Bất đồng thương mại giữa EU – Trung Quốc chưa có hồi kết
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck không mong đợi đạt được giải pháp cho bất đồng thương mại sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo áp thuế cao đối với ô tô Trung Quốc.
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu ngày 21/6 tại Hàn Quốc, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Á, Bộ trưởng Habeck nói: “Chúng tôi không thấy bất kỳ cơ hội lớn nào để giải quyết bất đồng thương mại ở Trung Quốc”.
Theo tờ Global Times, chuyến thăm kéo dài ba ngày của ông Habeck được coi là cơ hội để Đức tìm kiếm sự đồng thuận.
Ông Habeck nói: “Tôi không thể đàm phán cho EU”, lưu ý rằng đây là nhiệm vụ của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tiếng nói của Đức có ảnh hưởng lớn. Ông Habeck hy vọng chuyến thăm Trung Quốc của ông có thể “thiết lập được các định dạng hướng tới giải pháp trong tương lai gần”.
Chuyến đi của ông Habeck diễn ra một tuần sau khi EC đề xuất áp mức thuế lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, cho thấy quan hệ kinh tế giữa EU và Trung Quốc đang ở mức ít thuận lợi nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Ngày 17/6 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với lĩnh vực thịt lợn của châu Âu. Thông báo này được đưa ra chỉ 5 ngày sau khi EC tăng thuế hải quan đối với xe điện của Trung Quốc.
Thủ tục của Trung Quốc có thể kéo dài hơn một năm và có thể kéo dài thêm 6 tháng, nhằm vào miếng thịt lợn tươi hoặc đông lạnh, một số sản phẩm muối hoặc hun khói, cũng như nội tạng, bao gồm lòng và dạ dày. Trung Quốc được coi là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của các mặt hàng nội tạng, vốn rất ít được tiêu thụ ở nơi khác, nhưng lại được đánh giá cao ở nước này. Châu Âu có rất ít thị trường thay thế nếu Trung Quốc áp đặt thuế hải quan đối với các sản phẩm nội tạng.
Trung Quốc đã nhập khẩu thịt lợn trị giá 6 tỷ USD trong năm 2023, một nửa trong số đó đến từ EU. Tây Ban Nha là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, chiếm 25% thị trường này, tiếp theo là Đan Mạch, Hà Lan và Pháp.
Thông báo ngày 12/6/2024 của EC về việc áp thuế tạm thời đối với xe điện của Trung Quốc làm dấy lên nhiều lo ngại hơn bao giờ hết về nguy cơ Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa. Theo Cơ quan Quốc gia liên ngành Cognac Pháp, xuất khẩu dòng rượu này sang Trung Quốc năm 2023 đạt 769 triệu euro (khoảng 822 triệu USD).
Đối với Trung Quốc, các rào cản hải quan mới đối với nhập khẩu thịt lợn sẽ có tác động cơ học làm tăng giá thịt lợn, vốn là món trọng tâm trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Việc tăng giá này sẽ giúp hạn chế nguy cơ áp lực giảm phát, điều khiến các cơ quan hữu quan Trung Quốc lo lắng trong suốt một năm qua, trong khi nền kinh tế nước này đang phải chật vật tái khởi động sau những năm áp dụng chính sách “Không COVID”.
Theo các nhà kinh tế, với việc tăng thuế đáng kể đối với xe điện từ Trung Quốc, EU đang mạo hiểm với các mục tiêu khử carbon đầy tham vọng của mình.
Quyết định về xe điện có thể không phải là hành động cuối cùng của EC để ứng phó với công nghệ sạch từ Trung Quốc khi các biện pháp thương mại gần đây đã được xem xét cho hai trụ cột chính của quá trình chuyển đổi năng lượng trong EU.
EU có mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý là lượng phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 và mục tiêu trung hạn là giảm ít nhất 55% đến năm 2030, so với mức của năm 1990. Mục tiêu 90% đã được đề xuất cho năm 2040.
Chính phủ Đức hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 21/2 xác nhận việc Chính phủ Đức điều chỉnh giảm triển vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong năm 2024.
Cảng hàng hóa ở Duisburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền kinh tế Đức chông chênh giữa tình trạng trì trệ và suy thoái trong những quý gần đây mà ông Habeck mô tả là "một cơn bão hoàn hảo". Nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và tình trạng lạm phát "thâm niên" đã cản trở sự phục hồi trở lại sau một thời gian kinh tế suy thoái.
Nội các Đức đã thông qua việc điều chỉnh giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 1,3% như dự báo trước đó xuống còn 0,2%. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nhấn mạnh: "Chúng ta đang thoát khỏi khủng hoảng chậm hơn mong đợi. Môi trường kinh tế toàn cầu không ổn định và tăng trưởng thương mại toàn cầu ở mức thấp trong lịch sử là thách thức đối với một quốc gia xuất khẩu như Đức".
Chính phủ Đức cũng dự báo lạm phát sẽ giảm từ 5,9% năm 2023 xuống còn 2,8% trong năm nay. Ông Habeck khẳng định rằng lạm phát đã được "thuần hóa".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Habeck xác định những "vấn đề cơ cấu" dài hạn của nền kinh tế Đức như thiếu hụt công nhân lành nghề, tình trạng quan liêu quá mức và đầu tư yếu kém kéo dài cần phải được giải quyết. Ông kêu gọi phải bảo vệ khả năng cạnh tranh của Đức với tư cách là địa điểm sản xuất công nghiệp.
Bộ trưởng cũng thừa nhận rằng các tranh chấp công khai thường xuyên giữa các đảng trong liên minh cầm quyền ở Đức đang gây bất ổn cho hoạt động kinh tế. Liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz -bao gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP)- đang bị chia rẽ về cách thức thúc đẩy nền kinh tế.
Ông Habeck đã kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh thông qua việc nới lỏng quy định phanh nợ đang hạn chế vay mượn của Chính phủ Đức. Tuy nhiên, FDP lại kiên quyết muốn duy trì quy định phanh nợ này.
Bất ổn địa chính trị và nhu cầu toàn cầu thấp hơn từ các thị trường như Trung Quốc là một trong những trở ngại cho sự phục hồi của kinh tế Đức. Ngành công nghiệp lớn của Đức bị thiệt hại đặc biệt do mất nguồn nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga. Trong khi đó, một loạt các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm mục đích kiềm chế lạm phát đã cản trở hoạt động đầu tư. Lạm phát cao và sức mua giảm dẫn đến nhu cầu trong nước thấp hơn cũng là một trở ngại.
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) cho biết hồi đầu tuần rằng GDP của Đức sẽ lại giảm nhẹ trong quý đầu tiên của năm 2024, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương cho rằng không có khả năng xảy ra "sự suy giảm trên diện rộng và kéo dài".
Trung Quốc phản ứng về kế hoạch của EU áp thuế nhập khẩu xe điện Ngày 12/6, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố "rất bất bình" về kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) áp thuế tạm thời đối với xe điện (EV) nhập khẩu của Trung Quốc. Mẫu xe điện của BYD tại Triển lãm ô tô quốc tế ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày cũng khẳng...