Bất động sản Việt Nam vẫn tạo lực hút mạnh mẽ đối với vốn FDI
Từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản vẫn tăng trưởng lạc quan.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn FDI vào bất động sản Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Một góc Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1), thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN
Ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn đầu tư – Savills Hà Nội đánh giá, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư Việt Nam, cụ thể là lĩnh vực bất động sản – ngành kinh tế mũi nhọn với sức tăng trưởng ổn định và bền vững.
Mặc dù dịch COVID-19 để lại những hệ lụy lên toàn bộ nền kinh tế, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhờ năng lực chống chọi, nền tảng vững chắc của bản thân doanh nghiệp FDI cùng các quyết sách tạo điều kiện kịp thời của Chính phủ như Nghị quyết 105/NQ-CP Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″… nên Việt Nam tiếp tục là điểm sáng thu hút doanh nghiệp FDI.
Nhìn lại bức tranh đầu tư từ sau cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc năm 2013, lượng vốn FDI mới đã tăng lên rõ rệt và đều đặn qua từng năm; trong đó vốn FDI rót vào ngành bất động sản chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, thị trường bất động sản vẫn hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài.
Đáng chú ý, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn; đặc biệt, bất động sản công nghiệp ngày càng trở thành kênh thu hút vốn mạnh mẽ.
Ông Andrew Lee – Quản lý cấp cao Bộ phận Phát triển kinh doanh thị trường Hàn Quốc của Savills Việt Nam nhận xét, Việt Nam là điểm đến lý tưởng của những doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hồ sơ và tránh phụ thuộc vào một nước trong chuỗi cung ứng. Những địa phương sở hữu lợi thế về vị trí địa lý gần biên giới, cảng biến cùng hệ thống hạ tầng giao thông phát triển là điểm đến hấp dẫn cho vốn đầu tư.
Tổng giám đốc công ty Cushman & Wakefield Việt Nam Trang Bùi phân tích, một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư khi rót tiền vào thị trường Việt Nam đó là đồng Việt Nam (VND) ổn định so với các đồng ngoại tệ khác như của Thái Lan, Indonesia… Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại (FTA), đẩy mạnh xuất khẩu đã giúp Việt Nam được xem như điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất.
Việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản thâm dụng lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi nước này. Đồng thời các quốc gia Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư – bà Trang nhận xét.
Tiến sỹ Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam thông tin, làm việc với nhà đầu tư thời gian qua cho thấy, họ tập trung vào những dự án có dòng tiền nhanh thông qua việc mua bán sáp nhập các dự án văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ, khu công nghiệp.
Cách thức cụ thể mà họ tiếp cận thị trường Việt Nam là mua lại 1 dự án khu công nghiệp lớn mà chủ đầu tư đã cho thuê, lấp đầy. Chưa bao giờ nhà đầu tư cho rằng thị trường Việt Nam không còn cơ hội nữa. Đến thời điểm bây giờ bất động sản Việt Nam vẫn là “nồi lẩu ngon” cho các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước – ông Khương chia sẻ.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài liên tục trong 2 năm qua, bức tranh bất động sản Việt Nam trên bản đồ đầu tư thế giới rất nhỏ bé nhưng vẫn là “điểm nóng” của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư trong khu vực như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.
Video đang HOT
Theo ông Đỗ Duy Thành, hiện nay, không chỉ bất động sản công nghiệp mà cả các phân khúc nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… cũng đang là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư ngoại. Dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới sẽ còn lớn hơn nữa bởi các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam.
Là thị trường lớn mạnh với lượng lao động trẻ, năng động, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh khả năng thu hút FDI với các nước khác trong khu vực – ông Thành nhận xét.
Đại diện Savills cho biết việc số lượng khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày càng tăng, đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam.
Nên dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch nhưng bất động sản nghỉ dưỡng cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường, đặc biệt là ở Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…
Ngoài ra, sự xuất hiện của phân khúc bất động sản chăm sóc sức khỏe, loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam cũng sẽ là một cơ hội lớn cho những nhà đầu tư có tầm nhìn và khả năng nắm bắt cơ hội. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt tới bất động sản nhà ở và văn phòng.
Xu hướng này đến từ nhu cầu của khách hàng ngày một cao trong khi giá thành vẫn hợp lý khi so sánh các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với các thị trường lân cận như Singapore, Thượng Hải, Thâm Quyến…
Đặc biệt, sự bứt phá của bất động sản công nghiệp, hứa hẹn sẽ trở thành điểm sáng của ngành bất động sản trong thời gian sắp tới. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, bất động sản công nghiệp vẫn là phân khúc thu hút nguồn vốn nhà đầu tư ngoại bởi Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp đều quan tâm phát triển sản phẩm này.
Cùng đó, các dịch vụ công nghiệp, nhà ở và tiện ích cho công nhân cũng được chú trọng nên tác động tích cực tới sự phát triển của phân khúc bất động sản công nghiệp.
