Bất đồng ‘tiền lót tay’ ở CLB TP.HCM
Chỉ được trả 55% tiền lót tay của mùa giải 2021, 11 cầu thủ CLB TP.HCM lãn công trong tập luyện và không thi đấu khiến mâu thuẫn với lãnh đạo đội bóng lên cao.
CLB TP.HCM đứng trước cuộc khủng hoảng nhân sự và bất ổn nội bộ khi 11 trong số 15 cầu thủ chuyển từ lãn công sang đình công. Họ sẽ không thi đấu ở trận gặp CLB Sài Gòn thuộc vòng 1/8 Cúp Quốc gia 2022 vào tối 10/4 trên sân Thống Nhất. Đó là hệ quả của xung đột lợi tích tiền lót tay mùa giải năm ngoái khi V.League 2021 bị hủy giữa chừng sau 12 vòng đấu. Hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
CLB TP.HCM có xung đột tiền lót tay sau khi dịch Covid-19 đi qua. Ảnh: Quang Thịnh.
“Tiền lót tay” là gì?
Đó là khoản tiền trả cho cầu thủ, HLV kèm theo tiền lương hàng tháng. Tiền lót tay thường cao hơn nhiều so với lương và được trả theo năm, thông thường được CLB chia làm 2 đợt vào đầu mùa giải và giữa mùa giải. Cầu thủ có thể nhận lương 30 triệu/tháng, nhưng tiền lót tay anh ta nhận trong năm đó có thể là một tỷ. Tổng thu nhập của anh ta có thể hơn 1,3 tỷ đồng chưa kèm các khoản thưởng theo trận.
Tiền lót tay có thể hiểu là phí chuyển nhượng mà CLB này trả cho CLB kia hoặc trả cho cầu thủ tự do để có lợi thế trong việc chiêu mộ cầu thủ. Trường hợp cho mượn cầu thủ, tiền lót tay có thể chia theo tỷ lệ cho cầu thủ và CLB. Với ngoại binh, khoản tiền này có thể được đề cập trong hợp đồng chính thức mà không cần phụ lục. Với cầu thủ nội, tiền lót tay thường không nằm trong hợp đồng.
Video đang HOT
Tiền lót tay cao hay thấp còn tùy vào trình độ và “mác” cầu thủ. Nếu được gọi lên tuyển Việt Nam, trở thành tuyển thủ, giá trị của cầu thủ ở kỳ chuyển nhượng tiếp theo sẽ tăng lên. Với những cầu thủ trụ cột của tuyển Việt Nam, tùy vị trí thi đấu, mức trung bình không dưới 2 tỷ/mùa. CLB thường không trả hết một lần, mà trả theo từng năm. Cũng có trường hợp “ sao số”, có uy tín, CLB vẫn có thể trả hết khi ký hợp đồng.
CLB TP.HCM là đội bóng nhà giàu. Khoản tiền lót tay thường được thanh toán hết từ đầu mùa chứ không chia làm nhiều giai đoạn. Ở mùa giải 2021, đội bóng đã thanh toán tiền lót tay với từng cầu thủ, tùy người. Những ai nhận đủ, thì sẽ bị cấn trừ vào khoản tiền lót tay mùa giải 2022. Ban đầu, xung đột tiền lót tay này xảy ra với 15 cầu thủ có hợp đồng từ mùa giải 2021, những cầu thủ còn lại là tân binh hoặc không có tiền lót tay nên không liên quan.
11 cầu thủ lãn công trước trận gặp CLB Sài Gòn khiến đội bóng lao đao. Ảnh: Quang Thịnh.
Xung đột nội bộ
Tính đến lúc này, 11 cầu thủ TP.HCM tiếp tục lãn công. Bốn cầu thủ, trong đó có 2 người không tham gia là tiền vệ Nguyễn Trọng Long và Ngô Hoàng Thịnh, 2 người trở lại tập luyện sau một ngày lãn công là Hồ Tuấn Tài và Phạm Văn Cường. Chủ tịch CLB TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Thắng, thuyết phục thành công những cầu thủ đồng hương Nghệ An. Nhóm 11 cầu thủ còn lại vẫn chờ đội bóng hồi đáp.
Mấu chốt của vấn đề là CLB TP.HCM muốn các cầu thủ chia sẻ khó khăn với đội bóng. Tổng giám đốc Nguyễn Văn Hùng ký công văn hôm 16/2 gửi cho tập thể cầu thủ, đề nghị chỉ trả 10% trong khoản 50% tiền lót tay ở giai đoạn 2 mùa giải 2021. Trước đó, CLB đồng ý thanh toán 50% tiền lót tay cả mùa cho giai đoạn một vì V.League chỉ diễn ra có 12 vòng đấu, có nghĩa là CLB TP.HCM muốn thanh toán 55% thay vì 100% tiền lót tay cho cả mùa giải 2021.
