Bất động sản đang bị đẩy giá
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam, trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thị trường chứng kiến số lượng giao dịch BĐS giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc, nhưng tổng tiền đổ vào thị trường lại tăng.
Thực tế này cho thấy hiện tượng BĐS đang bị đẩy giá.
Lý giải
Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho hay, ngay từ đầu quý II/2021, Việt Nam đã đối diện đợt dịch COVID lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp, nhất là tốc độ lây lan nhanh trên diện rộng, kéo dài nhiều tháng, tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng lớn cho cả nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng.
Theo báo cáo của Hội môi giới BĐS của các địa phương, từ đầu năm đến nay, mức độ hấp thụ trên thị trường thấp, mặc dù lượng cung mới các dự án BĐS hạn chế, nhưng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường vẫn duy trì cao so với các năm 2019-2020 (các sản phẩm chào bán đa phần là hàng tồn từ trước).
Nhiều dự án BĐS chậm triển khai do vướng mắc chính sách.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên thực tế thị trường lại cho thấy những dấu hiệu không phù hợp quy luật và nguyên lý, đó là: Lượng cầu thực giảm (thể hiện ở số lượng giao dịch giảm), nhưng tổng tiền đầu tư vào thị trường BĐS lại đang tăng mạnh. Nguyên nhân của thực tế này là do nhiều nhà đầu tư đã rút lượng tiền lớn từ các lĩnh vực khác (chứng khoán, ngoại hối, vàng…) để đầu tư mạnh vào thị trường BĐS, tìm cơ hội giao dịch. Nguồn tiền thị trường lớn, trong khi nguồn hàng khan hiếm, chính là nguyên nhân khiến giá BĐS đẩy lên, tạo ra các cơn sốt ngay từ đầu năm.
Ngoài ra, mức giá BĐS ở hầu hết các phân khúc bị đẩy lên cao một phần cũng là do khung giá đất ở các nhiều địa phương đồng loạt được bị điều chỉnh tăng lên 15%, cộng với giá vật liệu xây dựng đã tăng 30 – 40% so với cuối năm 2020 (đây nhóm chi phí chiếm tỷ trọng tới trên 50% giá thành đầu vào các dự án BĐS).
“Các yếu tố trên khiến thị trường BĐS tăng giá và trở thành cơ hội cho không ít người đầu cơ thị trường không tuân thủ quy định pháp luật, lợi dụng chủ trương, chính sách, kẽ hở, chia lô các loại đất ở, đất rừng, thậm chí cả đất ruộng để bán với giá “ảo”, làm xáo trộn thị trường ở nhiều địa phương trên cả nước”, ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp quản lý trang Batdongsan.com.vn, số lượt quan tâm của nhà đầu tư đến các phân khúc BĐS sụt giảm từ tháng 5/2021 cho thấy xu hướng diễn ra tất yếu sau giai đoạn “sốt nóng” của thị trường đầu năm. Điều này được lý giải bởi trong “cơn sốt” quý I/2021, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, giá đất nền đã bị đẩy tăng lên ngưỡng cao. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu hạ nhiệt, giá chững và nhu cầu giảm. Sang tháng 5, thị trường gặp khó do dịch bệnh bùng phát, khiến dòng tiền và sự quan tâm của thị trường có sự dịch chuyển. Nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm BĐS có mức giá tăng chưa cao, mặt bằng giá hấp dẫn hơn.
Kiểm soát như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Đính phân tích, Từ năm 2019, nguồn cung ra thị trường đã bắt đầu dần khan hiếm. Đến nay, tình trạng này cũng không mấy được cải thiện. Theo nguyên lý thị trường, khi cầu tăng, hàng hóa thiếu hụt, cung sẽ gặp cầu ở mức giá cao hơn, điều này lý giải hiện tượng tăng giá mạnh thời điểm đầu năm nay, nhiều dự án đã đưa ra mức giá còn cao hơn giá thị trường.
Giá BĐS sẽ không giảm trong những tháng cuối năm.
“Các dòng tiền hiện nay đang chảy vào thị trường BĐS gồm thu lợi từ thị trường chứng khoán, kiều hối, tiền gửi ngân hàng lãi suất thấp… làm lực cầu BĐS tăng. Để thị trường BĐS Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, minh bạch về giá, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật để cải thiện nguồn cung cho thị trường BĐS, kiểm soát lạm phát, tăng giá mạnh các yếu tố đầu vào của BĐS; đồng thời, kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực khác BĐS… Qua đó, điều chỉnh các dòng vốn về đúng mục tiêu để hiệu quả hóa nguồn lực quốc gia”, ông Nguyễn Văn Đính nhận định.
Đưa ra nhận định về giá BĐS trên thị trường trong quý III và 6 tháng cuối năm 2021, lãnh đạo Batdongsan.com.vn cho rằng, đại dịch COVID-19 là rủi ro, nhưng cũng là cơ hội cho thị trường. Dòng tiền đầu tư mạnh vào thị trường BĐS khẳng định Việt Nam luôn là thị trường tiềm năng và BĐS vẫn là kênh “trú ẩn” tài sản an toàn, sinh lời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hay đại dịch.
“Khó xảy ra tình trạng mất thanh khoản thị trường và giảm giá. Quý III và 6 tháng cuối năm vẫn là giai đoạn có nhiều khó khăn, nhưng giá BĐS khó giảm sâu, chỉ dưới mức 5%. Do đó, nhà đầu tư cần xác định đầu tư dài hạn để có biên độ tăng giá tốt, còn trong ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Các doanh nghiệp BĐS cũng mong chờ các cơ chế chính sách tháo gỡ những bất cập hiện nay, hạn chế tình trạng có văn bản 6 tháng mới có hiệu lực, nhưng cũng có văn bản có hiệu lực ngay khiến cho doanh nghiệp không xoay xở kịp”, ông Nguyễn Quốc Anh cho hay.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội thăm gia đình chính sách tại Hậu Giang
Nhân chuyến gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại Hậu Giang, chiều 9/5, ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đến thăm gia đình cố Đại tá Lê Hiền Tài - Thầy thuốc ưu tú, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội thăm hỏi gia đình cố Đại tá, Thầy thuốc ưu tú, Anh hùng LLVT nhân dân.
Thăm gia đình cố Đại tá Lê Hiền Tài ở Phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ sự tri ân đối với gia đình có công với cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn luôn quan tâm, chăm lo đến các anh hùng, người có công, gia đình có công với cách mạng. Đó là truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Trần Thanh Mẫn, phó Chủ tịch Thường trực QH thắp nhang cho AHLLVT nhân dân, Đại tá Lê Hiền Tài.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm hỏi, tặng quà cho vợ của cố Đại tá Lê Hiền Tài...
Đại tá Lê Hiền Tài tên thật là Lê Ngọc Ảnh, bí danh Ngọc Anh, sinh ra và lớn lên tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tham gia cách mạng khi mới 15 tuổi, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng Tiểu ban Quân y, Ban Hậu cần, Ban Quân sự tỉnh Cần Thơ; Chủ nhiệm Ban Quân y, Phòng Hậu cần, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh Việt Nam, đại biểu HĐND tỉnh khóa VII, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh...
Đại tá Lê Hiền Tài qua đời năm 2020, thọ 83 tuổi.
Vì sao chỉ số PCI của Điện Biên giảm 2 bậc? Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2020 của tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc so với 2019); xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trao đổi với phóng viên VOV, ông Phạm...