Tuy sở hữu những tiềm năng để phục hồi và bứt phá song các chuyên gia của Savills vẫn nhìn nhận ngành bất động sản đang đứng trước những không ít thách thức cần phải vượt qua.
Theo ông Đỗ Duy Thành, dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, số vốn FDI đăng ký vào thị trường qua từng năm thực chất không được giải ngân như thực tế đã cam kết, do nhiều yếu tố liên quan đến hệ thống pháp lý xung quanh quá trình phát triển dự án. Điều này dẫn đến việc chậm tiến độ triển khai.
Đơn cử như một số loại hình bất động sản mới đã và đang được rất nhiều nhà đầu quan tâm như condotel, officetel nhưng các quy định pháp lý cho những loại hình này lại chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời.
Đại diện Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nhận định, để giải quyết các vướng mắc trên, khi gia nhập thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ muốn hợp tác theo hình thức liên doanh với các chủ đầu tư Việt Nam để được hỗ trợ trong quá trình xử lý các thủ tục pháp lý phục vụ phát triển dự án. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 doanh nghiệp cũng có tiếng nói chung.
Hiện các dự án chất lượng tốt cũng đang trở nên khan hiếm và ít được công khai rộng rãi. Chính vì vậy, để nắm rõ tình hình thị trường cũng như tiếp cận các dự án tiềm năng, các nhà đầu tư có thể tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng trong ngành bất động sản.
Để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, chất lượng của dự án cũng như uy tín chủ đầu tư địa phương phải được đảm bảo. Do vậy, việc đảm bảo quy trình và tiến độ pháp lý trong quá trình phát triển dự án nên là những ưu tiên hàng đầu – ông Thành khuyến nghị.
Về phía cơ quan quản lý, chuyên gia này cho rằng các quy định về pháp lý cho các loại hình bất đông sản mới nên được rà soát, chính sách đầu tư nước ngoài cũng cần được điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp và theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, chất lượng giao thông và cơ sở hạ tầng cũng cần được tập trung hoàn thiện và nâng cao.
Bên cạnh quá trình hoàn thiện và củng cố những điều kiện trong nước, việc chọn lọc các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được triển khai kỹ càng và đảm bảo. Điều này có thể thực hiện được thông qua thẩm định nhà đầu tư nước ngoài về khả năng tài chính, tổng vốn đầu tư, những dự án đã thực hiện, uy tín doanh nghiệp trên thị trường và tiêu chí đầu tư của họ.
10 năm trước nhà trong phố là số một, nhưng tại sao ngày càng nhiều người bỏ trung tâm ra ngoại ô?
Các đại đô thị mới được quy hoạch bằng cách "nén" cư dân trong một không gian đô thị phong phú, nhường diện tích cho các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, bể bơi, thậm chí biển nhân tạo, khu vui chơi, đường giao thông... thu hút người dân đổ về đây sinh sống.
Cuộc "di cư" bỏ "phố" về vùng ngoại ô
Nếu như thời gian trước chung cư nội thành chiếm thế mạnh trong cuộc đua cạnh tranh, thì hiện nay, người dân ngày càng có xu hướng lựa chọn những căn hộ chung cư ở ngoại thành. Lý do dẫn đến xu hướng dịch chuyển ra vùng ven ngoại thành là nhờ giải quyết được bài toán về cơ sở hạ tầng.
Bà Nguyễn Hương - Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land chia sẻ, trong khoảng 10 năm gần đây, các chủ đầu tư bất động sản đã dịch chuyển chiến lược sang đầu tư các dự án có quy mô lớn hơn có thể lên đến hàng trăm ha thậm chí hàng ngàn ha tạo nên các đại đô thị, các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí tầm vóc góp phần thay đổi diện mạo của một vùng đất rộng lớn tại các địa phương.
Chính điều này đã thu hút người dân chuyển ra xa ngoài trung tâm thành phố sinh sống. Theo các chuyên gia bất động sản của VARS, đại đô thị đang tái định hình không gian đô thị tại Việt Nam, nơi các dự án cũ thông thường là các khu đô thị ngổn ngang với điều kiện hạ tầng cơ bản thiếu đồng bộ do bị hạn chế về diện tích, áp lực lợi nhuận của chủ đầu tư, do đó vận hành thiếu hiệu quả.
Cũng không trói buộc vào khái niệm cố hữu về một không gian sống rộng rãi, khoáng đạt, các đại đô thị mới được quy hoạch bằng cách "nén" cư dân trong một không gian đô thị phong phú, nhường diện tích cho các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, bể bơi, thậm chí biển nhân tạo, khu vui chơi, đường giao thông...
VARS đưa ra phân tích, nếu hình dung các luồng giao thông là các bình thông nhau, thì việc hình thành các khu đại đô thị là cách tạo thêm những nhánh rẽ mới, giảm áp lực đến các đường ống chính. Áp lực mà hệ thống giao thông đang phải chịu đến từ việc tổ chức hệ thống giao thông chưa thực sự thông minh, dẫn đến việc quá tải.
