Bất động sản Quảng Bình xuất hiện “sốt ảo”, “thổi giá”
Thị trường bất động sản Quảng Bình xuất hiện hoạt động đầu cơ mua đi bán lại bất động sản gây “sốt ảo”, có hiện tượng “thổi giá” làm cho giá cả của khu đất không đúng với thực tế giá trị.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn số 480 liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, trong thời gian qua, thực hiện kế hoạch phát triển quỹ đất, các địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình này, một số nơi có dấu hiệu chủ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức huy động vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đúng quy định; tổ chức hội nghị, phát tờ rơi thổi phồng để quảng cáo, rao bán khi chưa đầy đủ quy trình, thủ tục và chưa đầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cho dự án.
Bên cạnh đó, tại các khu vực quy hoạch dự kiến thực hiện khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở thương mại, khu du lịch, nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông,… xuất hiện hoạt động đầu cơ mua đi bán lại bất động sản gây “sốt ảo”, có hiện tượng “thổi giá” làm cho giá cả của khu đất không đúng với thực tế giá trị.
Một số trường hợp giá trúng thầu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có trường hợp cao bất thường tạo sự quan tâm của dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh – trật tự và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ngành, địa phương chỉ đạo công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý trường hợp rao bán khi chưa đủ quy trình, thủ tục và chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cho dự án theo chủ trương được phê duyệt.Đồng thời phát hiện hành vi vi phạm quy định trong đấu giá, ngăn chặn lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Video đang HOT
Các đơn vị này có trách nhiệm tăng cường tuyên truyền để người dân, người tham gia đấu giá hiểu, không để bị lợi dụng hoặc chạy theo phong trào làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và giá đất trên địa bàn.
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng theo chức năng nhiệm vụ tăng cường nắm bắt thông tin để xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh có biện pháp ổn định thị trường và chấn chỉnh kịp thời công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Đất Lâm Đồng lại dậy sóng: Hơn 12.000 lô đất nền được bán, trao tay gần 12.000 tỷ đồng trong 3 tháng
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021.
Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở cùng một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh Quý I năm 2022. Theo đó, trong quý I/2022, toàn tỉnh có 12.467 lô đất nền giao dịch thành công, với tổng số tiền bán ra là 11.911 tỷ đồng.
Trong đó, huyện Lâm Hà dẫn đầu với 3.077 lô đất nền giao dịch thành công qua công chứng. Tiếp đến là huyện Di Linh với 1.826 lô đất nền; huyện Đức Trọng với 1.648 lô đất nền; thành phố Đà Lạt với 1.162 lô đất nền; huyện Bảo Lâm với 1.105 lô đất nền.
Về lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý 1/2022 cũng ghi nhận biến động tăng so với quý 4/2021. Theo đó, quý 1/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 899 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công với tổng số tiền bán ra là 1.934 tỷ đồng. Trong đó, tập trung nhiều nhất là tại huyện Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và huyện Đức Trọng.
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Quay lại thời điểm quý I và quý II/2021, địa phương này ghi nhận lượng lớn giao dịch bất động sản (đặc biệt là đất nền) với 24.531 giao dịch (thông qua công chứng). Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận lượng giao dịch bất động sản giảm 38% so với Quý 1 2, với 15.101 giao dịch (thông qua công chứng).
"Sóng" đầu tư trở lại
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Lâm Đồng sôi động trở lại đến từ các thông tin dự án cũng như thông tin tích cực từ chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phấn đấu khởi công 2 tuyến cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương trong năm 2022.
2 tuyến cao tốc đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, kết nối hệ thống giao thông giữa miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Riêng đoạn Tân Phú - Bảo Lộc sẽ giảm áp lực cho quốc lộ 20, đèo Bảo Lộc thường xuyên sạt lở, kẹt xe và tai nạn giao thông.
Thời gian vừa qua, hàng loạt ông lớn trong lĩnh vực bất động sản đã đổ về Lâm Đồng xin khảo sát, tài trợ lập quy hoạch hàng loạt dự án quy mô lớn.
Trong thông báo của Novaland, Lâm Đồng là một trong những địa phương mà doanh nghiệp này tập trung mở rộng quỹ đất. Dự án NovaWorld Da Lat sắp được ra mắt với tổng quy mô 1.000 ha. Mới đây, ông lớn bất động sản này đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét chấp thuận cho Tập đoàn được khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch và báo cáo đề xuất đầu tư dự án hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm. Theo đó, dự án có tên hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm, với quy mô nghiên cứu 30.000 ha.
Khu vực hồ Đắk Long Thượng
Lâm Đồng cũng vừa cho phép 3 Liên danh nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu tài trợ lập quy hoạch, lập dự án đầu tư đối với 3 Quần thể vui chơi giải trí làng Thụy Sĩ, làng Châu âu và làng Hà Lan, với tổng quy mô 23.065 ha.
Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Lã Vọng Group và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan tại huyện Lạc Dương, với quy mô 1.865 ha.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Quốc tế DHR và Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Thương mại Đại An xin khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan quy mô diện tích dự kiến khoảng 3.200 ha, tại khu vực xã Phú Hội, huyện Đức Trọng.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư ISRAEL được phép khảo sát, nghiên cứu tài trợ kinh phí lập quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu với quy mô 18.000 ha tại khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà,
Ngoài ra, hàng loạt thương hiệu khác như Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú - Invest,... cũng đều dành quỹ đất tại đây để triển khai dự án du lịch, nghỉ dưỡng quy mô.
Sôi động đường đua M&A bất động sản Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) được đánh giá sẽ bứt phá trong năm 2022 do nhiều điều luật được sửa đổi, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho triển khai dự án, khiến nguồn cung dồi dào hơn trên thị trường và kích thích các hoạt động chuyển nhượng, hợp tác. Đường đua M&A bất động sản được dự báo sẽ...