quyết "hậu quả" và hiện tại đang là lần thứ 3 "lỡ dính" song chưa biết tính sao.
An chia sẻ, không phải cô thiếu kiến thức, chẳng biết đến phương pháp tránh thai nào, nhưng do lúc làm "chuyện ấy", cô với bạn trai thường hay "cao hứng"... quên mất bao cao su. Hoặc có đợt uống thuốc ngừa thai hàng ngày thì quên quên nhớ nhớ.
Từ cái tật đãng trí, thiếu cẩn thận mà cô mới "nhỡ" liên tục. Hơn nữa, ngoại trừ lần đầu tiên hoang mang vì "bỡ ngỡ", còn lại cơ địa An có vẻ lành lặn, hút thai xong chỉ hôm trước hôm sau đã "khỏe re", nên nỗi sợ đâm ra... nhạt nhòa. Có lẽ đó cũng là lí do khiến cô "vô tư bất cẩn", để sự việc không hay này tái diễn.
An cho biết, 2 lần trước cô đều đi giải quyết sớm khi thai được khoảng 6 tuần và 1 lần làm thủ thuật còn 1 lần là uống thuốc ra thai. Tuy nhiên, với lần thứ 3 này, cô thực sự lo lắng. Hoàn cảnh thì chưa cho phép kết hôn, nhưng nếu chưa sinh con mà cứ nạo hút thai như vậy, liệu một hai năm nữa, cô còn may mắn dính bầu được được không?
Nạo hút - việc "cực chẳng đã"
Chuyên gia cho biết, đa số các ca chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở sản - phụ khoa có thể thấy các bạn trẻ chiếm đa phần. Nhiều trường hợp khi được hỏi thì lại lầm tưởng đây là một thủ thuật đơn giản mà không ý thức được tính nghiêm trọng của những rủi ro có thể xảy ra. Thậm chí nhiều người còn tìm đến và quyết định thực hiện chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở không đủ điều kiện. Không ít trường hợp đã sảy ra tai biến để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thì phá thai là nguyên nhân đứng ở vị trí thứ 3 gây tử vong cho người phụ nữ mang thai. Các vụ phá thai không an toàn dẫn tới 70.000 ca tử vong và 5 triệu ca thương tật mỗi năm.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi quyết định chấm dứt thai kỳ, đồng nghĩa bạn phải chấp nhận nhiều nguy cơ như: sang chấn đường sinh sản, xuất huyết, thủng tử cung, vỡ tử cung, rách cổ tử cung, sót nhau, nhiễm trùng hoặc vô sinh (do nhiễm trùng dẫn đến đến tắc nghẽn vòi trứng hay chửa ngoài tử cung ở những lần mang thai sau)...
Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên hoặc sinh non. Đặc biệt, khi tiến hành chấm dứt thai kỳ nhiều lần, thành tử cung sẽ trở nên ngày càng "mỏng manh", dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, băng huyết sẽ rất cao khi thực hiện những lần chấm dứt thai kỳ tiếp theo hoặc khi mang thai lại.
Vì thế, chấm dứt thai kỳ là "việc cực chẳng đã". Các cặp đôi khi quan hệ trước hôn nhân cần trao đổi và thực hiện nghiêm khắc với bản thân trong vấn đề ngừa thai để tránh những hậu quả không mong muốn, đặc biệt là phái nữ - người trực tiếp hứng chịu nhiều hậu quả nhất.
Ngay cả trong trường hợp "lỡ dính" mà chưa sẵn sàng đối mặt với hôn nhân thì lời khuyên cho các cặp đôi là nên cố gắng khắc phục hoàn cảnh để kết hôn rồi sinh con. Bởi yêu tố tương lai, sức khỏe và tính mạng mới là điều cấp thiết, nhất là với những cô gái đã có "tiền sử" nạo hút thai nhiều lần. Các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ gia đình để giải quyết mọi việc êm đẹp và tránh hậu quả xấu xảy ra. Hãy nghĩ đến những người không có may mắn được đón nhận hạnh phúc làm mẹ để biết bạn may mắn và được ưu ái thế nào.
Ngoài ra, với những trường hợp đã nhiều lần nạo hút thai hoặc sảy thai, nếu muốn biết chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của mình, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa phụ sản để thăm khám thực thể, tiến hành những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như:
- Siêu âm (đầu dò/ổ bụng) nhằm phát hiện các tổn thương tử cung, buồng trứng (dính tắc vòi trứng, u nang, u xơ,...) và khả năng mang thai (độ dày niêm mạc tử cung có đảm bào cho thai bám hay không, tư thế tử cung,...).
- Xét nghiệm máu: nội tiết tố một số xét nghiệm khác kèm theo.
Theo VNE
Em phải làm sao khi nhớ anh? Sau một buổi tối đi chơi cùng bạn bè và em trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi vô cùng. Em nhớ anh! Thời gian gần đây trời cứ mưa suốt, buổi sáng ngủ dậy chỉ nghe tiếng mưa vậy mà hôm nay em nghe tiếng cuộc sống ngoài kia náo nhiệt lắm, trời xanh và nắng nhẹ nhưng lòng em rượi...