Vấn đề của hệ thống đô thị Việt Nam là giải quyết giao thông bằng cách tăng mật độ sống tại các khu chung cư khu đô thị, dành diện tích còn lại để mở rộng đường sá, tăng lưu lượng.
Mở rộng đô thị đồng thời với việc triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc, cầu, cầu vượt, mở rộng các con đường hiện hữu... đang tạo cơ hội cho nhà đầu tư phát triển những dự án đại đô thị.
Nở rộ loạt dự án đại đô thị
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tại TP.HCM, các dự án đại đô thị có diện tích trên 100 héc-ta hầu hết đều ở TP. Thủ Đức, Nhà Bè hoặc các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...
Mặc dù xa trung tâm, nhưng với hạ tầng đồng bộ, các dự án đại đô thị tại TP.HCM thường có mức giá thấp nhất khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2, các dự án cao cấp còn có mức giá lên tới 70 - 80 triệu đồng/m2. Các dự án đại đô thị nổi bật tại TP.HCM và các tỉnh lân cận có thể kể đến: Vạn Phúc City, Khu đô thị An Phú - An Khánh, Laimian City, Đông Tăng Long, Vinhomes Grand Park, Zeitgeist Nhà Bè, Aqua City...
Tình hình tương tự tại Hà Nội, khi các dự án đại đô thị đang được định vị tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh... hoặc tỉnh Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc...
Đơn cử, các dự án đại đô thị nổi bật, cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn căn hộ với mức giá xung quanh 30 - 40 triệu đồng/m2 có thể kể đến như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Ocean Park 2, Vinhomes Riverside Long Biên, Ecopark (Hưng Yên, tiếp giáp Hà Nội)...
VARS cho biết, các dự án đại đô thị với diện tích từ 100 ha trở lên được triển khai tại các quận, huyện xa trung tâm đang là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong bối cảnh quỹ đất tại các khu trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.
Bà Hương cho biết: "Hiện nay, top 10 chủ đầu tư đang sở hữu hàng chục ngàn ha quỹ đất dự phòng cho việc phát triển dự án. Một số chủ đầu tư đang sở hữu các quỹ đất khủng có thể kể đến như NovaLand (10.600ha), Vinhomes (16.800 ha), Hưng Thịnh (4.500 ha), FLC (9.000ha), Phát Đạt (5.804 ha), Đất Xanh (4.000 ha), Ecopark (500ha)...".
Hiện, các dự án đại đô thị với diện tích từ 100 ha trở lên được triển khai tại các quận, huyện xa trung tâm đang là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong bối cảnh quỹ đất tại các khu trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.
Vị này cho rằng, các chủ đầu tư có một số điều kiện nền tảng thúc đẩy xu hướng phát triển các dự án đại đô thị. "Thứ nhất, các chủ đầu tư đã có quá trình tích lũy kinh nghiệm phát triển dự án và nguồn lực tích lũy trong một khoảng thời gian đủ dài.
Thứ hai, quỹ đất nội đô tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm và giá cả đất đai ngày càng gia tăng nên xu thế dịch chuyển ra vùng ven hình thành các khu đô thị vệ tinh là điều tất yếu.
Thứ ba, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng được chính phủ quan tâm và đang phát triển mạnh. Thứ tư, các địa phương điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng và khu vực cùng với chính sách mời gọi nhà đầu tư hấp dẫn
Thứ năm, xu hướng lựa chọn của người dân khi dịch chuyển từ các khu dân cư hiện hữu sang các dự án quy mô được quy hoạch bài bản, đồng bộ về không gian sống, tiện ích, kiến trúc nhà cửa và chất lượng xây dựng. Chất lượng cuộc sống và điều kiện sống của người dân vì vậy có sự cải thiện đáng kể", bà Hương đưa ra phân tích.
Vị này nhận định, các chủ đầu tư trong nước đã dần vươn lên dẫn đầu dần thay thế cho các nhà đầu tư ngoại và dẫn dắt xu thế đầu tư thị trường bất động sản. Đầu tư phát triển các dự án đại đô thị đòi hỏi năng lực, thương hiệu của chủ đầu tư phải đủ tầm mới có thể đảm bảo việc triển khai hiệu quả.
Tuy nhiên, VARS nhận xét, vấn đề thời gian cấp phép cho dự án vẫn kéo dài cũng như thủ tục phức tạp đang là một cản trở cho các chủ đầu tư trong kế hoạch phát triển đại đô thị trên thị trường bất động sản trong ít nhất một năm tới.
Andy Han gia nhập Filmore Development, trở thành tân CEO và thành viên HĐQT Sau sự kiện Openasia trở thành nhà đầu tư chiến lược, Filmore Development tiếp tục công bố sự bổ sung mới về đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Theo đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Filmore bổ sung ông Andy Han Suk Jung với vai trò thành viên đồng thời đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Đây là một bước tiến...