Đề nghị này của CLB TP.HCM không được nhóm 11 cầu thủ đồng ý. Bên cạnh việc lãn công, các cầu thủ đã đăng thông điệp trên mạng xã hội. Họ cho biết bị chậm lương 3 tháng (là thời gian mà TP.HCM bị phong tỏa do ảnh hưởng của dịch Covid-19). Họ chấp nhận “chia sẻ 50% tiền lót tay của giai đoạn 2″. Tuy nhiên, họ không đồng tình với mức giảm đến 40% như đề nghị của CLB TP.HCM đưa ra.
Hai bên không tìm được mức giảm hài hòa. Lãnh đạo CLB TP.HCM cho rằng việc trả tổng cộng 55% tiền lót tay cho nửa mùa giải là hợp lý khi V.League 2021 diễn ra chưa được 1/2 chặng đường. Trong khi nhóm 11 cầu thủ cho rằng họ còn gia đình để chăm lo, tập luyện để giữ gìn phong độ nên cần được đối xử tốt hơn bằng mức % tốt hơn thay vì chỉ nhận 10% của 50% tiền lót tay giai đoạn 2.
Xung đột cao trào dẫn đến việc nhóm 11 cầu thủ đã thuê luật sư làm việc với đại diện pháp lý của CLB TP.HCM. Hai phía chấp nhận gặp nhau trên bàn làm việc bằng những văn bản, giấy tờ liên quan thay vì đàm phán tìm giải pháp phù hợp. Các cầu thủ này sẽ không thi đấu nếu không được lãnh đạo CLB TP.HCM hồi đáp thông tin.
Nhóm cầu thủ lãn công gồm có đội trưởng Sầm Ngọc Đức, Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Thắng, Ngô Tùng Quốc, Nguyễn Tăng Tiến, Trần Thanh Bình, Phạm Hoàng Lâm, Thân Thành Tín, Bùi Văn Đức, Võ Huy Toàn và Phạm Trùm Tỉnh.
Không khí hiện tại ở đội khá căng thẳng. HLV Trần Minh Chiến rất trầm tư. Chiều 9/4, cũng là sinh nhật của mình, ông Chiến sẽ có những chia sẻ với báo chí về tình hình đội bóng trước trận gặp CLB Sài Gòn.
Tiền và bóng đá chuyên nghiệp
Mang tiếng là bóng đá chuyên nghiệp nhưng rõ ràng là số phận của cầu thủ và đội bóng rất bấp bênh.
Tháng trước, CLB Nam Định vừa xin ứng tiền để trả lương cho cầu thủ và mới đây CLB TP.HCM rơi vào cảnh 13 cầu thủ lãn công ngừng tập luyện để phản ứng chuyện tiền nong liên quan đến những khoản tiền lót tay mùa giải cũ 2021.
Cầu thủ TP.HCM vui vẻ nhận lì xì đầu năm và hứa hẹn sẽ chơi ra trò ở các giải vô địch quốc gia. Ảnh: ANH DUY.
Ngày 7-4, 13 cầu thủ gồm: Sầm Ngọc Đức, Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Thắng, Phạm Văn Cường, Ngô Tùng Quốc, Nguyễn Tăng Tiến, Trần Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài, Phạm Hoài Lâm, Thân Thành Tín, Văn Đức, Võ Huy Toàn và Phạm Trùm Tỉnh đến sân cùng HLV Trần Minh Chiến nhưng không tập luyện mà ngồi bên ngoài để phản ứng với lãnh đạo CLB.
Mang tiếng là bóng đá chuyên nghiệp nhưng chuyện tiền nong ở nhiều đội hiện vẫn là vấn đề lớn. Điều này từng xảy ra với đội chuyên nghiệp Than Quảng Ninh nợ lương, thưởng, tiền lót tay của cầu thủ triền miên cho đến lúc giải tán vì mất khả năng chi trả.
Với đội Nam Định thì đỡ hơn nhưng cũng thuộc loại ăn đong từng bữa nên bốn tháng bóng không lăn này luôn là gánh nặng cho lãnh đạo đội bóng và cả cầu thủ.
Còn CLB TP.HCM thì lại là vấn đề khác liên quan đến vướng mắc từ mùa 2021 mà đến nay chuyện phản ứng của cầu thủ là số đông nhưng vẫn chưa biết đúng sai, thực hư thế nào.
Mang tiếng là bóng đá chuyên nghiệp nhưng rõ ràng là số phận của cầu thủ và đội bóng rất bấp bênh. Và nhìn vào gương Than Quảng Ninh thì có thể nói không gì là bảo đảm cả. Theo như cách nói của cầu thủ thì trả lương ngày nào biết ngày đó.
Đình Trọng, Bùi Tiến Dũng tập luyện chăm chỉ với CLB khi không được triệu tập lên tuyển Việt Nam Các cầu thủ không được tập trung với tuyển Việt Nam vẫn duy trì tập luyện cùng CLB dù các giải bóng đá cấp CLB đang tạm nghỉ. Không hội quân cùng đội tuyển Việt Nam vì chấn thương, thời gian vừa qua hậu vệ Trần Đình Trọng vẫn đang tích cực rèn thể lực và tập luyện cùng các đồng đội ở...